Hôm nay,  

Thái Thanh, Một Người Nghệ Sĩ Về Âm Nhạc Và Hội Họa

19/03/202016:30:00(Xem: 3139)



Tôi muốn được gọi Thái Thanh là một nghệ sĩ hơn là ca sĩ bởi tiếng hát của bà đã vượt lên trên sự thưởng thức âm nhạc bình thường của người nghe vì khi nghe bà hát, trái tim của chúng ta đã rối nhịp đập và trí óc của chúng ta đã thay đổi mọi suy tư và hình ảnh.


Không phải ca sĩ nào cũng có thể làm hồng hào và làm đẹp cuộc đời hay xoa dịu an ủi được nỗi buồn của người nghe.


Mỗi lần mở lại bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị , nhạc Pham Duy, thơ Phạm Thiên Thư  sáng tác năm 1971, tôi thật yêu và thật rung động vô cùng ở chữ NHỎ của câu: 


Em tan trường về

Đường mưa nho NHỎ 


Tôi nghĩ những ca sĩ đã từng hát bài Ngày Xưa Hoàng Thị từ năm 1971 tới nay dù ở hải ngoại hay quốc nội, chưa ai có thể làm cho con “ Đường mưa nho NHỎ”   có thể NHỎ đến mức độ lòng mình phải trùng xuống đến tận vực đáy của trái tim và thân phận mình phải tự bó gối thu cuộn lại thật im và thật bé để có thể ôm lấy chữ NHỎ của Thái Thanh khi buông ra, không dám thở mạnh vì sẽ làm tan vỡ cái không gian rất bé bỏng mỏng manh thật lãng mạn của “đường mưa nho nhỏ”.

Người thưởng thức với nhận xét về kỹ thuật thanh nhạc và âm nhạc của bà ghi ra rằng:

“Nhờ ảnh hưởng từ nhạc cụ dân tộc của cha, Thái Thanh đã tự luyện âm theo lối chầu văn, hát chèo, vì thế tiếng hát của bà nồng đượm các làn điệu dân ca quê hương… về sau do tự học sách nhạc của Pháp mà tiếng hát đặc biệt của bà lại hòa trộn được giữa chất opera của phương Tây và chất dân ca dung dị của Việt Nam.

Tuy nhiên, đấy chỉ là phần kỹ thuật mà người ca sĩ nào cũng có thể học hỏi được. nhưng từ trí óc đi xuống trái tim và tuôn ra bằng hơi thở tiếng hát, mỗi người chuyên chở âm nhạc đến với người nghe bằng nhiều cách khác nhau.

Chuyên chở âm nhạc theo nguyên bản bài hát hay giữ đúng sắc mầu của ca khúc hình như không phải là ý muốn của người viết nhạc và cũng không phải là ý thích mong chờ của người nghe.

Sự rung động của người hát khi ca khúc được hát lên, không phải ở trọn vẹn bài hát mà chính là ở trong trái tim người hát khi va chạm phải nó, có thể ở một câu hay một chữ nào đó trong đó.

Từ va chạm đó, người hát tự hiện thân thay cho tác giả để nói lên, kể lên, hát lên một câu chuyện bằng âm thanh trầm bổng dịu dàng hay rạo rực tha thiết. 

Lúc va chạm đó chính là lúc người hát trở thành một người họa sĩ đã tô mầu thêm sắc vào bức hình và đã vẽ ra được một bức tranh tuyệt vời khác hẳn nguyên bản gốc cho người nghe nhìn thấy và cảm thấy trong trí óc mường tượng của mình.

Thái Thanh đã vượt qua ngưỡng cửa của một người ca sĩ để trở thành một người nghệ sĩ chân chính và tuyệt vời. 

Một người nghệ sĩ về âm nhạc khi bà chuyên chở âm nhạc đến người nghe với một sự rung động chân thành sâu xa từ trái tim của mình ở từng chữ của ca từ bài hát và đã khuấy lên được xúc cảm của người nghe khi va chạm. 

Rồi từ đó, bà đã hiện thân là một người nghệ sĩ về hội họa để vẽ ra cho người nghe một bức tranh đơn giản trong mường tượng, đậm đà về mầu sắc hay bắt mắt về hình ảnh hoặc phong phú về chữ nghĩa, không cầu kỳ khó hiểu với vài nét tô điểm đơn sơ như thủy mặc.

Bên cạnh người nghệ sĩ về ca hát, Thái Thanh đã trở thành một người nghệ sĩ về hội họa ở ngay mỗi bài hát bà cất tiếng lên vì luôn luốn có một vài nét chấm phá từ trái tim, một vài nét chấm phá nho NHỎ.

Tôi sẽ giữ những cái nho NHỎ này của bà mãi mãi trong trái tim và cầu chúc bà thanh thản bình yên ở một nơi mà tiếng hát của bà luôn luôn là nỗi nhớ của tôi.


Nguyễn Ngọc Phúc 

03/19/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuyển tập nhạc "DUYÊN", Trần Kim Bằng với những sáng tác mới đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, ngoài tình ca, còn có những ca khúc về quê hương đất nước, gửi gấm tâm tình chung của người Việt xa xứ viết cho quê mẹ.
Đại dịch vi khuẩn corona đã làm mọi thứ đảo lộn. Từ những sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội đến những hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đến sự tiếp xúc gần sát, tất cả đều bị hạn chế, ngưng trệ và khi bắt đầu trở lại thì mọi thứ cũng phải đổi thay. Lãnh vực nghệ thuật giải trí cũng chịu chung số phận. Sau nhiều tháng ngưng hoạt động vì đại dịch, các hoạt động đóng phim và truyền hình đang bắt đầu trở lại, nhưng với một kỷ nguyên mới, theo ký giả và nhà viết kịch bản phim/Truyền Hình Beth Webb cho biết trong bài nghiên cứu của bà được đăng trên mục Văn Hóa của trang mạng Đài BBC tiếng Anh hôm 23 tháng 8 năm 2020. Kể từ khi chính phủ Anh bật đèn xanh cho sự hoạt động của truyền hình và phim theo các biện pháp an toàn mới hạn chế vào tháng 6, việc sản xuất đã từ từ hoạt động trở lại. Nhưng đối với sự tái hoạt động của các lãnh vực này thì phải tuân theo các hướng dẫn an toàn mới, họ đã phải tự điều chỉnh lại cách họ tiếp cận vai trò của họ.
Regis Philbin, là người điều hợp chương trình nổi tiếng “Live!” và chương trình “Who Wants to Be a Millionaire,” đã qua đời hôm 24 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 88 tuổi, theo bản tin của báo Huff Post cho biết hôm 25 tháng 7. “Chúng tôi đau buồn vô hạn để chia xẻ rằng Regis Philbin yêu dấu của chúng tôi đã từ giã cuộc đời một cách tự nhiên, một tháng trước ngày sinh nhật thứ 89 của ông,” theo thông báo từ gia đình gửi tới báo People hôm Thứ bảy.
Ban ca nhạc Bình-Minh được thành lập vào giữa thập niên 50 của thế kỷ XX. Ngày Đài Phát Thanh Nha-Trang được khánh thành, trong khuôn viên Tòa Tỉnh, ban Ca Nhạc Bình-Minh đã góp mặt.
Tháng 6 là tháng âm nhạc của người Mỹ gốc Phi Châu tại Hoa Kỳ. Nói cho có đầu có đuôi thì vào ngày 7 tháng 6 năm 1979, Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ban hành sắc lệnh ghi nhận rằng tháng 6 là tháng âm nhạc của người da đen ở Mỹ, theo www.en.wikipedia.org. Trong tuyên bố năm 2016, Tổng Thống Barack Obama nói rằng âm nhạc và các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đã giúp đất nước này “để khiêu vũ, để bày tỏ niềm tin của họ qua bài hát, để tụ tập biểu tình chống bất công, và để bảo vệ sự cam kết chắc chắn của quốc gia này đối với sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.” Sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, những cuộc biểu tình rầm rộ đã bùng nổ trên khắp nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để chống lại sự bạo hành của cảnh sát và sự kỳ thị chủng tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu đã có mặt ở Mỹ trên 400 năm kể từ khi người nô lệ Phi Châu đầu tiên được chở tới Jamestown tại Virginia vào năm 1619
Riêng chúng tôi- những người trong nhóm thân hữu “Hội Ca Cầm”- thì không bất ngờ trước sự sung mãn trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 1984, anh Lộc (nhóm chúng tôi vẫn gọi như thế) hay đến “hát chui” tại những buổi văn nghệ bỏ túi tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, của ca sĩ Duy Trác, của nhà văn Nguyễn Đình Toàn. Chúng tôi đã nghe rất nhiều sáng tác của anh Lộc sau 1975 trong khoảng thời gian này, mà không phải tất cả đều được phổ biến chính thức tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, điểm đặc trưng nhất của nhạc Trần Quang Lộc là giai điệu của một kẻ lãng du, như bài hát Lãng Du Ca mà anh đã sáng tác từ trước 1975
Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô
Mùa hè năm 1979 tại thành phố Vancouver Canada có ngày lễ hội văn hóa dành cho các sắc tộc và cộng đồng Việt Nam lúc đó tuy không nhiều nhưng cũng có tham dự. Một chị từng là sinh viên du học Nhật Bản và sau biến cố 1975 thì định cư Canada- chị mặc chiếc áo dài và dân Canada ngạc nhiên thích thú. Có người tò mò hỏi trang phục đó là của dân tộc nào thì được cho biết đó là áo dài Việt Nam.
Năm 2005 thành phố San Jose có nghị quyết công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại đây- điều này đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chí Phúc viết nên ca khúc Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay. Năm 2006, Thống đốc California là Arnold Schwarzenegger ký sắc lệnh công nhận Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng Việt Nam tự do ở tiểu bang California. Tác giả đã thu âm bài hát Cờ Vàng Bay Trên Thành Phố Ta Hôm Nay, hợp ca 2 nam 2 nữ và gởi tặng CD cho Thống đốc để bày tỏ lòng tri ân.
Bài hát như là một câu chuyện mà tôi viết với hình ảnh của một người cha, người vợ và những đứa con thơ, nhưng đây không phải là câu chuyện của một cá nhân nào, mà đó chính là câu chuyện được viết chung cho tất cả các nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Họ là Những Thiên Thần Áo Trắng và dù họ đã chắp cánh bay xa, nhưng họ sẽ để lại cho chúng ta mãi mãi sự biết ơn và cho thế gian này sự hồi sinh từ sự hy sinh cao cả của họ. Tâm khúc này cũng được Nhạc sĩ Cao Minh Hưng dịch sang tiếng Anh với tựa đề "Angels In Scrubs" để các y tá, bác sĩ, những nhân viên y tế không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu được sự biết ơn mà người Việt Nam chúng ta dành cho họ trong cơn đại dịch này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.