Hôm nay,  

Phạm Xuân Tích: Suy Tư và Ước Mơ

20/12/202219:02:00(Xem: 2300)
Điểm sách

pxtich 


Khi nhận được tập tiểu luận Suy Tư và Ước Mơ của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng’’. Tôi sực nhớ đây là tác phẩm của tác giả vừa bước vào tuổi tám mươi mốt. Chắc chắn phải là tiếng hót của con chim bị nhốt trong chiếc lồng hạn hẹp của không gian và thời gian còn lại. Chính tác giả đã viết trong phần “Lời Mở” của tập tiểu luận này: “Không có tuổi nào hạn định ước mơ, cũng không có ước mơ nào hạn định tuổi tác...”

 

Có thể nói “Lời Mở” của tâp tiểu luận, thật sự nói lên nội dung của thiên tiểu luận mà tác giả Phạm Xuân Tích có tham vọng triển khai và phân tích khả năng trí tuệ của con người mà ông thu gọn trong 5 chữ “Suy Tư và Ước Mơ”. Ngay phần đầu của “Lời Mở”, tác giả đã khẳng định: “Không có một giá trị duy nhất nào đặt thành một tiền đề cũng không có một quan điểm riêng tư nào được áp đặt làm tiêu chuẩn”. Con người sống với một tư duy tự do. Điều này khiến tôi nhớ đến câu nói thời danh của nhà tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Trần Bạt:“Con người sanh ra đã có tự do. Tự do như tài sản vốn có của con người. Tự do là một không gian dành cho mỗi cá nhân, tùy thuộc vào khả năng của mình, mỗi cá nhân đều có quyền làm chủ không gian ấy, khai thác nó và hơn nữa là mở rộng nó”. (*) Ý tưởng này tương tợ với tư tưởng của tác giả Phạm Xuân Tích: “Con người được sinh ra nơi trần thế, với tất cả sự tự do của tâm linh trong môi trưng sống, của ước vọng riêng tư cũng như ước vọng tìm tới. Phải chăng đó là điều kiện hin hữu tự nhiên”.

 

Liền sau đó tác giả Phạm Xuân Tích nhìn nhận cái thế giới mà chúng ta đang sống, trong mọi hoàn cảnh với cái giới hạn của không gian và thời gian, đã có những khác biệt của các hệ tư tưởng diễn biến liên tục, tạo ra những xung đột. Do đó không có thời kỳ hòa bình thật sự lâu dài, và đó là những dữ kiện lịch sử tiến hóa của nhân loại. Nhận định trên của tác giả nhắc tôi nhớ lại lời ghi chú lớn của sử gia Will Durant trong tuyển tập The Lessons of History: “Chiến tranh luôn gắn bó với lịch sử loài người ngay cả trong thời đại tiến bộ và dân chủ. Trong suốt 3421 năm biên niên sử của nhân loại chỉ tìm thấy 268 năm không có chiến tranh. Hòa binh chỉ là thế quân bình tạm bợ được dàn dựng do những siêu cường hoặc các thế lực có sức mạnh ngang nhau...” (**). Những dữ kiện lịch sử này, đánh tan giấc mơ của nhiều người khi họ “suy tư và ước mơ” về tương lai nhân loại. Trong một bài viết, nhà bình luận thời sự Pháp, Archange Flippé, cho rằng con người là con vật bất toàn (l’homme est un animal imparfait). So sánh với các chủng loại khác, tạo hóa đã tạo ra con người với nhiều nhược điểm, nhất là về sức vóc. Chính vì các nhược điểm ấy đã thúc đẩy con người tìm cách tạo ra ngôn ngữ để đối thoại đoàn kết với nhau. Do đó con người trở thành con vật siêu đẳng khống chế những chủng loại khác. Con người đã biết sáng chế kỹ nghệ, xây dựng cơ xưởng, chế tạo xe hơi, máy bay, tàu thủy, tàu lặn, vũ khí... Và nhất là con người đã tạo ra những hệ tư tưởng khác nhau, đưa đến sự tranh chấp giữa các ý thức hệ gây ra chiến tranh cục bộ, đại chiến thế giới. tiêu diệt lẫn nhau hàng loạt...

 

Nhân loại hôm nay, cứ tưởng mình đã thoát khỏi những nhược điểm mà tạo hóa bất công đã ban phát cho con người. Nhưng trong thực tế con người vẫn là con vật bất toàn,  L’homme demeure un animal imparfait...

 

http://welovewords.com/documents/lhomme-est-un-animal-imparfait


Thật sự, dưới ánh sáng của mặt trời không có gì mới lạ hôm nay so với hôm qua. Từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Antoine Lavoisier đã đánh động cho nhân loai biết: Rien ne se perd, Rien ne se crée, tout se transforme. Không có gì mất đi cũng không có gì là mới lạ, tất cả chỉ là sự chuyển dịch ngay cả Suy Tư và Ước Mơ của nhà tư tưởng Phạm Xuân Tích mặc đầu ông đã viện dẫn những sử liệu từ thời cổ đại đến thời dân chủ hiện đại, để chứng minh rằng con người luôn cố gắng biến chuyển thay đổi bộ mặt xã hội ngày càng tốt hơn, đưa nhân loại đến môt thiên đường. Tuy nhiên thiên đường luôn ở phía trước, ngoài tầm với của một nhân loại bất toàn.


Trước khi kết thúc tập tiểu luận Suy Tư và Ước Mơ, tác giả Phạm Xuân Tích nhắc lại những “suy tư và ước mơ” của riêng ông về tương lai của đất nước xuyên qua câu chuyện trao đổi giữa tác giả và ông Vương Văn Bắc, cựu Ngoại trưởng của chính phủ VNCH. Tác giả Phạm Xuân Tích cũng nhắc lại quyết nghị của Đại hội Văn bút Thế giới lần thứ 61 năm 1994 tại Prague, lên án chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền và yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:

 

1. Phải tôn trọng các điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quôc Tế  Về Nhân Quyền. Đặc biệt Điều 19, đảm bảo quyền Tư Do Phát Biểu Tư Tuỏng.

 

2. Thả hết các tù nhân vì đã sử dụng quyền tự do tư tưởng này.

 

Vâng, dù là con người là con vật bất toàn đi chăng nữa, Tự Do Tư Tưởng được coi như là tài sản vốn có của nó. Không ai có quyền tước đoạt Tự Do Tư Tưởng của con người.

 

Đào Như

(Dec. 20, 2022)

 

Ghi chú:

 

(*) Nguyễn Trần Bạt, “Cội Nguồn Cảm Hứng” Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2011.

(**) Will and Ariel Durant, “The Lessons of History”, 1968, NXB Simon & Schuster, NY.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta chỉ ngưng lại một khoảnh khắc để hình dung ra mùa Giáng Sinh và năm Mới sắp tới này ở đất nước Ukraine sẽ như thế nào? Có bao nhiêu cha mẹ mất con, bao nhiêu em bé mất cha mẹ, có bao nhiêu phụ nữ mất chồng. Sẽ không có quà tặng, không có thành phố chăng đèn, không tiếng cười, không hoa, không nến… Vẫn có tiếng súng, tiếng nổ và thật nhiều tiếng khóc của các bà Mẹ, người vợ, người chồng, trẻ em…
Chiến tranh Ukraine đã gây tang tóc và mất mát cho hàng triệu gia đình, đảo lộn thế giới và đời sống của biết bao trẻ em. Chiến tranh giết chết cha, mẹ, bạn bè, láng giềng, nhưng không giết được niềm ước mơ mãnh liệt trong lòng trẻ thơ, nhất là vào mùa Giáng Sinh. Tổ chức “Hope and Homes for Children” một tổ chức vô vụ lợi chuyên giúp trẻ em đã hỏi các em ước gì mùa Giáng Sinh năm nay, và sau đây là những gì các em chia xẻ.
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
chính sắc thái đặc dị của mỗi bài viết chuyên chở những kinh nghiệm riêng tư, không ai giống ai, của từng tác giả diễn tả quá trình thực nghiệm Chánh Pháp trong đời sống hằng ngày. Điều này giúp cho người đọc có cơ hội chiêm nghiệm con đường tu tập đa dạng và phong phú của nhiều người sống trong nhiều môi trường khác nhau, từ môi trường cá nhân, gia đình đến xã hội.
Họ đặt chân đến Kyiv đúng ngay hôm quân xâm lược Nga lần đầu tiên tấn công trực diện vào thủ đô Kyiv với cả trăm hỏa tiễn dội vào thành phố. Trong ba-lô nhà báo Đinh Quang Anh Thái khi trở về Mỹ có hai mảnh đạn pháo của quân Nga mà anh phát hiện và lượm được trên lề đường khi cúi xuống vuốt chú chó nhỏ của một người đàn ông đang điềm nhiên dắt nó đi dạo, giữa lúc lệnh báo động vẫn vang rền thủ đô Kyiv. Nếu không đến tận nơi, làm sao anh thấy được khoảnh khắc lạ lùng ấy của họ giữa cuộc chiến này?
Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Abdurazak Gurnah, người đoạt giải Nobel 2021, là câu chuyện sâu sắc về nguồn gốc của Tanzania hiện đại, và một câu chuyện tình yêu giữa hai thanh niên chạy trốn. Cuộc tìm kiếm một vị trí trên thế giới của họ mở ra trước những điều phi lý to lớn của đế chế, tập trung vào chiến dịch Đông Phi 1914-1918 và các xã hội mà nó tái tạo một cách thô bạo.
Thérèse Desqueyroux, tên tác phẩm của François Mauriac, và cũng là tên nhân vật nữ chính, ra đời từ năm 1927. Đến nay, nó đã tròm trèm trăm tuổi, trải dài 5 thế hệ...
Stephen Hawking là nhà khoa học nổi tiếng nhất sau Einstein, được biết đến với cả công trình khám phá về vật lý và vũ trụ học, lẫn khiếu hài hước tinh quái. Ông đã giáo dục hàng triệu độc giả về nguồn gốc của vũ trụ và bản chất của lỗ đen, đồng thời truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác bằng cách xem thường lời tiên đoán ban đầu đáng sợ của bệnh ALS, căn bệnh khiến ông được biết chỉ còn sống thêm hai năm. Trong cuộc sống sau này, ông chỉ có thể giao tiếp bằng cách sử dụng một số cơ bắp trên mặt, nhưng vẫn tiếp tục phát triển lĩnh vực khoa học, và là tiếng nói đáng ngưỡng mộ về các vấn đề xã hội và nhân đạo
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho
Trong một hành vi gây hấn đầy tai hại với cuộc xâm lược Ukraine, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã đẩy phương Tây trở lui lại một cuộc xung đột ý thức hệ và quân sự mà người Âu Mỹ nghĩ rằng họ đã bỏ lại phía sau từ nhiều thập kỷ trước. Mặc dù không phải là sự tái sinh của cuộc Chiến tranh Lạnh nguyên thuỷ chống lại chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu đã kết thúc khi phương Tây chiến thắng vào năm 1991 với sự tan rã của Liên Xô, cuộc xung đột hiện tại đang hình thành một cuộc chiến thế hệ tương tự giữa nền dân chủ tự do và chủ nghĩa độc tài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.