Hôm nay,  

Xác Và Hồn Lá Đổ Muôn Chiều

3/16/202513:14:00(View: 3433)

Lá Đổ Muôn Chiều

“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”

 

“Em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.” Bất kỳ là ai đã từng có một mối tình để nhớ, sẽ rung lên từ trong lồng ngực một cảm giác vừa u buồn vừa sung sướng; trí nhớ sẽ lập tức lan man về dĩ vãng, về một lần đã yêu, rồi mất. Nhưng làm sao người hát có thể rung lên tâm tình của những người nghe chỉ bằng lời ca và giai điệu?

Bí quyết này không phải là điều bí mật, chỉ là việc người hát không mấy quan tâm về ý nghĩa của ca từ trên giai điệu diễn tả. Có bao nhiêu người hát thực sự liêu xiêu với “nhạc trong lời” của một ca khúc? Có bao nhiêu người hát hiểu rằng, lời là thân xác, nhạc là linh hồn. Chỉ khi xác và hồn nhập lại với nhau, mới có sự sống? Hát là làm sống lại tâm tình ý tưởng của nhạc sĩ theo tư chất riêng thể hiện tâm tư và ý nghĩ của người hát.

Trong bài viết này, tôi không phân biệt ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ tài tử, và kể cả những người ca không sĩ. Khi những tiếng hát chuyên nghiệp chết dần theo thương mại; theo khả năng diễn đạt nghệ thuật đặt nặng về trình diễn; theo ham muốn chinh phục người nghe kiểu Thành Cát Tư Hãn hoặc Hitler; thì những tiếng hát đó chỉ là những chuỗi âm thanh ngôn ngữ như gió thổi qua tai, thay vì tiếng mưa rơi âm điệu lao đao lòng kẻ lắng nghe. 
                                                        

Ca sĩ có tiếng hát hay, độc đáo, điêu luyện, chưa hẳn đã chinh phục được người nghe. Đừng lầm, người ta có thể vỗ tay, huýt gió, đứng lên, nhưng ra về, họ quên. Nhưng tại sao họ lại có thể nhớ tiếng hát của một phụ nữ bình thường trong một buổi tiệc nhỏ đã mê tình qua đệm đàn thùng? Tại sao họ lại nhớ tâm tư và ý nghĩa của một ca khúc từ một anh chàng không có gì đáng chú ý ngoại trừ khi anh cất tiếng hát, những ca từ quen thuộc mà sao nghe khác lạ?

Bí quyết này không có gì bí mật.

Giọng hát bình thường mà có thể khiến người nghe thích thú. “Được lời như cởi tấm lòng,” tôi chắc rằng nhiều bạn đọc khoái chí, sung sướng, nhưng chuyện đó có thật.

Bạn có giọng hát bình thường, đừng quá thất thường, biết giữ nhịp, nếu không, nhờ người đàn đuổi theo, bạn cứ hát cho lòng vui, tình vui, đời vui, nhưng nhớ thực hiện hai việc, nếu không, bạn có khả năng làm những người xung quanh sợ hãi mỗi khi thấy bạn tiến đến gần micro.

1- Tìm hiểu ca từ một cách sâu sắc. Chỉ khi nào bạn thấm thía ca từ của một ca khúc mà bạn thực sự yêu thích, thì bạn sẽ có cơ hội truyền cảm tâm tình và ý tưởng của nhạc sĩ qua “màn lọc” của tâm tư và ý nghĩ của bạn. Nghe thì dễ nhưng cần công phu và thời giờ nghiền ngẫm. Tại sao “Hướng dương tàn tạ trong đêm tối”? và tại sao không biết phương nào hoa đã rơi? Nếu bạn hiểu rằng, ở một phương trời nào đó, người tình xưa cũng tàn phai theo thời gian hoặc ngặt nghèo trong cơn bệnh dù là hoa hướng dương, một thời như mặt trời. Rồi rơi rụng như kiếp lá hoa, mà bạn không hề hay biết. Tự dưng khi hát câu này, nhớ lại tình xưa, ai mà không có, chẳng lẽ lòng bạn vô tâm như đá sỏi? Nếu bạn không rung động, không cảm tình khi hát thì không thể mong đợi người nghe rung động và cảm tình. Khi họ đồng cảm với bạn, khi nghe và hát đồng thanh tương ứng, dù bạn hát không hay như ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng bạn có cơ hội theo người nghe trở về nhà hơn ca sĩ.

2- Ca từ chỉ là xác, nhạc mới là hồn. Hồn xác nhập lại, sống động bay lượn theo giai điệu. Làm thế nào để những xác hồn đó luân vũ từ lúc bắt đầu đến khi chấm dứt, mà người nghe theo dõi sát rạt, lòng họ thăng trầm theo hơi thở của bạn?

Sau khi thấm thía sự sâu sắc của ca từ, của từng câu chữ, từng cụm chữ độc đáo, ví dụ như: “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”, “Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.” Câu trên là một câu nói bình thường, nghe hoài ngoài chợ đời, vậy mà, hát đúng lúc trong câu chuyện và mạch nhạc, rõ ràng đã khiến thần kinh nghe bồi hồi: “cố nhân ơi.” Tương tựa như trong bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến: “Cố nhân ơi, có ai về lối xưa?”

Xin nhắc lại, mỗi ca khúc đều có một câu chuyện dù dễ hiểu, minh bạch như “Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh”, “Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn,”  “Đêm Cuối Cùng của Phạm Đình Chương,” vân vân,  hoặc ngụ ý, mơ hồ, như “Tiếng Hát Về Khuya của Tôn Thất lập,” “Vết Lăn Trầm của Trịnh Công Sơn,” vân vân. Người hát có nghĩa vụ phải làm sao để người nghe “câu chuyện kể” một cách tự nhiên và tình tự. Chính vì nội dung hoặc tâm trạng kể cả không khí của ca khúc mà những câu nhạc và lời theo giai điệu mới tạo ra ảnh hưởng làm đậm đà ý nghĩ và cảm tình.

Hãy hát câu: “Thôi thế từ nay anh cố đành quên rằng có người (1), cầm bằng như không biết mà thôi (2)…” Hát câu (1) từ bình thường rồi lớn dần ‘anh cố đành quên’ rồi trở lại bình thường ‘rằng có người’, rồi dịu dàng hạ giọng nhỏ qua hơi thở ‘cầm bằng như không biết mà thôi.’ Tự dưng lòng hát cũng cảm động mà lòng nghe chợt đồng tình.  Ai mà không có một người yêu đáng thương đã quên hôm nay nghe chợt nhớ. Bạn hãy hát thử đi, hát một mình đủ rồi, vì đôi khi mơ màng xao xuyến dễ bị nghi ngờ thay lòng đổi dạ.

So sánh giai điệu “Thôi thế từ nay anh cố đành quên…” và giai điệu “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” Giai điệu đầu bay lơ lửng trên cao, trong khi gia điệu sau thấp trầm bên dưới, để người hát diễn đạt xác hồn, từ nhạc, một cách khác nhau. Lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, lúc tâm sự, lúc khao khát (như, đừng xa em đêm nay khu phố quen đã ngủ say), lúc hùng dũng (như, trên nòng súng quê hương tổ quốc đã vươn mình), lúc này, lúc kia…tất cả mọi cảm giác đều có thể diễn tả qua xác hồn ca khúc. Chính những cảm giác này chồng chất lên nhau, thúc đẩy nhau, tạo ra rung động.

Nói một cách khác, nếu bạn tạo ra vô số cảm giác từ “ Thu đi cho lá vàng bay…” cho đến “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” thì bốn câu cuối bạn có khả năng gây rung động cho người thưởng ngoạn với cành hoa hướng dương biểu tượng một người tình rạng rỡ, nổi bật dưới nắng mặt trời để rồi khi rơi rụng, không còn ai thương nhớ. Hai câu cuối có thể hiểu hai nghĩa khác nhau, nghĩa một là thân thế tác giả hoặc nhân vật nam trong ca khúc. Nghĩa thứ hai, hoa hướng dương là thân phận người tình đã một thời vàng son, nay xa xôi.

Điểm nhấn, nếu khúc kết của ca khúc mà bạn có thể tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ tâm tình ý nghĩ của riêng bạn dựa lên ca từ và giai điệu của tác giả, thì bạn đã thành công. Dẫu có người phê phán cách khác, bạn cứ yên chí vì bạn đã thành nhân. Một người hiểu thêm một chút nữa về âm nhạc và đời sống.


Ghi.

 

Lá Đổ Muôn Chiều. Đoàn Chuẩn và Từ Linh.

 

Thu đi cho lá vàng bay,

lá rơi cho đám cưới về.

Ngày mai, người em nhỏ bé,

ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt.


Có những đêm về sáng,

đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi,

đã vội chi men rượu nhấp đôi môi,

mà phung phí đời em không tiếc nhớ.


Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,

phải chăng là nước mắt người đi?

Em ơi đừng dối lòng,

dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.


Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người,

Cầm bằng như không biết mà thôi.

Lá thu còn lại đôi ba cánh,

đành lòng cho nước cuốn hoa trôi.


Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.

Thuyền rơi xa bến vắng người ơi

Hướng dương tàn tạ trong đêm tối

Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

 

 Ngu Yên (Trích: Phân Lý Văn Học.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
Mùa Quốc Hận 30 Tháng Tư năm 2020, nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ biến một ca khúc mới thương nhớ Sài Gòn- Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa- thành phố yêu dấu của Miền Nam Tự Do đã thất thủ vào tay quân Cộng Sản Miền Bắc và mất tên từ đó. Dù 45 năm trôi qua, nhiều thứ phôi pha nhưng tình yêu Sài Gòn của tác giả vẫn nồng nàn, vẫn mơ một ngày thành phố sẽ lấy lại tên yêu Sài Gòn.
Mùa 30 Tháng Tư năm 2020, kỷ niệm 45 năm thủ đô Sài Gòn thất thủ, nước Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay Cộng Sản năm 1975; Đài truyền hình SBTN phát hành cuốn DVD mang tên Những Người Lính Bị Bỏ Rơi – The Forsaken Soldiers. Cuốn băng hình gồm những thước phim tài liệu lịch sử chiến tranhViệt Nam từ năm 1945 cho đến sau này, đặc biệt ghi lại những hình ảnh mến yêu và hào hùng của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những người chiến sĩ này đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Miền Nam Việt Nam tự do; nhưng đã bị quốc gia đồng minh là Hoa Kỳ bỏ rơi để bị thua trận - theo cách nhìn và tựa đề cuốn băng của nhà sản xuất SBTN.
Nước Mỹ đang trong cơn hoạn nạn. Chúng ta đang trong cơn hoạn nạn. Các nhân viên y tế ở tuyến đầu ngày càng nhiều người ngã bệnh, phần lớn vì họ đang thiếu trầm trọng dụng cụ bảo vệ y tế tại các bệnh viện. Để cám ơn và bảo vệ những anh hùng tuyến đầu, hệ thống truyền hình SBTN, Bên Em Đang Có Ta Foundation và tổ chức Rise sẽ tổ chức chiến dịch quyên góp “Sing For Our Heroes”. Với sự tham gia của những ngôi sao âm nhạc hải ngoại, chiến dịch sẽ quyên góp để cung cấp các dụng cụ y tế cho những bệnh viện và trung tâm y tế tại các tâm dịch đang có nhu cầu cấp bách như New York, New Jersey, Louisiana, California, v.v...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.