Hôm nay,  

Đặc San Văn Hóa Phật Giáo: Chuyển Hóa Khổ Đau

02/07/202100:00:00(Xem: 1915)
Dac San Van Hoa PG
hình bìa sách Đặc San Văn Hóa Phật Giáo

Đến cái tuổi nghe thuận tai tôi mới nghiệm lại cuộc đời mình có một điều rất thú vị: những món quà bất ngờ thường là quý giá, mà Đặc San Văn Hóa Phật Giáo là một bằng chứng gần nhất.

Đặc san do Hòa Thượng Thích Như Điển cố vấn và các Cư Sĩ Phù Vân, Nguyên Đạo và Nguyên Minh chủ biên và được công ty Amazon phát hành. Theo lời anh Nguyên Minh, đây là cuốn đặc san thứ ba mà quý anh đã thực hiện. Cũng theo anh Nguyên Minh cho biết rằng qua tới cuốn thứ ba thì Ban Chủ Biên có ý định mỗi năm sẽ ra một cuốn.

Mà quả thật Đặc San Văn Hóa Phật Giáo có chủ đề Chuyển Hóa Khổ Đau rất có giá trị. Sách dày 670 trang với 50 tác giả gồm chư tôn đức Tăng, Ni và văn thi sĩ Phật tử. Hình thức rất trang nhã vì tất cả hình ảnh bên trong đều in màu và đặc biệt mỗi bài đều có phần tóm tắc tiểu sử của tác giả hay dịch giả. Theo anh Nguyên Minh cho biết rằng vì số trang đã được hạn định để không phải quá dày mà số lượng bài vở nhận được thì rất nhiều, do đó Ban Chủ Biên đã phải chọn lọc rất kỹ bài vở để đăng. Điều này cũng giúp tạo cho nội dung của Đặc San thêm nhiều chất lượng.

Về bố cục, Đặc San Văn Hóa Phật Giáo gồm 4 phần chính: Nền Tảng Tu Tập, Chuyển Hóa Khổ Đau, Lịch Sử Địa Dư Nhân Vật, và Sáng Tác Văn Học. Ngoài ra chen kẽ vào các mục là các trang thơ của Tùy Anh, Thích Như Điển, Sông Thu, Tuệ Nga, và Thái Tú Hạp.

Theo Hòa Thượng Thích Như Điển trong Lời Trình Thưa, cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo đầu tiên ra đời vào năm 2019 để kỷ nhiệm Báo Viên Giác, do Chùa Viên Giác ở Đức thực hiện, tròn 40 tuổi. Sau đó, có lẽ do sự ủng hộ nhiệt thành của độc giả khắp nơi nên đến năm 2020 Đặc San Văn Hóa Phật Giáo thứ hai với chủ đề “Phật Giáo và Đời Sống” đã tiếp tục có mặt. Rồi năm nay, 2021, Đặc San Văn Hóa Phật Giáo thứ ba với chủ đề Chuyển Hóa Khổ Đau lại tiếp tục đi tiếp để trở thành Đặc San thường niên. Đây là một tin vui cho lãnh vực văn hóa văn học Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.

Về nội dung có thể nói là rất phong phú và đa dạng, gồm các bài viết của chư tôn đức Tăng, Ni và văn thi sĩ Phật tử được biết đến nhiều trong giới văn học Phật Giáo. Trong số đó gồm có Đức Đạt Lai Lạt Ma qua bản dịch Việt, Thích Thắng Hoan, Thích Bảo Lạc, Thích Như Điển, Thích Phước An, Thích Nguyên Siêu, Thích Nguyên Tạng, Thích Hạnh Tuệ, Thích Phổ Huân, Thích Hạng Giới, Thích Như Tú, Thích Nữ Giới Hương, Thích Nữ Tịnh Vân, v.v… và các văn thi sĩ Phật tử như Đỗ Hồng Ngọc, Văn Công Tuấn, Hoang Phong, Nguyễn Minh Tiến, Thái Công Tụng, Trần Trung Đạo, Đỗ Trường, Bạch Xuân Phẻ, v.v…

Tôi thích nhất và cũng dễ đọc nhất là những trang thơ. Điều làm tôi rất ngạc nhiên là trang thơ của Hòa Thượng Thích Như Điển. Trang thơ này, Hòa Thượng dịch thơ Đường của Vua Trần Nhân Tông. Lần đầu tiên tôi đọc thơ dịch của Hòa Thượng. Quả thật đó là điều thú vị đối với tôi. Chẳng hạn bài thơ Tảo Mai Kỳ Nhất (Hoa Mai Sớm Bài Một) thuộc thể loại Thất Ngôn Bát Cú của Đường Thi. Hòa Thượng Thích Như Điển đã dịch theo thể thơ Thất Ngôn Bát Cú như sau:
 
Tròn xoe năm cánh nhụy vàng phơi
Chìm bóng san hô, vảy cá trồi
Đông ba tháng lạnh cành chim trắng
Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời
Sương ngọt nức hương lay bướm dậy
Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu
Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp
Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi.
 
Bản Việt dịch tuyệt vời nhất trong bài thơ trên là hai câu 5, 6 trong chữ Hán:
 
“Cam lộ lưu phương si diệp tỉnh,
Dạ quang như thủy khát cầm sầu.”
 
Hòa Thượng Thích Như Điển dịch:
 
Sương ngọt nức hương lay bướm dậy
Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu”
 
Nhà thơ Tùy Anh, bút hiệu của Phù Vân Nguyễn Hòa, trong bài thơ “Mùa Thu Tĩnh Lặng,” với hai đoạn đầu làm người đọc khó quên vì chất thơ vừa lãng mạn vừa thoát tục:
 
“Ô hay thu tới anh nào biết,
Lá đã vàng bay đẫm mùa sang.
Mưa vẫn ru hoài lời nuối tiếc,
Một thuở bình an giữa đại ngàn.
 
Em nói, em về thăm chùa cũ,
Tụng một thời kinh để tĩnh tâm.
Tình em đã một thời phong vũ,
Nên đã tan theo cuộc hồng trần.”
 
Đó chỉ là vài bài thơ đơn cử trong Đặc San Văn Hóa Phật Giáo 2021. Phần còn lại của Đặc San mới là nhiều vô kể, mà trong đó hàng chục bài viết về Phật Pháp, về thi ca Phật Giáo, về lịch sử Phật Giáo, những truyện ngắn mang chất liệu Phật Pháp.

Chẳng hạn, bài “Những Chặng Đường Tu Tập” của cư sĩ Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến giới thiệu một cách khái quát những giai đoạn và kinh nghiệm tu tập của người con Phật ở bước đầu sơ cơ cho đến những tiến bộ cao hơn. Ở cuối bài, Nguyên Minh đã kết luận:

“Nhận thức được sự tiến triển qua từng chặn đường tu tập là một khích lệ lớn lao và sẽ củng cố niềm tin của chúng ta vào những giá trị thiết thực, lợi ích của sự tu tập. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ có khả năng nhìn nhận một cách cụ thể hơn về con đường tu tập. Đó không chỉ là những đại nguyện lớn lao bao trùm chúng sinh trong khắp pháp giới, mà cũng chính là sự chú tâm nuôi dưỡng niềm an lạc trong từng sát na của cuộc sống hiện tại này.”

Hoặc, trong bài “Chuyển Hóa: Chuyển Corona, Hóa Karuna,” cư sĩ Nguyên Đạo Văn Công Tuấn nhân chuyện đại dịch vi khuẩn corona đã dẫn giải những câu chuyện Phật Pháp liên quan đến bệnh khổ, thuốc điều trị và lòng từ bi cứu khổ chúng sinh của chư Phật và chư vị Bồ Tát.

Nếu bạn muốn tìm một cuốn sách để đọc cùng lúc nhiều đề tài về Phật Pháp và Phật Giáo thì có thể nói cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo này là một trong số những cuốn sách đáp ứng đúng mong ước của bạn. Khi bạn cầm cuốn Đặc San này trên tay rất có thể ý nghĩ đầu tiên của bạn là “hơi ngán” vì độ dày cùa sách, tới 670 trang, nhưng bạn thử nghĩ xem có cuốn sách nào mỏng mà có thể thỏa mãn được yêu cầu của bạn không. Chính vì dày nên cuốn sách mới có thể chứa đựng nội dung phong phú như thế.

Độc giả muốn có cuốn Đặc San Văn Hóa Phật Giáo này thì xin liên lạc Chùa Viên Giác ở địa chỉ

Karisruher Strasse 6
30519 Hannover – Germany
Điện thoại: +49 511 879 630
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như Không? Bút hiệu này gợi cho tôi liên tưởng ngay đến ngôn từ Bát Nhã của nhà Phật. "Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc". Giản dị mà nói: "Có tức là Không. Không tức là Có". Đứng trước cái có, cái không, như không, như có, nhà thơ Như Không đã thể hiện tinh thần Bát Nhã Ba La Mật một cách khá rõ nét:
Tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của nhà báo Kiều Mỹ Duyên đã chính thức phát hành tại Quận Cam. Tuyển tập dày 500 trang đã gói trọn tấm lòng của một người rất mực yêu thương cuộc đời, và với quê nhà.
Kể từ năm 1963 đến nay (2021) là hơn nửa thế kỷ. Các kho lưu trữ tài liệu mật của các bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng, và cục Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ đã giải mật cho công chúng và giới nghiên cứu được tự do tiếp cận, vào xem hoặc truy cập điện tử, để mọi người có thể nhìn lại một khúc quanh của lịch sử Việt Nam một cách rõ ràng. Sách này gồm hai tập, tập 1 trình bày về cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật giáo Việt Nam và tập 2 là trình tự thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ.
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh.
Nhân vật trong tiểu thuyết tôi là những khả thể vô thức của chính tôi (Kundera). Bởi cuối cùng là để vượt ra, vượt qua: một cái đường biên mong manh mà mênh mông đó. Ở đó, Bên kia đường biên “bản ngã” của riêng tôi chấm dứt (trang 19). Nghĩa là đạt đến vô ngã / non-self (không phải no-self). Cái đường biên đó do chính tác giả tạo ra cho mình và loay hoay tìm lối thoát, càng tìm lối thoát càng bị quấn chặt. Chỉ vượt ra, vượt qua (Gaté, gaté…paragaté…) đường biên khi có được trí Bát nhã (Prajna) thấy được ngũ uẩn giai Không, mới “độ nhất thiết khổ ách”.
Đây là một tác phẩm lịch sử từng giai đoạn của Quân Lực Việt Nam Công Hòa. Nhà biên soạn sử học Hồ Đắc Huân, đã miệt mài trong bao nhiêu năm, cô đọng, trau chuốt, giao tiếp với nhiều nguồn tin tức khác nhau, cộng với hành trình từ bản thân, là chứng nhân lịch sử; đã cho ra mắt một tác phẩm để đời!
Có Tự ngã không? Đức Phật dạy: Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không có người tạo tác, không có người lãnh thọ. Phật giáo không cho có cái gọi là Tự ngã, tiểu ngã, đại ngã, linh hồn, nhưng tin có “Nghiệp mang theo” để “trả quả”. Cái gì mang Nghiệp theo? Thần thức tái sinh, luân hồi?
Cuốn Hồi Ký dày khoảng 500 trang, khổ lớn, với phần biên tập và thiết kế sách của Trịnh Y Thư, phần thiết kế bìa của Nina Hòa Bình Lê, và gồm 7 phần chính, ngoài Lời Ngỏ và Kết Từ. Phần I, tác giả nhớ lại thời còn ở Hà Nội trước năm 1954 với bố mẹ và anh chị; Phần II kể về chuyến di cư đầu đời một thân một mình của cô gái 16 tuổi từ Hà Nội vào Sài Gòn, lập gia đình và những cơ duyên đưa đẩy vào ngành nghệ thuật điện ảnh Miền Nam trước năm 1975; Phần III kể chuyện lưu vong ra hải ngoại trong biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, làm người tị nạn Việt Nam đầu tiên tại Canada, với hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời và những phấn đấu gian lao cực khổ để bước vào sân khấu điện ảnh lộng lẫy của Hollywood; Phần IV thuật lại những chuyện vinh quang trong sự nghiệp điện ảnh và những buồn vui của bản thân, gia đình, và những mối giao tình với bạn bè trong cuộc sống tại Hoa Kỳ; Phần V kể chuyện “đứng dậy, đứng thẳng, đi tới” sau những lần vấp ngã để trở thành nhà diễn thuyết khắp thế giới,
“Nước hiện cũng ở quanh tôi, quanh anh chị. Nó ở ngay trang sách này mà ta đang đọc. Ở trong màn hình tôi đang nhìn, trong bàn phím máy computer tôi đang gõ, ở trong cái áo cái quần tôi đang mặc, trong bức tranh trên trên tường…, kể cả trong cái đinh đóng trên đó. Tôi không thấy nó vì tôi ít khi chịu khó nhìn kỹ để thấy nó. Nhưng có điều bây giờ tôi biết rất rõ rằng: không có nước thì cái thằng tôi này cũng không có; không có nước thì cũng không có anh, không có chị ngồi đó mà đọc trang sách này. Cái bàn, cái ghế, cái cây, cái đám mây ngoài kia… cũng không tuốt.” (tr. 158) Không chỉ có vậy đâu mà còn nhiều nữa. Văn Công Tuấn, trong tác phẩm “Chớ Quên Mình Là Nước,” đã dẫn người đọc từ chuyện đất và nước trong đời thường, trong khoa học, trong văn chương tới chuyện đất và nước trong lãnh vực quốc gia dân tộc, từ chuyện đất và nước trong triết học với bản thể và diệu dụng của nước, bước sang chuyện lấy cơ duyên đất và nước để nói đến chuyện thực chứng tâm linh để giác ngộ và giải thoát
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.