Hôm nay,  

Hãy Chọn Cho Nhau

13/12/201900:00:00(Xem: 4186)
Hay Chon Cho Nhau_Orchid & Du Te Le a
Sinh năm 1942, nhà thơ Du Tử Lê mất ngày 7/10/2019.


Năm 1954, Ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lục, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ khi còn rất trẻ, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972.

Năm 1975, ông sang tỵ nạn ở Hoa Kỳ, tiếp tục nghề viết lách, thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983, và New York Times, 1994.

Du Tử Lê là tác giả của trên 70 tác phẩm đã được xuất bản.


Orchi Lâm Quỳnh

Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.
Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,...
Thật ra, Đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương, bất trắc.

Chí Phèo của Chị:

Chị vẫn nhớ rất rõ. Buổi chiều hôm đó, khi cánh cửa mở,
em chạy xốc vào nhà, mặt hốc hác, hai mắt thất thần, lưỡi em khô khốc.
Người em toát ra mùi hôi tanh nồng nặc,
nhưng đôi mắt của em, đã nói cho chị biết rằng,
cả hai chúng ta, sẽ cùng chọn cho nhau, một đời sống chan hòa hạnh phúc.
Dù những ngày sau đó, chị cũng “cố gắng” rảo khắp khu phố nhà mình,
để xem có ai tìm em, một chú cún thất lạc.
Nhưng đó cũng chỉ là một trò phỉnh gạt thiên hạ, phỉnh gạt chính mình.
Chị biết, em không hề thất lạc. Nói đúng hơn, em đã trở về nhà.
Ngôi nhà bao năm có chị chờ đợi,
và chúng ta sẽ chọn cho nhau một đời sống mới.

Vậy mà ba hôm sau, em lại bỏ đi.
Dù biết đi tìm lại em là một điều phi lý. Vì em chưa bao giờ thất lạc. Nhưng chị vẫn lao về phía trước. Vẫn rảo khắp khu phố nhà mình. Với niềm tin mãnh liệt, sẽ gặp lại em.
Để đôi mắt của em, sẽ nói với chị rằng,
cả hai chúng ta, đã cùng chọn cho nhau, một đời sống chan hòa hạnh phúc.
Và trong nỗi tuyệt vọng, em đã trở về, nằm gọn trong tay chị, ăn vạ như Chí Phèo.
Và chị chợt nhận ra, đời sống mình đáng yêu quá đỗi.

Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.
Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,…
Thật ra, Đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.


Chị nghĩ, em đã ở với gia đình, chắc cũng phải hơn 10 năm, trước khi em lại ra đi, nhưng kì này, khác với mười năm về trước, em không quay về nữa.
Những ngày cuối cùng, em xơ xác, thất lạc.
Dù trong nhà ai cũng thương em. Nhưng em vẫn không thoát khỏi định luật của thiên nhiên, có sinh, có tử.
Hễ có tương phùng, thì sẽ có biệt ly.
Em gần gũi với tất cả mọi người, nhất là Bố.
Có lẽ trong thâm tâm, em hiểu rằng, Bố là người cần em chở che, quan tâm, nhiều nhất.

Có lẽ vì vậy, đã ba năm trôi qua,
chị vẫn không dám đọc lại bài tùy bút Bố viết vĩnh biệt em, Chí Phèo,
ngày em lại chọn cho mình một đời sống khác.

Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.
Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,
Thật ra, Đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.

Chị HB của em:
Biết bao lần, chị nói với em,
chị sợ cái chết của Bố. Ngay lúc ấy: chị sẽ ở nơi chốn nào, chị phải làm gì với thân thể thừa thãi. Phải chăng, nỗi đau sẽ lớn lao hơn mọi nỗi đau mà chị đã từng vượt qua. Biết đâu chị sẽ thành người mất trí.
Hay cả việc chị sẽ chọn cái chết, theo ông.
Những lần như vậy, em luôn chọn sự im lặng, vì sớm muốn gì, cả hai chị em ta, đều sẽ đi đến con đường của nỗi buồn bất biến.

Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.
Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,
Thật ra, Đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương, bất trắc.

Cuối cùng, hai bố con mình phải chọn cho nhau một đời sống khác.
Khi chiếc ambulance dừng trước cửa,
như một thói quen, con thay đồ thật nhanh, chuẩn bị phóc lên xe, cùng Bố lao về phía trước của đời sống, dẫu biết rằng, đây chỉ là trạm dừng chân, để Bố con mình chực chờ tai ương, bất trắc.

Họ đẩy giường Bố lên xe, không quên nói với con: “Cô đi theo chúng tôi phải không? Tốt quá. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin thưa, tim ông đã ngừng đập.”
Ngay trong giây phút ấy, con cũng nhận ra, tim mình đã ngừng đập theo Bố.
Tuy nhiên, không như chị HB suy nghĩ, con không mất trí, con không hoang mang.
Con thấy thân xác mình nhẹ tênh.
Lơ lững. Lơ lững…
Con thấy em Chí phèo, sau thời gian tung hoành chốn giang hồ, bước ra giữa hư không,
Hồn nhiên lao vào vòng tay của Bố. Bố gãi tai em, vuốt nhẹ bộ lông không còn xơ xác.

Con nghe được, tiếng cười của Bố giòn tan trong sớm mai.
Phải chăng cái chết cũng chỉ là đời sống khác. Nó dịu dàng như mây, long lanh như ngọc.
Nhưng Bố ơi, con vẫn phải ở lại, Bố với em hãy bình an với đời sống mới.
Vì sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ có ngày hạnh ngộ.

49 ngày của Bố. 11/24/2019

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...