Hôm nay,  

Nước Mắt Nguyễn Trãi

10/04/202013:29:00(Xem: 3176)




1. Ải Nam Quan

Ngày nay ở nước ta có hai di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất đã mất trắng. Đó là Hòn Vọng Phu (thật), tức núi Tô Thị ở Đồng Đăng quê tôi và Ải Nam Quan, nay đổi tên thành Hữu Nghị Quan, một danh xưng sặc mùi Cộng sản.

Ải Nam Quan là ải hướng về Nam, nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn, cách Đồng Đăng quê tôi chỉ 5km. Theo sử sách ải Nam Quan do Trung Hoa dựng nên, ban đầu bằng một cánh cửa gỗ dùng làm mốc cắm để ngăn chia ranh giới hai nước Việt-Hoa. Bên phía Bắc cửa ải là huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, còn phía Nam cửa ải là xã Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. 

Xưa nay đa số người Việt vẫn xem Ải Nam Quan là hình tượng đẹp nhất, một cái tên quen thuộc và thiêng liêng nhất không bao giờ phai mờ trong lịch sử nước Việt. Chính cửa ải này là nơi ngày xưa từng diễn ra biết bao biến cố đau thương lẫn oai hùng, hiển hách của dân tộc ta.

Thế mà đau lòng thay! Ngày nay Ải Nam Quan đã không còn nằm ngay trên biên giới Việt-Hoa, mà nó đã lùi sâu vào phần đất của Trung Hoa.

Nhớ lại năm 1407, quân Minh xâm lược Đại Việt ta, cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải sang Kim Lăng, nước Tàu. Nguyễn Trãi khóc tiễn cha đến tận ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh khuyên ông trở về mưu đồ phục thù và rửa hận cho cha bằng con đường cứu nước.

Nói tới Nguyễn Trãi mà tiếc cho nước mắt của ông. Ngày xưa, khi tiễn cha bị đày qua Tàu nước mắt Nguyễn Trãi đã thấm ướt cửa ải nước Việt. Ngày nay Ải Nam Quan đã thuộc phần đất của Tàu, thế thì nước mắt ngày xưa của Nguyễn Trãi nay đã trở thành giọt lệ khô trên đất Tàu vậy. 


2. Đồng Đăng

Ải Nam Quan nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn có con sông Kỳ Cùng chảy về Đồng Đăng, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đồng Đăng, một thị trấn tuy nhỏ nhưng có nhiều chuyện khá thú vị và kỳ lạ. 

Cũng như những địa danh nổi tiếng khác trải dài suốt ba miền đất nước, Đồng Đăng quê tôi cũng đã đi vào ca dao từ bao đời:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh


3. Chợ Kỳ Lừa

Phố Kỳ Lừa có từ tiền bán thế kỷ XV nên chợ Kỳ Lừa là phiên chợ được hình thành từ lâu đời. Vì lâu đời nên chợ Kỳ Lừa trở thành một truyền thuyết, lịch sử. Đẻ của tôi nói Kỳ Lừa có nhiều truyền thuyết, nhưng tôi vẫn thích hai câu chuyện Đẻ kể dưới đây:

Tương truyền, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa, ở khu vực này có một con lừa rất kỳ lạ. Hàng ngày, khi được chủ thả đi ăn cỏ, con lừa tự bơi qua sông Kỳ Cùng tìm sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ non. Đến tối, con lừa lại tự bơi qua sông và tìm về chuồng (có người cho rằng con lừa kỳ lạ này là của Mạc Đĩnh Chi). Người dân các nơi rủ nhau đến xem con lừa kỳ lạ rất đông, từ đó cái tên Kỳ Lừa ra đời.

Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ địa danh Khau Lừ, Khau là Đồi, Lừ là Lừa, Khau Lừ có nghĩa là Đồi Lừa. Bởi ở khu vực này xưa kia có những đồi cỏ lúp xúp làm bãi chăn thả lừa, ngựa nên gọi là Khau Lừ, về sau mọi người đọc chệch đi thành Kỳ Lừa. Từ đó, chợ Kỳ Lừa là nơi sinh hoạt của các dân tộc ở Lạng Sơn.

Có điều, cho dù có ý nghĩa gì và xuất phát từ đâu thì riêng cá nhân tôi, chợ Kỳ Lừa là nơi tôi đẻ rớt nên khi lớn lên gần như mọi ngõ ngách, mọi đường ngang nẻo dọc tôi đều rành rẽ. Nhưng mà cũng chính ngôi chợ này đã in đậm một nỗi buồn rướm máu trong tâm hồn Đẻ tôi. 

Số là trước ngày Bố tôi đi B, vào Nam chiến đấu, nhằm ngày giỗ ngoại, Đẻ muốn đãi Bố một bữa giỗ cầy. Dù lúc đó gia cảnh chả khấm khá gì, Đẻ lại đang mang thai tôi sắp tới ngày sinh nở, nhưng Đẻ vẫn xách giỏ ra chợ Kỳ Lừa mua miếng cầy tơ cho Bố. Không may, hôm ấy trời mưa lâm râm, đường trơn, dù cẩn thận Đẻ vẫn ngã, bất thần đẻ rớt tôi ra giữa chợ. Vì Mẹ con tôi bị tai nạn nằm nhà thương nên Bố hụt một bữa giỗ cầy. Về sau, có lần vào ngày giỗ Bố, Đẻ nói: "Tới chết Bố mầy cũng không kịp xơi một bữa giỗ cầy". Bố tôi mất năm 1962 vì bệnh sốt rét ác tính trên đường xẻ dọc Trường Sơn vào Nam. 

4. Núi Tô Thị

Ngoài phố Kỳ Lừa, Đồng Đăng còn có núi Tô Thị, tức Hòn Vọng Phu, một truyền thuyết về đá trông chồng nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn vốn nổi tiếng trong thi ca, hội họa, âm nhạc Việt Nam. Nhiều ngưởi hỏi nước Việt ta có bao nhiều Hòn Vọng Phu. Người nói 5, người nói 7. Riêng tôi khi lớn lên đi làm thợ hồ ngược xuôi khắp chốn, tôi đã từng đi qua,  chứng kiến tận mắt bốn Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc vào miền Trung. Ngoài Hòn Vọng Phu ở Đồng Đăng quê tôi, tỉnh Bình Định, Tuy Hòa và đèo Dục Mỹ cũng có núi Tô Thị. (Miền Nam không có Hòn Vọng Phu, chỉ có Hòn Phụ Tử ở vùng biển Kiên Giang, nay chỉ còn "hòn tử" đứng trơ vơ). 

Tuy nhiên, về sau tôi không còn quan tâm nước Việt ta có bao nhiêu Hòn Vọng Phu mà đắng lòng vì di tích núi Tô Thị ở quê tôi bị hủy hoại. 

Năm 1991, tượng nàng Tô Thị bị sụp đổ vì lòng tham và vì vô văn hóa của hai người phá tượng để lấy đá nung vôi làm vật liệu xây cất. Việc làm tổn hại một "quốc thể" như thế họ cũng dám làm thì thật là tắc trách.

Để gìn giữ một di tích đã in sâu trong lòng người dân Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại nguyên bản núi Tô Thị. Chính tôi cùng toán thợ hồ ở Lạng Sơn đã ra công sức dựng lại di tích lịch sử này. Nhưng mà dù thế nào đi chăng nữa thì cái hồn của Hòn Vọng Phu đã hoàn toàn mất đi giá trị thiên nhiên của nó.

5. Chùa Tam Thanh

Tuy tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở Đồng Đăng nơi có chùa Tam Thanh, nhưng vì bị thọt chân từ lúc chào đời nên Đẻ cấm không cho tôi lai vãng đến, cho đến khi Đẻ tôi qua đời. Cuộc đời của Đẻ là một chuỗi đau thương trong đó có hai lần bị vấp ngã. Lần đầu, bụng mang dạ chửa Đẻ trợt ngã trong chợ Kỳ Lừa may còn sống sót, lần thứ hai thì mất mạng. Điều kỳ lạ là Đẻ của tôi bị ngã đầu đập mạnh xuống bậc cấp dẫn lên chùa Tam Thanh đúng vào ngày lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm. Tôi lên chùa nhặt xác Đẻ bằng đôi chân khập khễnh và tiếng tôi ai oán tru dài. Đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng tôi có mặt ở chùa Tam Thanh. 

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá nên còn gọi là Động Tam Thanh. Chùa được xây dựng từ đời nhà Lê, trong chánh điện thờ tự nhiều loại hình tôn giáo như Phật A Di Đà, Thánh Mẫu, Sơn Trang… Chùa nằm lưng chừng núi trong một dẫy núi cao, có nhiều cây cối um tùm. Ngoài danh lam thắng cảnh, chùa Tam Thanh còn được biết đến qua các văn bia có giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo, về sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân, thi sĩ lưu lại qua các thời kỳ lịch sử. 

* * *


Thưa bạn đọc.

Toàn bộ câu chuyên kể trên đều do ông Đèo Văn Rơi, quê ở Đồng Đăng, kể cho tôi nghe. Theo ý ông, tôi chỉ sắp xếp lại sử liệu, sửa đổi chút tình tiết, văn phong và câu cú để viết thành truyện Nước Mắt Nguyễn Trãi mà thôi.

Cũng cần nói thêm, ông Đèo Văn Rơi được con cháu bảo lãnh qua Canada từ năm 1990, hiện sống cùng thành phố Toronto với tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày rộn ràng của Tết Tân Sửu đã qua. Nhưng dư hương của ngày Tết vẫn còn đâu đây, bởi vì theo truyền thống người Việt Nam ngày Rằm Tháng Giêng là Lễ Thượng Ngươn đi liền theo sau ngày Tết Nguyên Đán để cầu an cho mọi người và mọi nhà. Nói đến tục lệ ngày Tết của người dân Việt có liên quan đến ước nguyện cho một năm mới nhiều an lành và phúc lợi thì không thể không nói đến tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ, xem số tử vi, v.v...Ngày đầu năm ở các chùa, các đình thờ hay tại những nơi có đông người tụ tập như các lễ hội Tết, chúng ta thường gặp hình ảnh những ông/bà thầy bói đội khăn đóng, đeo kính râm ngồi đâu đó để gieo quẻ coi bói cho thân chủ đầu năm, hoặc hình ảnh của những người thành tâm hai tay bưng ống đựng thẻ xăm lắt đều cho đến khi một thẻ xăm văng ra. Có người còn xem chữ ký, lật lá bài, hay xem tướng mặt và bàn tay để tiên đoán vận mệnh cát hung cho thân chủ hay cho người quen vào dịp đầu năm.Cũng trong dịp đầu năm, với tính cách quy củ và hàn lâm hơn, đâu đó không thiếu
Số là tôi có cái may từ nhỏ đã được nghe rất nhiều câu ca dao trong lời hát ru từ những người xung quanh từ dưới quê cho tới thị thành. Nghe riết rồi thuộc, rồi thấm hồi nào không hay, rồi lâu lâu lôi ra nghiền ngẫm: ‘sao ông bà mình hồi xưa hay vậy ta? Nói câu nào trúng câu đó!’
Có lẽ vì vậy mà một năm con chuột vừa qua có quá nhiều biến động và khủng hoảng, từ đại dịch vi khuẩn corona làm chết hơn 2 triệu người trên toàn thế giới đến vụ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tạo ra một thời kỳ ảo vọng và phân hóa trầm trọng trong lịch sử của Xứ Cờ Hoa. Đại dịch đã thay đổi tận gốc các phong tục tập quán và lối sống của con người. Ngày nay đi đâu cũng thấy mọi người đeo khẩu trang, đứng cách nhau hơn một mét rưỡi, ngần ngại khi đi gần người khác, tránh xa khi thấy người nào đó ho, nhảy mũi. Sinh hoạt kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi. Các cơ sở thương mại đóng cửa quá lâu đã phải dẹp tiệm luôn. Đa phần con người chuộng mua hàng qua mạng, ít có người muốn đi mua sắm ở các thương xá như lúc trước, bằng chứng là ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) trong cuối tháng 11 năm 2020 số người đi mua sắm đã sút giảm đáng kể trong khi số người mua qua mạng đã tăng vọt. Sự sa sút của kinh tế đã làm cho ngày càng có nhiều người nghèo hơn, đói khổ hơn và do dó nhu cầu trợ giúp thực phẩm
Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng. Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles)vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam toạ lạc ở đường Berendo của thành phố này. Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tương lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việ
Tôi không cần phải tìm kiếm một câu chuyện tình yêu hay nhất cho ngày Valentine ở nơi xa xôi nào cả. Câu chuyện ấy ở thật gần bên tôi và tôi đã được nhìn thấy mỗi ngày: ngay cả cái chết đã không bao giờ có thể chia cách mối thâm tình giữa Ông Nội và Bà Nội tôi. Kể từ sau khi ông mất, Bà vẫn thương nhớ Ông và đến bên bàn thờ tâm sự với Ông mỗi ngày.
Khi còn trẻ, ông đi về hướng tây để tới tiểu bang tự do Illinois. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1838, bài diễn văn Lyceum của Abraham Lincoln đã đọc cho các học sinh trung học đệ nhất cấp của Springfield tại Illinois, và trong bài diễn văn ông đã nói đến chế độ nô lệ. Trước đó 7 tuần lễ, một đám đông người tại Illinois đã giết chết Ikijah Lovejoy, một mục sư giáo phái Presbyterian và là chủ bút của một tờ báo có quan điểm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ. “Tâm trạng của người dân Illinois khi đám đông giận dữ giết chết Lovejoy là ủng hộ chế độ nô lệ, nhưng không phải chỉ có tại Illinois. Các nhà lập pháp tiểu bang của Connecticut và New York vào thập niên 1830s đã thông qua nhiều nghị quyết bắt đầu rằng chế độ nô lệ được chấp nhận trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và rằng không có tiểu bang nào có quyền để can thiệp.” Chính Lincoln đã là một trong 6 Dân Biểu của Hạ Viện tại Illinois đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết nói rằng “quyền sở hữu nô lệ là thiêng thiêng … (rằng) chúng tôi không đồng ý về việc
Dù "nàng Giáng Tiên không bao giờ qua", nàng Giáng Tiên không trở lại chùa Phật Tích ở Kinh Bắc để vướng gẫy một cành "Mẫu đơn hoa vương" một lần nữa...Dù cho chúng ta có ăn Tết hay không ăn Tết nữa, văn hóa Tết đã là một phần văn hóa của dân tộc, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và âm nhạc. Ăn Tết, hoài niệm Tết vẫn là mạch sống rưng rưng khơi động tâm hồn chúng ta mỗi độ Xuân về.../.
Nhà thơ Chase Twichell, sinh ngày 20/8/1950 tại New Haven, Connecticut, hoàn tất Thạc sĩ tại Iowa Writers' Workshop. Cũng là một giáo sư, bà từng dạy tại các đại học Princeton University, Warren Wilson College, Goddard College, University of Alabama, và Hampshire College. Bà xuất bản nhiều thi tập, trong đó tập thơ Horses Where the Answers Should Have Been (nxb Copper Canyon Press, 2010) giúp bà thắng giải thưởng thi ca Kingsley Tufts Poetry Award với 100,000 đôla từ đại học Claremont Graduate University. Bà cũng được nhiều giải thưởng văn học khác từ các cơ qaun và tổ chức như New Jersey State Council on the Arts, the American Academy of Arts and Letters và The Artists Foundation. Nhiều bài thơ của Twichell mang chất Thiền do ảnh hưởng từ nhiều năm học Thiền từ nhà sư John Daido Loori tại thiền viện Zen Mountain Monastery. Nhà thơ Twichell đã trả lời tạp chí Tricycle trên số báo mùa thu 2003 rằng: “Thiền tọa và thơ, cả hai đều là học về tâm. Tôi nhận ra áp lực nội tâm khởi lên từ cả
CÓ NHỮNG ĐÊM TRĂNG VỠ không phải là tập truyện đầu tay của Vũ Đình Kh. Tuy nhiên, tập truyện này đã chứng nghiệm cái “tình” mà Vũ Đình Kh đã dành cho một vùng đất mang tên Diên Khánh. Mà Diên Khánh là một vựa trái cây của Khánh Hòa. Phải chăng, vì yêu từng hòn sỏi quê hương, yêu từng ngọn cỏ, luống rau nơi mình khôn lớn, yêu từng con dế của những buổi thiếu thời, v.v., mà ông đã viết tắt hai chữ Khánh Hòa, làm bút hiệu cho mình?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.