Trust/Niềm Tin của Hernan Diax Đoạt giải Pulitzer 2023

19/05/202300:00:00(Xem: 427)
trust
Hình bìa sách “Trust” của Hernam Dias.

Giải Putlizer 2023 vào tay Hernam Dias, tác giả của hai cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, In the Distance, lọt vào chung kết giải Pulitzer 2018 và giải PEN/Faulkner. Ông cũng đã viết một cuốn sách gồm các bài tiểu luận, và các bài viết của Ông xuất hiện trên The Paris Review, Granta, Playboy, The Yale Review, McSweeney's, và những nơi khác. Ông đã nhận học bổng Guggenheim, giải thưởng Whiting, giải thưởng văn chương quốc tế William Saroyan và học bổng từ Trung tâm Học Giả và Nhà Văn Cullman của Thư viện New York.
 
Trust (tạm dịch là Niềm Tin) là cuốn sách thứ hai, đoạt giải Putlizer 2023, thuật lại những khúc mắc của chủ nghĩa tư bản thời hiện đại. Mở đầu bằng sự việc dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, sau những đợt bùng nổ và sụp đổ của lịch sử kinh tế từ quan điểm của từng cá nhân. Trust là một tác phẩm hiện đại táo bạo — trong suốt bốn màn, mỗi màn được đóng khung như một “cuốn sách” — tìm cách phá bỏ những quy ước chắc nịch làm nền tảng cho những huyền thoại về sức mạnh của nước Mỹ.
 
Trust (Niềm Tin) bắt đầu giống như một cuốn tiểu thuyết tư sản thông thường miêu tả đời sống thâm cung và không gian gia đình của giai cấp thống trị. Màn đầu hay “cuốn sách đầu” - “Bonds” (Trái Phiếu) - một cuốn sách lật trang lột tả một nhà tài phiệt thành công của thập niên 1920 tên là Benjamin Rask và căn bệnh bí ẩn và cái chết của vợ ông, Helen - như một lối kể chuyện dụ dỗ, lôi cuốn độc giả vào thế giới nhung lụa của 1 phần trăm số người giàu có trên thế giới. “Với sự đối xứng lệch lạc,” người kể chuyện rỉ vào tai người đọc rằng “khi Benjamin vươn lên một tầm cao mới, thì tình trạng của Helen lại sa sút trầm trọng.”

Màn hai hay cuốn thứ hai, “My Life” (Đời Tôi) chõi ngược về phong cách: Đó là lời kể ở ngôi thứ nhất của một nhà tài phiệt tên là Andrew Bevel, người mà sự miêu tả thành công của ông trên thị trường chứng khoán và người vợ vừa qua đời của ông, Mildred, giống một cách kỳ lạ so với câu chuyện vừa được chuyển tiếp trong “Bond”

Các đặc điểm chồng chéo giữa hai cuốn sách 1 và 2 kỳ lạ đến mức người đọc tưởng như một sự nhầm lẫn.

Nhưng cuốn thứ ba, “A Memoir, Remembered,” làm rõ lý do của sự trùng lập này. Lời tường thuật ở góc nhìn thứ nhất này được viết bởi người viết mướn của Bevel, Ida Partenza, con gái của một người theo chủ nghĩa vô chính phủ người Ý, người làm việc cho kẻ thù giai cấp của họ. Tuy nhiên, đã được Bevel tin tưởng, Ida nhiều năm sau cái chết của ông ta đã có thể phản bội lại ông: Hồi ký của cô tiết lộ “Bonds” là tác phẩm hư cấu được che đậy mỏng manh về cuộc đời của Bevel sau cái chết của Mildred. Và cuốn tự truyện của Bevel được dàn dựng công phu để có thể “bẻ cong và sắp xếp thực tế”, như ông ta sinh thời thường giải thích với cô.

Khi chuyển từ người kể chuyện linh hoạt, đầy hiểu biết của “Bonds” sang cách viết dở dở ương ương của Bevel, người đọc khựng lại — và nghiệm ra phần sau nữa cũng được tái tạo — Tác giả gợi ý rằng không thể tin tưởng vào quan điểm cá nhân nào. Mỗi phần tiếp theo đều gây khó khăn và rắc rối về cách tiếp cận những phần trước - tiêu đề của cuốn tiểu thuyết vừa trở thành một vở kịch về công cụ tài chính vừa là một hướng dẫn diễn giải cho người đọc. Diaz khiến người đọc phải đoán xem thế nào là “thực” (một từ xuất hiện 34 lần trong tiểu thuyết). Một nhân vật đáng tin cậy nhất, nhưng chỉ cần điều chỉnh ống kính một chút thì tất cả những gì đã được thiết lập sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức.

Cuốn sách thứ tư “Futures” làm sáng tỏ bí ẩn, là màn cuối cùng thể hiện tiếng nói không bị sàn lọc của chính Mildred. “Futures” bao gồm các mục nhật ký của Mildred từ những ngày cuối cùng của cô trong một viện điều dưỡng ở Thụy Sĩ khi cô ấy dường như rơi vào trạng thái điên loạn.

Cuốn sách kết thúc không làm sáng tỏ chính xác đâu là phiên bản thật của câu chuyện, khiến người đọc phải suy đoán xem đâu là “thật” và đâu là “giả”. Tại sao Mildred đột nhiên bị ốm ngay khi tài sản của Bevel đang tăng lên kếch sù, và liệu cô ấy có phải là tác giả bí mật của “Bond” hay không là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. “Trong và ngoài giấc ngủ,” đoạn cuối của Mildred viết, “giống như một cây kim chui ra từ dưới tấm vải đen rồi lại biến mất. Chưa đan bện.”

Trust không kết một cách cao trào mà bằng một màn ảo thuật biến mất — và chỉ là tiếng thì thầm hút dần về một người nữ phi thường. Chúng ta có thể không nhìn ra cốt lõi bí ẩn của câu chuyện. Nhưng đó không phải là vấn đề. Thay vào đó, chúng ta ít nhất bắt đầu nghiệm ra rằng khả năng “thấy” của mình thật không là gì cả.
 
Cung Đô biên dịch và tóm lược
 
*Nguồn: Bài “We Tell Ourselves Stories About Money to Live”, Jane Hu, tạp chí The Atlantic.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mẩu đối thoại trên là của chàng thanh niên 27 tuổi là Ralph White với nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975 của miền Nam Việt Nam trong cuốn hồi ký Thoát Khỏi Sài Gòn (Getting Out of Saigon) của ông vừa được nhà xuất bản Simon and Schuster phát hành...
Hai mươi lăm truyện trong tập sách, ngoài những mảnh đời oái oăm của thế thái nhân tình trong đời sống xã hội hiện tại. Bạn và tôi còn đọc được những câu chuyện thú vị như: Vong Hồn Trên Sông, Đứa Con Phù Thủy, Đôi Mắt Tiền Kiếp, Hẹn Hò… Những câu chuyện có tính cách hoang đường, ma mị, xảy ra ở một quận lỵ heo hút nào đó của tỉnh Quảng Trị, nơi tác giả sinh ra và đã có một thời thơ ấu êm đềm...
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. // I cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.
Tác giả là Ben Kiernan, sinh năm 1953, từng là Giáo sư “Sử học và Các Môn Học Quốc tế và Vùng” tại Đại học Yale nổi tiếng. Ông từng lập ra Chương trình về Diệt Chủng Cambodia và Chương Trình Nghiên Cứu Về Diệt Chủng. Sách của ông trước đây bàn về diệt chủng ở Cambodia cũng như trong những giai đoạn khác của lịch sử loài người
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.