Chúng ta kể chuyện để mua vui trong chốc lát, quên đi sự đau khổ nơi trần thế, đi tìm suối nguồn ẩn mật kia và sau đó tìm cách trở lại. Chúng ta kể chuyện để phục hồi những gì đã mất, đã bị đánh cắp, đã bị ngọn lửa hận thù chiến tranh thiêu cháy rụi. Chúng ta kể chuyện để làm nên lịch sử của tình yêu. Để vượt qua sự phản bội và đương đầu với sự thất vọng nơi người khác, kẻ mà chúng ta từng ngây thơ kỳ vọng. Để một đêm nhìn lên bầu trời, nơi sao chổi Halley đi ngang qua trái đất trong những thời điểm cách nhau bảy mươi lăm năm, khi người ta có thể nhìn thấy, nhưng nó chưa bao giờ quét đuôi vào trái đất.
Hình ảnh ban đầu “Buổi chiều, đi chơi thuyền với một người bạn gái Huế vừa quen trên dòng sông Hương... Chiều mênh mông và sâu thẳm trong trời. Đó là một trong những buổi chiều đối với Ninh đáng ghi nhớ nhất. Và Ninh đã nhớ. Nhớ mãi không quên. Khuôn mặt dịu dàng và thanh xuân cửa người bạn gái in lên một nền chảy lặng lờ của con sông tưởng như không bao giờ gợn sóng. Cái đẹp của Huế, nhẹ, đã mất. Thoáng như khói sương, mang mang như một niềm ngờ vực…”
Cuốn "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư" được một Sư cô dịch sang tiếng Anh ... Sư cô đang làm thủ tục đưa qua Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ để làm tài liệu tham khảo về văn hóa Việt Nam thời đó
Rõ ràng ChatGPT/ AI là chưa hoàn hảo nhưng đang có những bước tiến Phù Đổng, nhất là trong khoa học tự nhiên, trong y khoa điển hình nhất là trong lãnh vực quang tuyến (Radiology). ChatGPT/ AI đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng chính xác hơn. AI không chỉ có vai trò hỗ trợ mà có cả tiềm năng ganh đua với sức sáng tạo của chính con người tạo ra nó.
Nói như thế là hơi cường điệu, nhằm nêu lên điểm bi hài. Không phải chạy ra khỏi xứ Phật, nhưng là chạy trốn khỏi bạo lực của chính phủ quân phiệt Miến Điện, khi sắc dân thiểu số Rohingya năm 2017 bị tấn công, đốt làng, xua ra khỏi biên giới vì chính phủ Miến Điện gọi họ là người Hồi giáo Bangladesh. Cũng không xa tới ngàn dặm, chỉ 600 dặm là Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc dựng lều trại cho tạm cư hàng trăm ngàn người Rohingya chạy vào Bangladesh. Câu chuyện tỵ nạn này vẫn còn kéo dài cho tới năm nay, 2024. Mới mấy tuần trước, trong tháng 10/2024, hàng trăm người Rohingya đã đi thuyền vượt biển tới phía Bắc Indonesia, hy vọng tới Malaysia. Trong đó, nhiều người đã thoát nạn diệt chủng ở Miến Điện và thoát điều kiện sống gian nan trong các trại tỵ nạn ở Bangladesh. Nhiều người lên ghe còn có ý muốn đoàn tụ với gia đình đã định cư ở Malaysia, Trong những người Rohingya chạy thoát hồi năm 2017, có một chàng trai sau này trở thành một nhà thơ nổi tiếng: Mayyu Ali.
Lần này không có hy vọng nào cho ông nữa, đó là cú đột quỵ lần thứ ba. Đêm này qua đêm khác, tôi đi ngang qua ngôi nhà (lúc đó là ngày nghỉ) nhìn vào ô cửa sổ sáng đèn, và đêm này qua đêm khác, tôi thấy nó sáng cùng một cách, mờ nhạt, rầu rầu...
Tôi bước lên chuyến xe buýt, đúng với tuyến đường Han Kang đã chỉ cho In-hye, chị Yeong-hye đi. Núi Chuk-sung hôm nay không ẩm ướt. Những gốc cây to không mang vẻ “run rẩy trong mưa.” Ngược lại, nó trầm mặc, bất động, vì hôm nay trời không mưa gió. Bệnh viện nơi Yeong-hye trú ngụ hiện ra giữa những con núi. Ngôi nhà trắng toát, nhỏ bé lọt thỏm giữa thiên nhiên. Thần núi, thần rừng bao quanh, sẵn sàng che chở những linh hồn đi lạc. Nơi này, Yeong-hye và nhiều người khác nữa, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Họ sống đúng với bản năng cây cỏ, hào phóng cho mầm sống vươn ra từ bất cứ nơi nào trên cơ thể mình. Nơi này, không ai cần hiểu vì sao “đứa trẻ bé như thế… lúc mới sinh ra ai cũng thế này à?”
“Quê người trên đỉnh Trường sơn
Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.”
Lần đầu tiên tôi cảm nhận Tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn ở một góc nhìn mới. Lòng tôi như đứa trẻ thơ được trở về trong vòng tay mẹ hiền sau bao năm lưu lạc. Trường Sơn trước mắt tôi thật thơ mộng, u trầm và hùng vĩ. Núi tiếp núi. Từng đàn cò trắng lượn bay giữa những cánh đồng lúa xanh trải dài bất tận, ngút ngàn. Dường như mây trời và khói núi quyện vào nhau để xoá nhoà đi ranh giới giữa mộng và thực. Theo dấu chân Người, tôi tìm về Trường Sơn. Để nhìn thẳng vào chân diện mục của Trường Sơn và cũng để “gởi một nỗi hờn thiên thu”.
Không biết vì sao tôi có cái máu thích tư tưởng triết lý từ hồi còn trẻ. Do vậy, tôi rất mê đọc sách triết, sách tư tưởng, và dĩ nhiên sách Phật. Cũng vì cái “nghiệp dĩ” ấy mà khi lần đầu tiên được theo Ôn Từ Quang (tức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phúc Hộ) vào tùng chúng an cư tại Viện Hải Đức, Nha Trang, vào mùa hè năm 1976, tôi thường vào thư viện để kiếm sách đọc.
Câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” của thi hào Nguyễn Du, nhiều người từng nghe qua, nhưng có thể không rõ xuất xứ ở đâu. Đó là hai câu kết trong bài thơ thất ngôn bát cú “Độc Tiểu Thanh Ký” (Đọc Bút Ký Tiểu Thanh), trong “Thanh Hiên Thi Tập”...
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.