Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2722)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nói đến việc tập hát Karaoke, tôi nghĩ, có lẽ không có công việc gì mà một số lớn người Việt có thể tự nguyện tập luyện hăng say như vậy. Thời giờ dùng để tập hát, có lẽ, ngang ngửa với thời giờ xem phim bộ. Say mê. Tưởng tượng. Đi làm về, bật máy lên hát. Ngủ dậy, vừa thay đồ vừa hát lập đi lập lại kẻo quên giai điệu. Tắm hát. Lái xe hát. Vào sở làm, hát lén. Ăn trưa ngồi một mình, hát lẩm bẩm. Tôi có một anh bạn, ngày thường cũng như cuối tuần, ngoài những lúc đi họp hát, lúc nào cũng thấy anh ngồi thẳng thóm nơi ghế sa lông dài, nhìn chăm chăm vào máy truyền hình, miệng hát và tự làm duyên một mình, tay đưa lên diễn tả như đang đứng trên sân khấu. Vợ anh ta than phiền, Ổng không làm gì hết. Tối ngày ngồi một chỗ hát đến nổi lủng luôn ghế da. Năm xưa, vợ chờ chồng đi chinh chiến đến nổi hóa đá. Nay, vợ chờ chồng ca hát, lạnh lẽo gối giường. Khuya khoắt mới chịu vào ngủ. Bạn tôi đến nay đã thành ca sĩ đối với một số thân hữu có giới hạn.
Sài Gòn đại dịch, những con đường vắng ngắt, những con hẻm buồn tênh, những mặt người sầu lo. Quán xá hoang vu, chợ búa im lìm, thành phố phong tỏa rồi. Dòng người nghẹn ngào, lìa xa thành phố, tìm đường về quê, nương náu với người thân, ước mong trở lại khi dịch cúm không còn. Nhưng anh còn em, đôi ta còn nhau, ta yêu Sài Gòn bao mùa mưa nắng, ta thương Sài Gòn năm tháng vẫn hiên ngang. Vững tin quê hương lướt qua cơn đại dịch.
Có một sự kiện rất lý thú là trong Kinh Phật kể chuyện một hôm, lúc Đức Phật còn tại thế, các nhạc thần Càn Thát Bà (Gandharva) đã đến chỗ Đức Phật và tấu nhạc để cúng dường Ngài và Đại Chúng. Nhạc của những nhạc thần này hay và sống động đến độ nhiều vị đệ tử của đức Phật cũng bị lôi cuốn và đứng dậy nhảy múa theo tiếng nhạc dù chỉ là giây lát. Sự việc này cho thấy rằng từ thời Đức Phật vào thế kỷ thứ 6 trước tây lịch âm nhạc đã xuất hiện trong các pháp hội, các sinh hoạt của thất chúng đệ tử Phật.
Anh bạn thi sĩ, Nguyễn Bá Trạc, cho tôi một lời khuyên, khi mới vừa bước chân vào xóm văn chương. Anh nói: -“Ai khen mình, dù không đúng, cũng vui. Nếu khen đúng, lại càng vui hơn. Ai chê mình, dù không đúng, cũng buồn. Nếu chê đúng, lại càng buồn hơn.” Thật là chí lí. Tôi có hàng trăm kinh nghiệm về chuyện này. Trong các loại chê, lời vợ chê là đau đớn nhất, lưu trữ lâu dài nhất, thông thường là đúng nhất. Nếu biết sửa đổi những gì vợ chê, những người đàn ông đó đều trở thành thiên tài. Còn lời vợ khen thì sao? Đề phòng, sắp tốn tiền.
What the Horse Eats, tựa đề tiếng Việt là Trong Bụng Ngựa, là vở opera kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởng ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu. Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận
Trầm Tử Thiêng đã hiến trọn một đời cho âm nhạc, ông được hàng triệu người thương yêu mến mộ. Kho tàng nghệ thuật của ông là 200 ca khúc tình yêu, thân phận, quê hương và chiến chinh. Hành trình sáng tác cũng như tác phẩm của Trầm Tử Thiêng gắn liền với thời cuộc của đất nước và mối tình của chính cuộc đời ông…
Không hiểu vì lý do gì mà nhạc sĩ Lan Đài sáng tác nhiều ca khúc mang nỗi buồn man mác xa xôi trong khi nghề nghiệp và tình yêu với cuộc sống cũng là niềm ước mơ của nhiều người. Trong thời gian qua, tôi đã viết nhiều về thơ văn nơi phố cổ Hội An, càng về già càng nhớ nơi chốn với bao nhiêu kỷ niệm của thuở học trò. Hai đêm qua, tôi nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Lan Đài và viết những dòng nhạc về ông với niềm thương cảm.
Trong hồi ký, Bejarano kể rằng việc bà được cứu bởi các binh sĩ Hoa Kỳ là những người đã cho bà cây đàn accordion, mà bà đã chơi vào ngày binh sĩ Mỹ và những người sống sót của trại tập trung nhảy múa chung quanh tấm hình bị đốt cháy của Adolf Hitler để ăn mừng Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Bejarano đã di cư tới Do Thái sau chiến tranh và lập gia đình với Nissim Bejarano. Cặp vợ chồng này có 2 người con, Edna và Joram, trước khi trở về Đức vào năm 1960. Sau một lần nữa chống chủ nghĩa bài Do Thái công khai, Bejarano quyết định hoạt động chính trị, đồng sáng lập Ủy Ban Auschwitz vào năm 1986 để giúp những người sống sót nền tảng cho những câu chuyện của họ.
Steven Spielberg, người viết truyện mà bộ phim “The Goonies” dựa vào đó để đóng, nói với Variety rằng Donner là “thiên tài về rất nhiều thể loại.” “Ở trong quỹ đạo của ông ấy giống như đi chơi với người huấn luyện yêu thích của bạn, giáo sư thông minh, nhà động viên quyết liệt, người bạn đáng mến nhất, đồng minh trung thành nhất, và – dĩ nhiên – Goonie vĩ đại nhất,” theo Ông Spielberg cho biết. Sinh tại Quận Bronx, New York, Donner đã bắt đầu vào ngành truyền hình vào đầu thập niên 1960s, với nhiều uy tín gồm loạt phim “The Twilight Zone” và phim kinh dị tình báo “The Man From Uncle.” Nhưng phải đợi đến giữa thập niên 1970s ông mới ghi dấu ấn tại Hollywood. Tác phẩm “Superman” năm 1978 của ông với sự tham gia của ngôi sao Christopher Reeve thường được xem như là phim siêu anh hùng hiện đại đầu tiên.
Spears đã chỉ trích cách mà gia đình của cô, gồm cha cô là ông Jamie Spears, đã hành xử quyền giám quản đối với cô và phản ứng với những quan ngại của cô về việc chăm sóc của cô. “Gia đình tôi đã chẳng làm điều gì cả,” theo cô nói. “Bất cứ điều gì xảy ra đối với tôi cũng phải được chấp thuận bởi cha tôi… ông là người chấp thuận mọi thứ. Cả gia đình tôi đã không làm gì cả.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.