Hôm nay,  

Nguyễn Du - Homère Và Bệnh Dịch

25/03/202011:09:00(Xem: 3558)


Nguyễn Du mất năm 1820, lúc 54 tuổi, giữa cơn dịch khủng kiếp từ Á sang Âu. Dịch tả  phát xuất từ Ấ́n Độ sang nước ta cuối triều vua Gia Long, đầu triều vua Minh Mạng, có khoảng trên hai trăm ngàn người chết từ Bắc chí Nam, cơn dịch theo một người lính đi tàu từ Ấn Độ về cảng về đến Toulon nước Pháp gây truyền nhiễm làm tiêu hao phân nửa dân số Âu Châu thời bấy giờ.


Quan Cần Chánh học sĩ Nguyễn Du vừa được cử làm Chánh sứ đi sứ lần thứ hai, chưa kịp đi thì mất. Ngô Thời Vị được cử đi thay. Nguyễn Du đang ở Phú Xuân, bên cạnh ông chỉ có người cháu Nguyễn Thắng con Nguyễn Ức. Nguyễn Du không kịp để lại một di chúc gì, ông chỉ bảo người nhà sờ tay chân xem lạnh chưa, người nhà bảo : lạnh và nhà thơ nhắm mắt ra đi.


Phải đến năm 1892 bác sí̃  Robert Koch (1843-1910) người Đức sang Ấ́n Độ điều tra, mới tìm ra vi trùng bệnh dịch tả, nguyên do ô nhiểm nguồn nước, người Ấn Độ tiêu tiểu, vất tro, vất xác người đốt chưa hết và thú vật chết, thải rác   và tắm rửa uống nước cùng một dòng sông. Tôi có đi Ấn Độ năm 2007 đi thuyền trên sông Hằng, xem cảnh đốt xác bên bờ sông, nhìn dòng sông, tôi than sông Hằng sao dơ bẩn quá, người hướng dẫn du lịch chạm tự ái, ông vốc ngay một vốc nước rửa mặt, ông nói sông Hằng thiêng liêng luôn luôn trong sạch.

 

Tại Việt Nam, ngay tại Sài Gòn ngày trước cùng có những dòng sông như Rạch Cầu Bông nước sông đen ngòm, nhà chồ trên bờ sông, tiêu tiểu vứt rác xuống sông, trẻ em bơi tắm trong sông. Sống trong cảnh ấy có lẽ người Ấn Độ, người Ấn Độ  có nhiều kháng thể hơn các dân tộc khác ?


Tôi có đi Trung Quốc năm 2009 , có đi thăm các chợ vùng Quảng Tây, người Trung Quốc con gì cũng ăn, làm thuốc, từ sừng tê giác giá đắt hơn vàng trị cả bệnh ung thư,  đến các con tê tê cho bữa ăn sang trọng, dơi phơi khô chất từng giỏ cần xé, chó mèo quay treo lủng lẳng.. nào ai nói đến những con vi khuẩn từ động vật hoang dã. Nào ai biết chuyện một ngày nào đó có thể xãy ra.


Louis Pasteur (1822-1895) tìm ra vi khuẩn và sự lên men năm 1861 chấm dứt lý thuyết  các thế hệ ngẫu sinh từ Aristote tồn tại từ hơn hai ngàn năm năm qua. Viện Pasteur một cơ sở tư nhân do ông thành lập vẫn tiếp tục công việc mang đến cho nước Pháp 10 giải Nobel khám phá về Y học.


Hai nhà bác học Louis Pasteur ( 1822-1895)  Pháp) và Robert Koch (Đức) hai nhà sáng lập ngành vi trùng học, cùng các môn đồ nối nghiệp , đã đóng góp phần quan trọng cho nhân loại đẩy lùi các trận dịch ;  dịch bệnh than, dịch chó dại, dịch tả, bệnh lao, bệnh cùi, bệnh phù thủng, bệnh sưng phổi, bệnh nhiệt đới... Koch phát minh ra kính hiển vi và máy chụp hình các vi trùng, nhưng vẫn còn bó tay trước các siêu vi khuẩn cực nhỏ không nhìn thấy, món thuốc tuberculine của Koch thất bại không trị được bệnh lao. 

Pasteur chưa nhìn thấy được con siêu vi khuẩn nhưng thành công trong việc chế ra thuốc tiêm chủng bằng cách lấy vi khuẩn trong bệnh nhân nuôi trong ống nghiệm, làm cho vi khuẩn yếu đi mười lần và tiêm vào bệnh nhân, tạo cho bệnh nhân kháng thể chống vi trùng.  Louis Pateur đã thành công năm mươi con cừu có vắc cin không chết trong khi năm mươi con khác chết vì dịch bệnh than, chú bé Joseph Meister 9 tuổi bị chó dại cắn khỏi bệnh, vi trùng bệnh chó dại chỉ phát triển sau 12 ngày, ông dùng vắc cin tiêm vào da bụng bệnh nhân  13 lần trong 13 ngày, đã trị được lành bệnh.


Thời Nguyễn Du để đối phó với dịch bệnh,  ở nước ta, trước các thảm họa thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, hoàng trùng..  nhà vua ăn chay nằm đất thành khẩn cầu xin Trời Phật, các làng xóm cầu đảo tại đình chùa, tôn miếu với các đám rước chiêng trống xua đuổi Thần Dịch, nhà nhà đóng cửa im ỉm cho đến khi qua cơn dịch.


Thánh Kinh Cựu Ước còn ghi chép một trận dịch ghê gớm làm chết trẻ em, tại Ai Cập , tiếp theo nạn châu chấu, nũi lửa Santorin nổ,  thiên tai, mất mùa.. đã khiến Moise dẫn dân Do Thái về vùng đất hứa...


Sử Thi Iliade của thi hào Homère, chương mở đầu đã tả một trận dịch ghê gớm làm tiêu hao   đoàn quân ( trên 1100 chiến thuyền và 100000 quân) vây thành Troie. Hy Lạp thời Cổ Đại cho rằng  nguyên do của Dịch là do Thần Apollon nổi giận bắn tên, Quân Hy Lạp trong lúc vây thành đã đem quân đi đánh các vùng lân cận để cướp lương thực và bắt các cô gái đẹp, Họ đã bắt cô Chryséis tiến cung lên vua Agamemnon, nhưng Chrésiès là con gái của Chrysès người Tế Tự đền thờ Apollon. Chrysès đã mang trượng vàng khăn trắng và phẩm vật hậu hĩ đến chuộc con gái. Các tướng Hy Lạp đều đồng ý trao trả, nhưng vua Agamemnon vì say mê sắc đẹp của nàng nên ngược đãi, đuổi người tế tự đền Apollon đi. Người tế tự ra bờ biển vắng cầu Thần Apollon. Thần chứng giám lời cầu nữa đêm đến giữa binh thuyền Hy Lạp bắn tên vung vãi. Từ chó, ngựa đến người chết dịch suốt chín ngày đêm, cũi giàn thiêu xác ngút cao khói mù.


Hội đồng tướng lĩnh họp bàn nguy cấp cầu Tiên tri Calchas Thestor đến giải điềm vì sao có nạn dịch,  Calchas, tiên đoán nguyên do vua Agamemnon ngược đãi người tế tự Apollon. Agamemnon chịu nhưng bắt Briséis của Achille để thay thế. Thế là một trận cải vả với Achille,  Achille giận không thèm chiến đấu mặc cho quân Hy Lạp nguy khốn bị đánh tận chiến thuyền, Hội đồng tướng lĩnh cầu khẩn Achille cứu nguy nhưng Achille vẫn bất động, Patrocle bạn thân Achille mượn vũ khí Achille ra cứu nguy bị chết, lúc đó Achille mới ra trận giết chết Hector con vua Priam thủ lãnh quân thành Troie..

Trong bài này tôi xin trích lại  chương I Sử thi Iliade của Thi hào Homère nói về trận dịch, tôi chuyển ngữ thơ lục bát.


Hát lên, Thần nữ Thi Ca,

An Sinh dũng tướng bất hoà gát gươm,(Achille)

Mặc bao thảm hại vô cùng,

Xuống hàng quân tướng vây thành, An Kinh.(Achéens)

Hồn tử sĩ về cõi âm,

Xác thân chó xé diều ăn chiến trường.

Ý Thần Vương Dớt định phần,(Zeus)

Gây nên chia rẽ tương tàn vua, tôi

An Trích, vua cõi người,(Atride)

Gây hờn dũng tướng thần trời An Sinh. 10


Thần nào gieo nỗi bất bình,

An Long con Dớt và nàng Lã Tiên.(Apollon, Latone)

Cung vàng tên rãi trận tiền,

Dịch Thần gieo bóng thê lương tội tình.

Vì vua An Trích lỗi lầm,

Mắng Sĩ Tiết tế tự Thần An Long.(Chrysès)

Sĩ Tiết tìm đến van xin,

Anh em An Trích, quần hùng An Kinh:

Tôi người tế tự An Long,

Trượng vàng, khăn trắng, xin dâng vật quà. 20

Thiên Đình chứng giám lòng ta,

Giúp Ngài phá được thành vua Biam này, (Priam)

Chiến công phúc lộc cao dày,

Tạ Ngài nhận lễ, tỏ bày cầu xin.

Tha con tôi chẳng tội tình,

Chiến tranh loạn lạc, lỡ lầm sắc hương,

Bị người bắt giải tiến cung,

Xin Ngài kính Dớt,  An Long tha giùm.


Quần hùng dưới trướng sẵn sàng,

Nhận quà hậu hĩ, tha nàng cho cha. 30

An Gia Vương mặt tối sa,

Mất nàng Sĩ Tuyết  phần quà chiến công.

Chẳng vui đuổi kẻ tế thần : 

Lão già chớ dọa trượng vàng tối cao,

Lễ người ta chẳng nhận đâu,

Con người ta chẳng khi nào thả ra,

Nàng hầu ta mãi đến già,

Về Đại Gô Lịch xa nhà quê hương,(Argolide)

Bên ta cung phụng chiếu giường,

Bên ta dệt vải, sớm hôm cung phòng. 40

Về đi nếu muốn yên thân,

Từ đây chớ đến lăng nhăng quấy rầy.


Cụ già sợ hãi ra đi,

Bên bờ biển vắng, sầu bi ngàn trùng.

Khẩn cầu xin Thần An Long :

Xót thương cho kẻ ngày đêm phụng thờ.

Giữ đền tế tự chăm lo,

Tế bao đùi béo dê bò lễ nghi,

Hãy ban ơn, hiển linh vì,

Oán thù giọt nước mắt đầy đớn đau. 50

Tên vàng trừng trị tiêu hao,

Người An Kinh trả nhục nào hôm nay.

Thần An Long lắng nghe lời.

Thiên Đình nghe tiếng bề tôi đùng đùng,

Vác cung vàng, đội mũ đồng.

Nửa đêm đến giữa binh thuyền An Kinh.

Nhắm đoàn binh bắn vãi tên,

Chó lừa gục ngã, chẳng màng vì đâu.

Đến người dịch rụng rơi mau,

Lửa giàn thiêu xác  ngút cao khói mù. 60

Chín ngày trận dịch thương đau,

An Sinh mời tướng quân mau họp bàn.

Hạ Cơ Bạch Thủ Nữ Thần,(Héra)

Lo âu, mặc khải Hội Đồng Quân Trung.

An Sinh đứng dậy lời rằng :

Tình hình nguy cấp nếu không giải tìm.

Một bên chiến trận triền miên,

Một bên nạn dịch đảo điên hoành hành.

Chỉ còn bỏ trận vây thành,

Rút quân lìa bến, tay không trở về. 70

Mời tiên tri đến lắng nghe,

Bói cho điềm mộng giải bề thần trao.

An Long gieo dịch vì sao ?

Lễ nghi, tế tự thế nào hỏi tra.

Ý Thần từ đó tìm ra, 

Lễ Thần cúng tế cho qua nạn này.

Cát Sĩ Thế Tô tiên tri,(Calchas Thestor)

Hiện tại quá khứ vị lai tinh tường

Thần An Long dạy bói điềm,

Đứng lên ngỏ với quần hùng thiết tha : 80

An Sinh có ý mời ta, 

Giải điềm Thần Dớt, dịch là vì đâu ?

An Long gieo rắc thương đau,

Nhưng điều tôi nói trước sau mất lòng

Tướng quân suy nghĩ cho cùng,

Mệnh tôi bảo đảm mới hòng nói ra.

Tướng quân thề với Dớt là,

Sẵn sàng cứu mệnh can qua vì lời

Một lời đụng chạm đến người,

Quyền hành thù ghét, ắt thời họa mang. 90

Căm thù để giữa tim gan,

Có ngày rồi sẽ quay sang giết người.

An Sinh trước Dớt thề bồi :

Yên tâm Cát Sĩ bói lời tiên tri,

Nói ra sự thật dẫu vì,

Dù lời đụng chạm bất kỳ đến ai.

Ngày ta còn sống trên đời,

Quyết tâm ta bảo vệ người chẳng nan

Dẫu đụng An Gia Đại Vương,

Dẫu chạm bất cứ cấp trên quyền hành. 100


Tiên tri Cát Sĩ yên tâm,

Ngỏ lời nói với Hội Đồng quân nghi :

Các Thần chẳng giận ta vì,

Lễ Thần hiến tế hội kỳ hằng năm,

Hay điều cấm kỵ thiêng liêng,

Chúng ta chẳng phạm những điềm Thần răn.

Họa tai là bởi vị Thần,

Có cây cung bạc An Long giận vì :

An Gia nhục mạ khinh khi,

Môn đồ Sĩ Tiết nơi này cầu xin. 110

Cụ dâng phẩm vật chuộc con,

Nhà vua lăng nhục lại còn đuổi đi.

Cho nên Thần đã ra tay, 

Chỉ còn một cách : thả ngay, tha nàng.

Dâng cụ lễ vật tế Thần,

Cầu xin tạ tội, mới hòng thoát nguy,


An Gia  sa mặt tức thì,

Quắc nhìn sang vị tiên tri dằn lời :

Người tiên tri thiệt ta thôi,

Chẳng bao giờ nói được lời dễ thương. 120

Âm mưu hắc ám trong lòng,

Bói điều thiệt hại rõ ràng cho ta.

Nàng Sĩ Tuyết phần đã chia,

Ta đà từ chối nhận quà đổi trao.

Vì ta quyến luyến biết bao,

Yêu nàng lòng chẳng muốn sao xa lìa.

Xa Ly Tâm Khánh vợ nhà,(Clytemnestre)

Thì nàng chẳng kém mặn mà sắc hương,

Bây giờ trả phải bồi thường,

Lẽ nào chịu thiệt đêm không lạnh lùng. 130

Bồi thường tương xứng giai nhân,

Mình ta chịu thiệt ta không thể nào.

An Sinh khuyên nhủ trước sau:


Đại Vương An Trích chớ nào xót xa,

Kho tảng, mỹ nữ đã chia,

Chẳng còn chi nữa để mà thay chân.

Hứa rằng mai mốt chiến công,

Đền bù xứng đáng được phần nhiều hơn.

An Gia Vương đáp giận hờn:

An Sinh bày kế mưu toan dối lừa. 140

Thả nàng Sĩ Tuyết về nhà,

Cùng đàn súc vật cho cha tế thần,

Song ta chịu thiệt rầng không, !

Thì ta sẽ đoạt lấy phần của ngươi

Phần nàng mỹ nữ đẹp tươi,

Hay cùa Uy Lĩnh, An Bắc mới thời chẳng thua,

Thế là một trận bất hoà…


Con người luôn luôn tìm một nguyên cớ để đổ lỗi, người chết trên một khúc sông thì phải tế Thần Hà Bá bằng cách cưới vợ cho Hà Bá ném các cô gái xuống sông hằng năm, tại Trung Quốc thời Cổ Đại, tại Do Thái  Jésus bị đóng đinh mang tội danh xúi dục các nhóm chống La Mã đương thời. 

  Cái thi vị trong thơ Homère cuộc chiến thành Troie là do sắc đẹp giai nhân,  nàng Hélène vợ vua Ménélas, bị Alexandre dùng chiếc thắt lưng thần Vệ Nữ quyến rũ bắt mang đi. Trận Dịch quân Hy Lạp bao vây thành Troie cũng do nàng Chrésiès con gái vị tế tự đền Apollon bị bắt tiến cung vua Agamemnon. Thời đó chưa có khoa Vệ sinh Dịch tể nên không nhìn thấy xác người trong trận chiến chết ngỗn ngang,, diều ăn, chó gậm, chuột tha, nguồn nước uống ô nhiễm là nguyên nhân dịch bệnh.


Trận dịch trong lịch sử nhân loại còn gây nên sự sụp đổ bao nền văn minh. Cái gì đã xãy ra khiến cho Đế Quốc Chân Lạp một thời hùng mạnh cùa các vua Dharaninaravarman II ,Harsavarmam III với kinh đô Angkor Vat bị sụp đổ chôn vùi nguyên vạn trong rừng thẳm trong 400 năm, cho đến khi người Pháp khám phá ra. Lịch sử Chân Lạp có một vị vua cùi, ảnh hưởng dịch bệnh cùi thế nào trong sự sụp đổ đế quốc hùng mạnh, với kinh thành Angkor gần một triệu dân này ?


Còn bao đền đài  kinh thành tại Mễ Tây Cơ, Pérou, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã .. ?  Chiến tranh, biến đổi khí hậu, khô kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, nhưng trước sự lây nhiễm siêu vi khuẩn Vương miện 19, trước nguy cơ người lây nhiễm cứ bốn ngày tăng lên gấp đôi, mọi người đều sợ hãi vì chưa tìm ra thuốc trị bệnh dịch.. Ngày xưa khi người chết như rạ.. thời chưa có khoa học y khoa tiên tiến, người sống sót chỉ còn có cách bỏ chạy thật xa, không dám quay nhìn kinh thành cũ, qua bao thế hệ hàng trăm năm  cây cỏ mọc bao phủ hoang vu, chỉ còn vang danh rừng cấm, rừng thiêng ?


Paria 2-3-2020

PHẠM TRỌNG CHÁNH.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Nhân ngày Việt Báo tròn 30 tuổi, xin trích lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ông là vị chủ biên sáng lập Việt Báo, và là chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
Vào khoảng 2 tuần lễ trước đây, ngày 30-08 dương lịch, nhằm 14 hay 15 âm lịch; ngày Vu Lan tháng 7 ta, ngày báo ân phụ mẫu, cũng là mùa xá tội vong nhân, đồng thời mùa an cư cát hạ vừa hoàn mãn, chúng tôi được đọc bài chúc thư khánh tuế của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đăng trên Việt Báo...
Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều. Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa. Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.
Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi. Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt. Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại. Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ. Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.
Hadi Matar, người đàn ông bị buộc tội mưu sát tiểu thuyết gia nổi tiếng Salman Rushdie, thừa nhận rằng anh ta chỉ “đọc khoảng hai trang” trong cuốn “Những Vần Thơ Quỷ”, cuốn tiểu thuyết năm 1988 của Rushdie đã khiến những người Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống trên khắp thế giới tức giận. Cựu lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatalloh Ruhollah Khomeini, người đã ban lời kêu gọi tất cả người Hồi giáo hạ sát Rushdie vào năm 1989, đã hoàn toàn không đọc cuốn sách này.
Cho đến năm 1922, Pasternak bị chấn động khi đọc tập thơ Versts của Tsvetaeva (khi đó đã rời khỏi Moscow và sống lưu vong cùng chồng là Sergei Efron), và đã gửi cho Tsvetaeva một bức thư bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình. Từ đó bắt đầu nảy nở mối tình văn chương mãnh liệt qua thư từ giữa hai người. Cả hai đều trạc tuổi nhau (Pasternak khi ấy 32, Tsvetaeva 30) đều sinh trong một gia đình nhà giáo và đều có mẹ là nghệ sĩ piano, đều yêu tiếng Đức và văn học và âm nhạc Đức.
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos...
Sự việc trên khiến tôi nhớ lại cách đây dễ thường gần 30 năm nhà văn Salman Rushdie viết cuốn Những Vần Thơ Quỷ và Ayatollah Khomeini của xứ Iran đã làm náo động cả thế giới – nhất là nước Anh bởi ông nhà văn này mang quốc tịch Anh – khi hạ chiếu chỉ fatwa công khai cho người đi tìm ông xử tử, bởi vì, theo họ, cuốn tiểu thuyết chứa đựng những tư tưởng báng bổ đạo Hồi và Thánh Muhammad.Để chứng tỏ đấy không phải lời đe dọa suông, họ cho người đánh bom khách sạn nơi ông nhà văn cư ngụ, ngay trung tâm đô thành London. Khá may, chỉ có một người thiệt mạng trong vụ đánh bom, còn ông nhà văn thì chẳng hề hấn gì. Tình hình căng thẳng đến nỗi Anh quốc và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao và Salman Rushdie đã phải lẩn tránh vào bóng tối.Không, đừng hiểu lầm người Hồi giáo, đấy chỉ là quan điểm cuồng tín và hành động cực đoan của một thiểu số người đạo Hồi, những người diễn giải cuốn thánh kinh Qur’an dưới lăng kính thiển cận, cực đoan và sai lầm. Đa phần người ta đều nghĩ như thế.
Lời giới thiệu: Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California. Ông cũng đã cộng tác với Làng Văn, Canada (từ 1987 đến 1997), và với Da màu trong những năm gần đây, qua nhiều tác phẩm độc đáo, sâu sắc, và công phu, ở nhiều lãnh vực như truyện ngắn, kịch, biên khảo, nhận định, và dịch thuật. Tuyển tập Trong Vườn Mắt Em là tác phẩm dịch thuật đầu tay của ông, với một số truyện dịch đặc sắc đã xuất hiện lần đầu trên Da Màu. Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện qua email từ tháng 2, sau đó được bổ sung và hoàn tất vào đầu tháng 8 năm 2022.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.