Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

19/10/202110:28:00(Xem: 3765)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau màn ra mắt ấn tượng tại 19 rạp vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day, lọt vào “Top 10” phim mới phát hành đạt doanh thu phòng vé cao nhất tại Hoa Kỳ, và xếp thứ nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) đã vượt mốc 1 triệu USD chỉ sau ba kỳ nghỉ cuối tuần, trở thành phim Việt Nam đầu tiên trong lịch sử đạt mức doanh thu phòng vé này tại Hoa Kỳ.
Lần đầu gặp anh Trường Hải năm 1982 tại Calgary Canada, lúc đó anh qua trình diễn mấy ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Chí Thiện Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Lần thứ nhì tại Quận Cam, cuối tháng 11 năm 2014 để phỏng vấn viết bài về anh. Mời đọc để tưởng nhớ ca nhạc sĩ Trường Hải vừa từ giã nhân thế sáng ngày 11 tháng 6 năm 2021 tại Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi.
Có những tiếng hát và lời ca mà chỉ cần một lần nghe qua cũng đủ cho dư âm của nó đọng lại tận đáy sâu của ký ức và lòng mình. Trong số đó, đối với tôi nó chính là tiếng hát của người nữ ca sĩ Thu Vàng.
Chỉ với 19 rạp, Bố Già (Dad, I'm Sorry) gây chú ý khi lọt top 10 phim đạt doanh thu phòng vé cao nhất Hoa Kỳ dành cho các bộ phim mới phát hành vào cuối tuần dịp Lễ Memorial Day năm nay, và xếp hạng nhất xét theo doanh thu trung bình mỗi rạp
Cái tên Trung Nghĩa Tây Ban Cầm được giới yêu nhạc biết tới từ cuốn Cassette đầu tiên phát hành ở hải ngoải năm 1976 là cuốn Khi Tôi Về với tiếng hát Khánh Ly và một cây đàn ghi ta Trung Nghĩa.
Nhận được tin buồn, Nhà Nghiên Cứu Gốm Sứ và Nhà Sưu Tập Mỹ Thuật Trống Đồng Phan Quốc Sơn, đã từ trần ngày 18/5/2021 tại tự gia ở Quận Cam. Việt Báo cùng toàn thể thân hữu gần xa xin chia buồn cùng chị Monique Lâm và tang quyến. Đồng Kính Phân Ưu: Kiều Chinh, Trần Dạ Từ-Nhã Ca, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Tấn Hải, Khánh Trường, Trịnh Y Thư, Trần Hạnh, Phạm Việt Cường, Phạm Phú Minh, Phạm Quốc Bảo, Nguyên Khai, Ann Phong, Huỳnh Hữu Ủy, Nguyễn Việt Hùng, Cao Bá Minh, Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp, Hồ Thành Đức, Nguyễn Đình Thuần, Đặng Phú Phong, Bích Huyền, Nguyễn Thanh, Adam Hồ, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn Tú A, Trần Duy Đức, Lê Quang Hào, Vũ Quí Hạo Nhiên-Y Sa, Hòa Bình
Dựa theo web-drama thành công cùng tên, Bố Già (Dad, I’m Sorry) dẫn dắt chúng ta đi sâu vào cuộc sống trong những con hẻm nhỏ Sài Gòn thông qua nhân vật Ba Sang (Trấn Thành), một ông già bao đồng, luôn hết lòng vì mọi người. Sống trong một gia đình không hòa thuận êm ấm, ngày qua ngày, Ba Sang hi sinh bản thân để duy trì sự cân bằng mong manh giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ của mình. Là sự pha trộn hoàn hảo giữa yếu tố hài hước và đồng cảm, Bố Già (Dad, I’m Sorry) mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, theo phong cách Little Miss Sunshine, với góc nhìn độc đáo và ý nghĩa về những kiểu gia đình phức tạp.
Berlin sinh vào ngày 11 tháng 5 năm 1888 tại Israel Beilin, trong lãnh địa của Đế Quốc Nga. Dù gia đình ông đã đến từ một làng nhỏ người Do Thái tại Tolochin (ngày nay là Belarus), giấy tờ nói rằng ông đã được sinh tại Tyumen, Siberia. Ông là một trong 8 người con của Moses (1848-1901) và Lena Lipkin Beilin (1850-1922). Cha ông, người điều khiển ban nhạc tại giáo đường, đã đưa cả gia đình đến Mỹ, giống như nhiều gia đình Do Thái khác đã làm như thế vào cuối thế kỷ 19. Ngày 14 tháng 9 năm 1893, gia đình ông đến Đảo Ellis tại Thành Phố New York. Gia đình rời lục địa cũ từ Antwerp trên tàu SS Rijnland từ Red Star Line.
Cô nói trong đêm Oscar ở Los Angeles: "Tôi đã luôn tìm thấy tính thiện trong mọi người tôi gặp, mọi nơi tôi đi trên thế giới (cầm tượng vàng lên) và giải này là giành cho mọi người có niềm tin và lòng can đảm để sống với tính thiện trong mình và người, bất kể gian nan cuộc đời thế nào. Và giải thưởng này là cho quý vị, chính quý vị là cảm hứng để tôi tiếp tục."
Tuy từ nay chúng ta sẽ không còn được gặp cô, không còn được nghe trực tiếp “tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng” đã làm rung động lòng người nhạc sĩ năm nào, nhưng tôi chắc rằng chúng ta vẫn nhớ và yêu quý mãi giọng ca ấy, giọng ca thật xứng danh là giọng ca “vàng mười’.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.