Hôm nay,  

Nhà Thơ Khế Iêm Thăm Tòa Soạn Việt Báo Tặng Số Báo Đặc Biệt Về Họa Sĩ Duy Thanh và Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền

14/02/202000:00:00(Xem: 2581)
Bia bao Tho Tan Hinh Thuc
Hình bìa báo giấy Thơ Tân Hình Thức số 58.(photo VB)

 

GARDEN GROVE (VB) – Sáng Thứ Ba, ngày 11 tháng 2 năm 2020, văn phòng tòa soạn tuần báo Việt Báo, 10517 Garden Grove Blvd., thành phố Garden Grove, CA 92840 có nhân duyên lành đón tiếp nhà thơ Khế Iêm, Chủ Bút Tập San Thơ Tân Hình Thức, đến thăm và tặng sách.

Đó là cuốn báo giấy số 58 đặc biệt để tưởng nhớ họa sĩ Duy Thanh và thi sĩ Thanh Tâm Tuyển do Câu Lạc Bộ Thơ Tân Hình Thức ấn hành, theo nhà thơ Khế Iêm cho biết trong buổi trò chuyện ngắn tại văn phòng mới của tòa soạn tuần báo Việt Báo.

Trong cuốn báo đặc biệt này có bài của nhà thơ Khế Iêm viết về họa sĩ Duy Thanh và thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Một bài khác của nhà văn Nguiễn Ngu Í viết về họa sĩ Duy Thanh được trích lại từ báo Bách Khoa số 148 năm thứ 7 ngày 1 tháng 3 năm 1963.

Một bài khác cũng trong số báo này còn đặc biệt hơn. Đó là bài “Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù” của chính thi sĩ Thanh Tâm Tuyền viết ngày 21 tháng 2 năm 1993 tại Mỹ. Về bài viết này của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ Khế Iêm kể rằng ông đã được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền gửi tặng cho bài viết này vào ngày 22 tháng 2 năm 1993, với lời ghi chú “Đọc cho đỡ buồn.” Theo nhà thơ Khế Iêm cho biết thì đây là bài viết chưa từng được phổ biến, nghĩa là số báo đặc biệt này là nơi đăng bài này lần đầu tiên.

Trong bài viết của ông, nhà thơ Khế Iêm đăng bài thơ “Thử Vẽ Phác Chân Dung Một Thi Sĩ” để nhớ về thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mà ông đã làm năm 1986. Nhà thơ Khế Iêm kể rằng ông đã gửi tặng nhà thơ Thanh Tâm Tuyền bài thơ này trước khi ông đi vượt biên vào năm 1988 và qua Mỹ định cư năm 1990. Bài thơ như sau:

 

Thử Vẽ Phác Chân Dung Một Thi Sĩ

 

Thở dồn dập phôi pha xưa mắt rối

Gió rêu

Ngày siết nhớ nụ cười đáy hồ tắt

Nắng hú

Khỏa thân người

Nhà thân trôi

Lời xẫm xanh lời

Hoài hủy nói

Khói ngốc nghếch đùa điên môi mưa

Sần sủi thổi

Ngồi man mác rong

Thuốc lá cà phê và thi sĩ.

 

Sài gòn 1986

 

Nhà thơ Khế Iêm viết về họa sĩ Duy Thanh, “Tôi gặp ông vào khoảng mùa Thu năm 1972, khi mang bản thảo tập kịch Hội Huyết nhờ ông vẽ bìa (tập kịch sau năm 1975 tôi cũng mất, chỉ còn mấy cái hình bìa trên online). Ông đọc và vẽ bìa, rồi nói tôi ngồi để ông phác thảo vài nét chân dung. Sau đó có lần tình cờ tôi gặp ông củng đi với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (lúc đó tôi chưa quen) trên đại lộ Lê Lợi, ngang nhà sách Khai Trí, rồi nghe nói ông xuất ngoại, đi Okinawa. Và ông không trở về nữa, vì biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Sau năm 1990, tôi có lên nhà thăm ông một lần tại San Francisco, California, và ông có đưa cho tôi một số bức vẽ trắng đen.”

Khi được hỏi hiện nay anh đang làm gi, nhà thơ Khế Iêm vừa cười vừa nói “retired.” Phóng viên Việt Báo tò mò hỏi tiếp: có nghĩa là không làm thơ nữa? Nhà thơ lại cười và nói “giữ cháu.”

Nhà thơ Khế Iêm như sực nhớ điều gì đó vui vui và anh chia xẻ ngay rằng là mấy tuần trước Tết vừa rồi anh có về Việt Nam và thật rất tình cờ cũng là sự kiện rất bất ngờ đối với anh là cuốn sách “Vũ Điệu Không Vần” dày 600 trang của anh đã được in và ra mắt tại VN ngay đúng lúc anh có mặt trong nước. Nhà thơ Khế Iêm cho biết cuốn “Vũ Điệu Không Vần” là cuốn sách chứa đựng toàn bộ kiến thức về thơ Mỹ.

Độc giả muốn biết thêm về Câu Lạc Bộ Thơ Tân Hình Thức có thể vào thăm trang mạng www.thotanhinhthuc.org

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2020 trôi qua với nhiều biến động lớn lao mà đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Ngoài những khủng hoảng trầm trọng mà đại dịch đã tạo ra cho kinh tế và sức khỏe của con người trên toàn hành tinh, còn có những thay đổi lớn lao đối với các sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tôn giáo, v.v… Ngày nay, đi bất cứ ở đâu chúng ta đều thấy mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn một mét rưỡi với người khác. Khẩu trang trở thành hình ảnh thời đại đối với mọi tầng lớp xã hội. Khoảng cách giữa người với người đã thành một thứ bức tường vô hình tạo ra một khoảng trống vắng bao quanh con người. Không còn nơi nào trên thế giới là an ổn. Nỗi bất an không chỉ ở bên ngoài mà còn nằm bên trong tâm thức con người!Và còn một điều kinh dị khác mà trước đây í tai nghĩ tới. Đó là cái chết bất ngờ, rộng khắp và không thể tiên liệu được. Người già chết, giới trung niên chết, thanh niên chết. Con Covid-19 có thể gõ cửa
Câu chuyện về bản nhạc này bắt đầu khi một linh mục trẻ là Cha Joseph Mohr, đến Oberndorf một năm trước. Ông đã viết lời của bản nhạc “Stille Nacht” vào năm 1816 tại Mariapfarr, một thị trấn quê nhà của cha của ông tại vùng Salzburg Lungau, nơi Joseph làm việc trong vai trò một đồng trợ lý. Giai điệu của bản nhạc được sáng tác bởi Franz Xaver Gruber là hiệu trưởng và nhạc sĩ chơi đàn organ tại ngôi làng bên cạnh làng Arnosdorf, mà ngày nay là một phần của thị trấn Lamprechtshausen của Áo. Trước Christmas Eve, Mohr đã đem lời nhạc tới cho Gruber và nhờ ông viết giai điệu và đệm guitar cho buổi trình diễn công chúng vào dịp Christmas Eve, sau khi nước lụt của con sông đã làm hư cây đàn organ của nhà thờ. Cuối cùng nhà thờ đã bị phá hủy bởi nhiều trận lụt và đã thay thế bằng Nhà Nguyện Silent Night. Điều không rõ là điều gì đã tạo cảm hứng cho Mohr viết lời nhạc, hay điều gì đã khiến vị linh mục trẻ này viết ca khúc mừng Giáng Sinh mới, theo Bill Egan trong tác phẩm
Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn.
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết. Chúng ta có thể kinh nghiệm được cái tịch lặng. Nó không phải là âm thanh, cũng không phải là cái vô thanh. Khi chúng ta gõ lên một tiếng chuông, tịch lặng
Các nhà thơ nổi danh trong phong trào thơ mới đã để lại cho nền văn học Việt Nam những kiệt tác được ghi nhớ và lưu truyền. Đồng thời với tự do về hình thức của thể thơ, văn nghệ sĩ còn được tự do diễn đạt tư tưởng, quan điểm và lập trường của minh đối với con người, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng mặc dù đang sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp.
Không phải đến bây giờ con mới nhớ Phật để viết lá thư này, thật tình thì lúc nào con cũng nhớ Phật cả, tuy nhiên cũng có đôi khi con trốn Phật đi theo đám ma quân ngũ dục để làm những việc sai quấy hòng thỏa mãn cái tôi ích kỷ của mình. Đấy chính là lý do mà hôm nay con viết lá thư này, cứ mỗi lần theo đám ma quân ấy, làm việc gì đó trái với thanh tịnh, hiền thiện thì con laị sanh tâm sám hối. Khổ nỗi sám hối rồi một thời gian sau laị tái phạm nữa
Emily Elizabeth Dickinson được sinh ra tại thành phố Amherst thuộc tiểu bang Massachusetts vào ngày 10 tháng 12 năm 1830 trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có. Cha bà, ông Edward Dickinson là một luật sư tại Amherst và là thành viên của hội đồng quản trị Đại Học Amherst College. Ông nội của Emily Dickinson, Samuel Dickinson, là một trong những người sáng lập Đại Học Amherst College. Tất cả tài liệu cho thấy lúc trẻ Emily là người con gái thuần hậu. Lúc còn bé bà học trường mẫu giáo được xây trên đường Pleasant Street. Cha của bà là người muốn các con học hành thành đạt nên ông quan tâm theo dõi kỹ việc học của các người con cho dù bận rộn công việc.Vào ngày 7 tháng 9 năm 1840, Dickinson và người chị Lavinia bắt đầu vào Trường Amherst Academy, trường này trước đó là trường nam sinh nhưng đã mở cửa đón nữ sinh trong vòng 2 năm trước. Cùng năm này, cha bà đã mua một căn biệt thự nằm trên đường North Pleasant Street. Căn nhà nhìn ra khu nghĩa trang được một mục sư địa phương
Thiên Lý Độc Hành, chuỗi thơ 13 bài, hình thành sau chuyến đi ấy. Nó mở đầu bằng sự trở về, và kết thúc bằng lời gởi gắm một bước chân khác lên đường. Đi cho hết con đường thăm thẳm nhân sinh trường mộng. Hai câu kết để ta đóng lại tập thơ mà không đóng lại được những tâm tình khắc khoải, tương điệu trước một vệt nắng chiều hay một ánh sao xa lay lắt cuối trời. Lời nhắn nhủ ân cần không phải là sự êm đềm khép lại cánh cổng vườn nhà sau khi người con đã trở về, nó mở ra lối sau chỉ về một phương trời miên man cô tịch…Mưa lạnh/ đèo cao/ không cõi người./ Phương trời mờ ảo với ánh sao đêm làm đèn soi lối, lấy ánh trăng trên cỏ làm chiếu mà nằm, để sáng ra tiếp tục cuộc đi mà không biết đêm nay sẽ ở đâu, có “may mắn” tìm được một chỗ ngủ kín gió không. Có khi chỗ đó là cái miếu cô hồn bên đèo vắng, có khi là phía sau cái bệ con sư tử đá khổng lồ trước cổng tam quan một ngôi chùa, nơi có một hốc nhỏ đủ cho một người nằm khuất tầm nhìn khách qua đường. Nghỉ chân và chợp mắt
Nhà văn Hoàng Hải Thủy tên thật là Dương Trọng Hải vừa qua đời ngày 6 tháng 12 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Hưởng thọ 88 tuổi. Ông là nhà báo, nhà văn viết mạnh nhất với nhiều thể loại trong gần 7 thập niên qua với các bút hiệu: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn…
Hầu hết các tác phẩm viết về Quân Binh Chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH) xưa nay đều do những tác giả đã từng phục vụ trong đơn vị mới am tường để ghi vào trang Quân Sử… Tác phẩm Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 của nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh được coi là tài liệu lịch sử rất đáng quý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.