Hôm nay,  

Nguyễn Du - Homère Và Bệnh Dịch

25/03/202011:09:00(Xem: 3561)


Nguyễn Du mất năm 1820, lúc 54 tuổi, giữa cơn dịch khủng kiếp từ Á sang Âu. Dịch tả  phát xuất từ Ấ́n Độ sang nước ta cuối triều vua Gia Long, đầu triều vua Minh Mạng, có khoảng trên hai trăm ngàn người chết từ Bắc chí Nam, cơn dịch theo một người lính đi tàu từ Ấn Độ về cảng về đến Toulon nước Pháp gây truyền nhiễm làm tiêu hao phân nửa dân số Âu Châu thời bấy giờ.


Quan Cần Chánh học sĩ Nguyễn Du vừa được cử làm Chánh sứ đi sứ lần thứ hai, chưa kịp đi thì mất. Ngô Thời Vị được cử đi thay. Nguyễn Du đang ở Phú Xuân, bên cạnh ông chỉ có người cháu Nguyễn Thắng con Nguyễn Ức. Nguyễn Du không kịp để lại một di chúc gì, ông chỉ bảo người nhà sờ tay chân xem lạnh chưa, người nhà bảo : lạnh và nhà thơ nhắm mắt ra đi.


Phải đến năm 1892 bác sí̃  Robert Koch (1843-1910) người Đức sang Ấ́n Độ điều tra, mới tìm ra vi trùng bệnh dịch tả, nguyên do ô nhiểm nguồn nước, người Ấn Độ tiêu tiểu, vất tro, vất xác người đốt chưa hết và thú vật chết, thải rác   và tắm rửa uống nước cùng một dòng sông. Tôi có đi Ấn Độ năm 2007 đi thuyền trên sông Hằng, xem cảnh đốt xác bên bờ sông, nhìn dòng sông, tôi than sông Hằng sao dơ bẩn quá, người hướng dẫn du lịch chạm tự ái, ông vốc ngay một vốc nước rửa mặt, ông nói sông Hằng thiêng liêng luôn luôn trong sạch.

 

Tại Việt Nam, ngay tại Sài Gòn ngày trước cùng có những dòng sông như Rạch Cầu Bông nước sông đen ngòm, nhà chồ trên bờ sông, tiêu tiểu vứt rác xuống sông, trẻ em bơi tắm trong sông. Sống trong cảnh ấy có lẽ người Ấn Độ, người Ấn Độ  có nhiều kháng thể hơn các dân tộc khác ?


Tôi có đi Trung Quốc năm 2009 , có đi thăm các chợ vùng Quảng Tây, người Trung Quốc con gì cũng ăn, làm thuốc, từ sừng tê giác giá đắt hơn vàng trị cả bệnh ung thư,  đến các con tê tê cho bữa ăn sang trọng, dơi phơi khô chất từng giỏ cần xé, chó mèo quay treo lủng lẳng.. nào ai nói đến những con vi khuẩn từ động vật hoang dã. Nào ai biết chuyện một ngày nào đó có thể xãy ra.


Louis Pasteur (1822-1895) tìm ra vi khuẩn và sự lên men năm 1861 chấm dứt lý thuyết  các thế hệ ngẫu sinh từ Aristote tồn tại từ hơn hai ngàn năm năm qua. Viện Pasteur một cơ sở tư nhân do ông thành lập vẫn tiếp tục công việc mang đến cho nước Pháp 10 giải Nobel khám phá về Y học.


Hai nhà bác học Louis Pasteur ( 1822-1895)  Pháp) và Robert Koch (Đức) hai nhà sáng lập ngành vi trùng học, cùng các môn đồ nối nghiệp , đã đóng góp phần quan trọng cho nhân loại đẩy lùi các trận dịch ;  dịch bệnh than, dịch chó dại, dịch tả, bệnh lao, bệnh cùi, bệnh phù thủng, bệnh sưng phổi, bệnh nhiệt đới... Koch phát minh ra kính hiển vi và máy chụp hình các vi trùng, nhưng vẫn còn bó tay trước các siêu vi khuẩn cực nhỏ không nhìn thấy, món thuốc tuberculine của Koch thất bại không trị được bệnh lao. 

Pasteur chưa nhìn thấy được con siêu vi khuẩn nhưng thành công trong việc chế ra thuốc tiêm chủng bằng cách lấy vi khuẩn trong bệnh nhân nuôi trong ống nghiệm, làm cho vi khuẩn yếu đi mười lần và tiêm vào bệnh nhân, tạo cho bệnh nhân kháng thể chống vi trùng.  Louis Pateur đã thành công năm mươi con cừu có vắc cin không chết trong khi năm mươi con khác chết vì dịch bệnh than, chú bé Joseph Meister 9 tuổi bị chó dại cắn khỏi bệnh, vi trùng bệnh chó dại chỉ phát triển sau 12 ngày, ông dùng vắc cin tiêm vào da bụng bệnh nhân  13 lần trong 13 ngày, đã trị được lành bệnh.


Thời Nguyễn Du để đối phó với dịch bệnh,  ở nước ta, trước các thảm họa thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, hoàng trùng..  nhà vua ăn chay nằm đất thành khẩn cầu xin Trời Phật, các làng xóm cầu đảo tại đình chùa, tôn miếu với các đám rước chiêng trống xua đuổi Thần Dịch, nhà nhà đóng cửa im ỉm cho đến khi qua cơn dịch.


Thánh Kinh Cựu Ước còn ghi chép một trận dịch ghê gớm làm chết trẻ em, tại Ai Cập , tiếp theo nạn châu chấu, nũi lửa Santorin nổ,  thiên tai, mất mùa.. đã khiến Moise dẫn dân Do Thái về vùng đất hứa...


Sử Thi Iliade của thi hào Homère, chương mở đầu đã tả một trận dịch ghê gớm làm tiêu hao   đoàn quân ( trên 1100 chiến thuyền và 100000 quân) vây thành Troie. Hy Lạp thời Cổ Đại cho rằng  nguyên do của Dịch là do Thần Apollon nổi giận bắn tên, Quân Hy Lạp trong lúc vây thành đã đem quân đi đánh các vùng lân cận để cướp lương thực và bắt các cô gái đẹp, Họ đã bắt cô Chryséis tiến cung lên vua Agamemnon, nhưng Chrésiès là con gái của Chrysès người Tế Tự đền thờ Apollon. Chrysès đã mang trượng vàng khăn trắng và phẩm vật hậu hĩ đến chuộc con gái. Các tướng Hy Lạp đều đồng ý trao trả, nhưng vua Agamemnon vì say mê sắc đẹp của nàng nên ngược đãi, đuổi người tế tự đền Apollon đi. Người tế tự ra bờ biển vắng cầu Thần Apollon. Thần chứng giám lời cầu nữa đêm đến giữa binh thuyền Hy Lạp bắn tên vung vãi. Từ chó, ngựa đến người chết dịch suốt chín ngày đêm, cũi giàn thiêu xác ngút cao khói mù.


Hội đồng tướng lĩnh họp bàn nguy cấp cầu Tiên tri Calchas Thestor đến giải điềm vì sao có nạn dịch,  Calchas, tiên đoán nguyên do vua Agamemnon ngược đãi người tế tự Apollon. Agamemnon chịu nhưng bắt Briséis của Achille để thay thế. Thế là một trận cải vả với Achille,  Achille giận không thèm chiến đấu mặc cho quân Hy Lạp nguy khốn bị đánh tận chiến thuyền, Hội đồng tướng lĩnh cầu khẩn Achille cứu nguy nhưng Achille vẫn bất động, Patrocle bạn thân Achille mượn vũ khí Achille ra cứu nguy bị chết, lúc đó Achille mới ra trận giết chết Hector con vua Priam thủ lãnh quân thành Troie..

Trong bài này tôi xin trích lại  chương I Sử thi Iliade của Thi hào Homère nói về trận dịch, tôi chuyển ngữ thơ lục bát.


Hát lên, Thần nữ Thi Ca,

An Sinh dũng tướng bất hoà gát gươm,(Achille)

Mặc bao thảm hại vô cùng,

Xuống hàng quân tướng vây thành, An Kinh.(Achéens)

Hồn tử sĩ về cõi âm,

Xác thân chó xé diều ăn chiến trường.

Ý Thần Vương Dớt định phần,(Zeus)

Gây nên chia rẽ tương tàn vua, tôi

An Trích, vua cõi người,(Atride)

Gây hờn dũng tướng thần trời An Sinh. 10


Thần nào gieo nỗi bất bình,

An Long con Dớt và nàng Lã Tiên.(Apollon, Latone)

Cung vàng tên rãi trận tiền,

Dịch Thần gieo bóng thê lương tội tình.

Vì vua An Trích lỗi lầm,

Mắng Sĩ Tiết tế tự Thần An Long.(Chrysès)

Sĩ Tiết tìm đến van xin,

Anh em An Trích, quần hùng An Kinh:

Tôi người tế tự An Long,

Trượng vàng, khăn trắng, xin dâng vật quà. 20

Thiên Đình chứng giám lòng ta,

Giúp Ngài phá được thành vua Biam này, (Priam)

Chiến công phúc lộc cao dày,

Tạ Ngài nhận lễ, tỏ bày cầu xin.

Tha con tôi chẳng tội tình,

Chiến tranh loạn lạc, lỡ lầm sắc hương,

Bị người bắt giải tiến cung,

Xin Ngài kính Dớt,  An Long tha giùm.


Quần hùng dưới trướng sẵn sàng,

Nhận quà hậu hĩ, tha nàng cho cha. 30

An Gia Vương mặt tối sa,

Mất nàng Sĩ Tuyết  phần quà chiến công.

Chẳng vui đuổi kẻ tế thần : 

Lão già chớ dọa trượng vàng tối cao,

Lễ người ta chẳng nhận đâu,

Con người ta chẳng khi nào thả ra,

Nàng hầu ta mãi đến già,

Về Đại Gô Lịch xa nhà quê hương,(Argolide)

Bên ta cung phụng chiếu giường,

Bên ta dệt vải, sớm hôm cung phòng. 40

Về đi nếu muốn yên thân,

Từ đây chớ đến lăng nhăng quấy rầy.


Cụ già sợ hãi ra đi,

Bên bờ biển vắng, sầu bi ngàn trùng.

Khẩn cầu xin Thần An Long :

Xót thương cho kẻ ngày đêm phụng thờ.

Giữ đền tế tự chăm lo,

Tế bao đùi béo dê bò lễ nghi,

Hãy ban ơn, hiển linh vì,

Oán thù giọt nước mắt đầy đớn đau. 50

Tên vàng trừng trị tiêu hao,

Người An Kinh trả nhục nào hôm nay.

Thần An Long lắng nghe lời.

Thiên Đình nghe tiếng bề tôi đùng đùng,

Vác cung vàng, đội mũ đồng.

Nửa đêm đến giữa binh thuyền An Kinh.

Nhắm đoàn binh bắn vãi tên,

Chó lừa gục ngã, chẳng màng vì đâu.

Đến người dịch rụng rơi mau,

Lửa giàn thiêu xác  ngút cao khói mù. 60

Chín ngày trận dịch thương đau,

An Sinh mời tướng quân mau họp bàn.

Hạ Cơ Bạch Thủ Nữ Thần,(Héra)

Lo âu, mặc khải Hội Đồng Quân Trung.

An Sinh đứng dậy lời rằng :

Tình hình nguy cấp nếu không giải tìm.

Một bên chiến trận triền miên,

Một bên nạn dịch đảo điên hoành hành.

Chỉ còn bỏ trận vây thành,

Rút quân lìa bến, tay không trở về. 70

Mời tiên tri đến lắng nghe,

Bói cho điềm mộng giải bề thần trao.

An Long gieo dịch vì sao ?

Lễ nghi, tế tự thế nào hỏi tra.

Ý Thần từ đó tìm ra, 

Lễ Thần cúng tế cho qua nạn này.

Cát Sĩ Thế Tô tiên tri,(Calchas Thestor)

Hiện tại quá khứ vị lai tinh tường

Thần An Long dạy bói điềm,

Đứng lên ngỏ với quần hùng thiết tha : 80

An Sinh có ý mời ta, 

Giải điềm Thần Dớt, dịch là vì đâu ?

An Long gieo rắc thương đau,

Nhưng điều tôi nói trước sau mất lòng

Tướng quân suy nghĩ cho cùng,

Mệnh tôi bảo đảm mới hòng nói ra.

Tướng quân thề với Dớt là,

Sẵn sàng cứu mệnh can qua vì lời

Một lời đụng chạm đến người,

Quyền hành thù ghét, ắt thời họa mang. 90

Căm thù để giữa tim gan,

Có ngày rồi sẽ quay sang giết người.

An Sinh trước Dớt thề bồi :

Yên tâm Cát Sĩ bói lời tiên tri,

Nói ra sự thật dẫu vì,

Dù lời đụng chạm bất kỳ đến ai.

Ngày ta còn sống trên đời,

Quyết tâm ta bảo vệ người chẳng nan

Dẫu đụng An Gia Đại Vương,

Dẫu chạm bất cứ cấp trên quyền hành. 100


Tiên tri Cát Sĩ yên tâm,

Ngỏ lời nói với Hội Đồng quân nghi :

Các Thần chẳng giận ta vì,

Lễ Thần hiến tế hội kỳ hằng năm,

Hay điều cấm kỵ thiêng liêng,

Chúng ta chẳng phạm những điềm Thần răn.

Họa tai là bởi vị Thần,

Có cây cung bạc An Long giận vì :

An Gia nhục mạ khinh khi,

Môn đồ Sĩ Tiết nơi này cầu xin. 110

Cụ dâng phẩm vật chuộc con,

Nhà vua lăng nhục lại còn đuổi đi.

Cho nên Thần đã ra tay, 

Chỉ còn một cách : thả ngay, tha nàng.

Dâng cụ lễ vật tế Thần,

Cầu xin tạ tội, mới hòng thoát nguy,


An Gia  sa mặt tức thì,

Quắc nhìn sang vị tiên tri dằn lời :

Người tiên tri thiệt ta thôi,

Chẳng bao giờ nói được lời dễ thương. 120

Âm mưu hắc ám trong lòng,

Bói điều thiệt hại rõ ràng cho ta.

Nàng Sĩ Tuyết phần đã chia,

Ta đà từ chối nhận quà đổi trao.

Vì ta quyến luyến biết bao,

Yêu nàng lòng chẳng muốn sao xa lìa.

Xa Ly Tâm Khánh vợ nhà,(Clytemnestre)

Thì nàng chẳng kém mặn mà sắc hương,

Bây giờ trả phải bồi thường,

Lẽ nào chịu thiệt đêm không lạnh lùng. 130

Bồi thường tương xứng giai nhân,

Mình ta chịu thiệt ta không thể nào.

An Sinh khuyên nhủ trước sau:


Đại Vương An Trích chớ nào xót xa,

Kho tảng, mỹ nữ đã chia,

Chẳng còn chi nữa để mà thay chân.

Hứa rằng mai mốt chiến công,

Đền bù xứng đáng được phần nhiều hơn.

An Gia Vương đáp giận hờn:

An Sinh bày kế mưu toan dối lừa. 140

Thả nàng Sĩ Tuyết về nhà,

Cùng đàn súc vật cho cha tế thần,

Song ta chịu thiệt rầng không, !

Thì ta sẽ đoạt lấy phần của ngươi

Phần nàng mỹ nữ đẹp tươi,

Hay cùa Uy Lĩnh, An Bắc mới thời chẳng thua,

Thế là một trận bất hoà…


Con người luôn luôn tìm một nguyên cớ để đổ lỗi, người chết trên một khúc sông thì phải tế Thần Hà Bá bằng cách cưới vợ cho Hà Bá ném các cô gái xuống sông hằng năm, tại Trung Quốc thời Cổ Đại, tại Do Thái  Jésus bị đóng đinh mang tội danh xúi dục các nhóm chống La Mã đương thời. 

  Cái thi vị trong thơ Homère cuộc chiến thành Troie là do sắc đẹp giai nhân,  nàng Hélène vợ vua Ménélas, bị Alexandre dùng chiếc thắt lưng thần Vệ Nữ quyến rũ bắt mang đi. Trận Dịch quân Hy Lạp bao vây thành Troie cũng do nàng Chrésiès con gái vị tế tự đền Apollon bị bắt tiến cung vua Agamemnon. Thời đó chưa có khoa Vệ sinh Dịch tể nên không nhìn thấy xác người trong trận chiến chết ngỗn ngang,, diều ăn, chó gậm, chuột tha, nguồn nước uống ô nhiễm là nguyên nhân dịch bệnh.


Trận dịch trong lịch sử nhân loại còn gây nên sự sụp đổ bao nền văn minh. Cái gì đã xãy ra khiến cho Đế Quốc Chân Lạp một thời hùng mạnh cùa các vua Dharaninaravarman II ,Harsavarmam III với kinh đô Angkor Vat bị sụp đổ chôn vùi nguyên vạn trong rừng thẳm trong 400 năm, cho đến khi người Pháp khám phá ra. Lịch sử Chân Lạp có một vị vua cùi, ảnh hưởng dịch bệnh cùi thế nào trong sự sụp đổ đế quốc hùng mạnh, với kinh thành Angkor gần một triệu dân này ?


Còn bao đền đài  kinh thành tại Mễ Tây Cơ, Pérou, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã .. ?  Chiến tranh, biến đổi khí hậu, khô kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, nhưng trước sự lây nhiễm siêu vi khuẩn Vương miện 19, trước nguy cơ người lây nhiễm cứ bốn ngày tăng lên gấp đôi, mọi người đều sợ hãi vì chưa tìm ra thuốc trị bệnh dịch.. Ngày xưa khi người chết như rạ.. thời chưa có khoa học y khoa tiên tiến, người sống sót chỉ còn có cách bỏ chạy thật xa, không dám quay nhìn kinh thành cũ, qua bao thế hệ hàng trăm năm  cây cỏ mọc bao phủ hoang vu, chỉ còn vang danh rừng cấm, rừng thiêng ?


Paria 2-3-2020

PHẠM TRỌNG CHÁNH.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
một bức tranh thiếu nữ của họa sĩ Đinh Cường, 2 tấm ảnh ghi lại hai cuộc gặp gỡ của họa sĩ Đinh Cường với bằng hữu vào năm 2012 vq2 2015, và 1 bức ảnh họa sĩ Trương Vũ đang vẽ tranh bên dòng Potomac (2016)
Hồ Xuân Hương có một tập thơ tên gọi Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập. Năm 1863 đại thần triều đình Huế Trương Đăng Quế, trong bài tựa cho Diệu Liên thi tập của Mai Am nữ sĩ, tức Lại Đức công chúa, đã sánh Mai Am với Hồ Xuân Hương và Phạm Lam Anh tác giả tập thơ Chiến cổ đường. Hai người thơ hay nhất nước Nam. Theo tôi tập thơ này không phải là tập hợp những bài thơ truyền khẩu do Antony Landes mướn Lê Quý và Nguyễn Văn Đại đến làng Nghi Tàm sao chép trước năm 1892, từ những sưu tập của hai người con Tử Minh tức Cả Tân,
Tôi thật bàng hoàng, xúc động khi được tin Giáo Sư Phạm Trọng Lệ đã đột ngột từ trần! Anh ra đi rất thanh thản, và an bình trên chiếc ghế massage tại tư gia vào ngày thứ Sáu 22/7/2022. Anh Phạm Trọng Lệ là một cựu học sinh Chu Văn An (Hà Nội), Nguyễn Trãi và Chu Văn An (Sài gòn), tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sư Phạm, và Đại Học Văn Khoa ban Anh văn.
Chủ nghĩa dân tộc là một phong trào hiện đại. Trong suốt lịch sử, con người gắn bó với quê nơi mình sinh ra, với truyền thống của cha mẹ mình, và với các quyền lực lãnh thổ (territorial authorities) đã được thiết lập, nhưng phải đến cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa dân tộc mới bắt đầu trở thành một thứ tình cảm nói chung được thừa nhận là ảnh hưởng đến cuộc sống công và tư và một trong những nhân tố quyết định vĩ đại, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất của lịch sử hiện đại.
Thường thì người ta hay nói “tiếng ve gọi hè”, còn Cụ Dương Bá Trạc lại dùng con chim cuốc để nói về mùa hè. Tôi đã từng nghe tiếng “ve sầu rả rích” trong những mùa hè khi còn ở quê nhà. Khi qua ở đậu nơi xứ người cũng còn nghe tiếng “rả rích ve sầu” nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe được tiếng kêu của loài chim cuốc. Cụ Dương Bá Trạc là một nhà cách mạng, nhà báo “khai dân trí” từng bị thực dân Pháp bắt đi tù nhiều lần nên rất nhạy cảm trước khung cảnh thiên nhiên tiêu điều dưới những cơn nắng gắt mùa hè chẳng khác nào đất nước đã rơi vào vòng nô lệ. Nhiều lần đọc bài thơ “Vào Hè” tôi chỉ thấy nhà thơ tả cảnh vật như “ngõ trước vườn sai um những cỏ. Vàng phai thắm nhạt ngán cho huê”. Huê tức là hoa. Loài cỏ cây thực vật thì như thế! Còn những loài động vật thì sao? Đây: “Đầu cành gọi bạn chim xơ xác. Trong tối đua bay đóm lập lòe”.
Hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu làm để điếu Phan Thanh Giản có thể được sáng tác ngay sau khi Phan Thanh Giản quyên sinh (năm 1867) hay – ở trường hợp bài chữ Hán – sau khi ông bị truy đoạt hết chức tước và đục tên khỏi bia Tiến sĩ. Từ đó đến nay đã trên 150 năm. Qua nhiều thế hệ, hai bài thơ ấy vẫn được coi là những tác phẩm bộc lộ niềm cảm thông trước hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Phan Thanh Giản và bày tỏ lòng thương tiếc đối với ông. Ít năm gần đây, một vài tác giả ở trong nước biện luận rằng Nguyễn Đình Chiểu đã không thực sự thương tiếc Phan Thanh Giản, mà chỉ làm ra vẻ thương tiếc để mai mỉa và lên án ông. Những hàng phía sau là một cố gắng đọc lại bài thơ điếu bằng chữ Hán một cách cẩn trọng, để tìm hiểu chủ ý đích thực của Nguyễn Đình Chiểu khi sáng tác bài thơ ấy.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.