Hôm nay,  

Nhà Văn Nhà Thơ Phương Hoa

24/03/202115:51:00(Xem: 1897)

Tác giả vừa gởi cho tôi ba cuốn tập Truyện Ngắn: “Yêu Nhau Mấy Núi”, “Chung Một Ước Mơ” và “Thằng Nước Mắm” chẳng phải chuyện đời thường.


blank


Số trang cộng lại là trên 900 trang. Đến nay, tôi đã nghiền ngẫm kỹ thấy quá hay. Những chuyện đời thường được ghi lại chính xác, không có lỗi chính tả và không hư cấu. Đó là những mảnh đời kết cuộc có hậu với lời văn súc tích, bình dị, nhưng vẫn được viết khá sâu sắc. Đã có vài chuyện chấm hết có đau thương, những lầm lỗi là do con người, do trời, do thượng đế bầy ra, nhưng vẫn đầy tính nhân bản, những tấm gương sáng xen lẫn với những u ám, bão táp.


Tôi có một bài tựa ngắn mở đầu của “Chung Một Ước Mơ” nhưng chưa đủ. Tập chuyện đầu có một chủ đề: để làm quen với độc giả, Phương Hoa đã tự giới thiệu “làm quen” tự nói về nội dung chuyện thật khéo và đầy đủ.


Tôi thích nhất là chuyện kể về thằng “gút gồ” và trụ sở Google, chuyện người con trai của chính tác giả, em thật giỏi và có óc sáng tạo, thông minh, nhìn xa trông rộng, rõ ràng là cha mẹ nào con nấy. Người tài và giỏi Hoa Kỳ luôn đi trước. Thiên hạ vì đầu óc sáng tạo, chưa chi đã lo cạnh tranh với Tập Cận Bình về Nam Cực, với Nga về Bắc Cực, chưa chi đã lo SpaceX, lập hẳn một cơ quan chính thức về không gian, vũ trụ, để tìm đất mới. Người Mỹ luôn luôn tìm cái mới lạ tân tiến hơn. Người Mỹ còn có tấm lòng vị tha rộng lớn như đại dương. Trong khi chính dân Mỹ cho tới nay mới chỉ có non 10% được chích ngừa Covid 19, nhưng đã đóng góp qua Liên Hiệp Quốc vài triệu liều chích ngừa bệnh quái ác đại dịch. Thật là cao quý.


Tập thứ hai đi sâu vào tìm hiểu xã hội Mỹ và gia nhập thật sự vào văn hóa Mỹ.


Ngắm bìa sách đã thấy vang lên câu hò “...mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua...”. Nhân vật Ngọc Trâm đã nói đến tình yêu đôi lứa, gia đình. Tôi nghĩ sẽ không nên nói đến những chi tiết khác, nhận xét khác của các vị đã bàn khảo chưa chi đã tỏ ý cạnh tranh đối đầu ở Bắc Cực với Nga, đã lập hẳn chính thức chuyện họ vào không gian SpaceX, đã vội vàng lên tiếng đất đai ở Nam Cực.

Nước Mỹ dân số hơn 300 triệu, nhưng đã giàu lòng vị tha, đóng góp hơn vài triệu liều thuốc chích ngừa đại dịch Covid 19 cho những nước nghèo, hướng dẫn các nước Nhật, Ấn Độ, Úc về các loại thuốc trừ dịch, phương thức điều trị, v.v... Văn, thơ, nhạc của nghệ sĩ văn hóa Cao Minh Hưng, thi sĩ Hồng Thủy, nhà thơ Chinh Nguyên, nhà văn Lê Nguyên Hằng, nhà văn Nguyễn Văn Sâm...


Một ý khác của tôi về hai chữ “đời thường”: Nếu có nghĩa là đời sống thẳng lọng, ít đổi thay, đôi khi chán mứa, u buồn, trên thực tế, qua ngòi bút Phương Hoa lột tả: đời sống sôi động, sóng gió qua những biến chuyển liên tiếp đã đi sâu hơn nữa đời sống Mỹ, đặc biệt qua Tuyển Tập 3, coi như 3 tuyển tập chị viết cho nhật báo Việt Báo. Đời sống đó đã biến một người di cư thành một người khác. Điển hình là chuyện kể “Người Có Bảy Đời Chồng” rồi Tiệc Gà Tây, Người Đãi Vàng”, “Hoa Poppy”...


Theo người khó tính, bất cứ người thanh niên nào thành công trên đất Mỹ, nhưng trong gia đình vẫn nên theo văn hóa Á Đông. Mình là khách ở trọ, quê hương đích thực là Việt Nam. Có người có thể cho rằng chị Phương Hoa đã quá lạc quan, mình ở đất nước người, trước sau gì vấn đề immigrant thôi, cả con cháu mình cũng vậy (dân da trắng đến đất nầy từ cuối thế kỷ XIIIV, là đất mua của Nga, của dân La tinh và đất riêng lâu đời của người da đỏ, ông Trump đã từng nói đến thời dân ngoại hạng là da trắng! Người da trắng đứng đầu các sắc dân vàng, đen, đỏ... Dạo tôi chưa về hưu có nghe nói giáo sư Nhật thường giữ gia phong theo văn hóa riêng; tuy nhiên các nữ giáo sư là người Mỹ da trắng. Quay sang các giáo sư người Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi thấy rõ ra là họ đã giữ được nếp sống bảo thủ trong gia đình. Lời chúc tết đầu năm, khi nghe các sinh viên Mỹ tuy nói tiếng Quảng Đông “Cống Hỷ Phát Xồi” họ nhăn mặt vì lời chúc đa xưa quá rồi, cái gì hễ qua rồi thì bỏ, điều gì hay hãy giữ lấy.


Nói chung ba tuyển tập của nhà văn, nhà thơ Phương Hoa thật có giá trị văn học đáng phục, đáng nể. Vậy đến bao giờ chị cho ra mắt tuyệt phẩm đời viết văn, làm thơ của chị. Chị đang hồi sung sức sáng tác. Tác phẩm tuyệt vời đó sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn nữa. Đời viết văn thường khó kéo dài, mục đích viết để giải trí, để lại cho con cháu.


Tôi xin trân trọng giới thiệu ba tuyển tập của nhà văn Phương Hoa.


Diệu Tần

14/3/2021

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Trọn Đời Yêu Thương” là tuyển tập gồm có 36 truyện ngắn, cũng là tập truyện thứ tư của nhà văn Duy Nhân. Như trong lời tựa, Duy Nhân đã nhắc nhở “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Tư tưởng này đã quán xuyến xuyên suốt 36 truyện ngắn của tập truyện Trọn Đời Yêu Thương...
Đọc Tập truyện và Tản văn “Chỉ có con đường đó mà thôi” của Tiểu Lục Thần Phong, do NXB Ananda Viet Foundation ấn hành cuối năm 2022)...
Năm tôi lên mười, O Xưa đã trên ba mươi. Ở con đường Nam Giao, thành phố Huế, từ đầu dốc tới cuối dốc, O Xưa đi lên đi xuống hằng ngày giống như một cái bóng, vì hình như O không sống với người. O Xưa sống với ma, người chồng ma của O vô hình, ở đâu đó, trên cây, trong cỏ, trên lá, trong vòm trời, trong bóng mây, O kể lể vậy. Có thể nhìn thấy O Xưa vào buổi sáng, vào giờ công chức đi làm, học sinh đi học và các bà nội trợ Huế ngồi xúm xít bên gánh bún bò ngon nổi tiếng của mụ Dục, bên gánh cơm Hến của mụ Khế, gánh bánh canh từ Nam Phổ của mụ Cau. Buổi trưa, lúc O Xưa đi từ trên con dốc xuống, đầu đội nón thì mấy bà nội trợ đang ngồi lê đôi mách với nhau ở cái quán tre đầu một con hẻm.
Nhà thơ/ nhà văn Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) -- một tên tuổi không xa lạ trong giới yêu thơ văn Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại -- nhân đọc tập thơ mới xuất bản của nhà thơ nữ Nguyễn Thị Khánh Minh, Tháng năm là mộng đang đi, đã có vài cảm nhận ghi trong bài viết sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Bạn Thơ ơi, Với riêng tôi, Lục Bát thân thuộc như hơi thở. Cha mẹ tôi kể thường ru tôi ngủ bằng những câu thơ lục bát. Như thế thì chưa biết nói đã được nhạc Lục Bát ấp ưu trong từng hơi thở đầu đời. Cứ thế mà bén rễ, ăn sâu vào cảm thức, cho đến khi bật ra thành câu thuở chập chững làm thơ, xem như Lục Bát là miếng cơm mớm cho những câu thơ bắt đầu tập nhai tập nuốt. Rồi theo hoài. Rồi thành quen. Đến nỗi Lục Bát gần như một phản xạ của rung động tức thì. Rồi cùng mình lặn lội tháng ngày, nuôi lẫn nhau thêm cái trầm lắng của sự chiêm nghiệm có được theo thời gian.
Trong hai thập niên ở miền Nam Việt Nam, nhiều dịch giả với các tác phẩm dịch thuật về văn chương Tây Phương, nhất là Pháp, khi đoạt giải Nobel Văn Chương, các tạp chí văn học được giới thiệu tác giả, tác phẩm với độc giả được phổ biến rộng rãi...
Người Việt hải ngoại chúng ta ngay lúc mới đặt chân trên miền đất mới đã cảm thấy nhu cầu tìm hiểu về căn cước của mình. Lần đầu mình đối diện với những dân tộc khác, những nền văn hoá khác, không còn thuộc nhóm đa số của dòng chính trên đất nước mình mà trở nên một thiểu số trong một đất nước mênh mông và đa dạng như Hoa Kỳ, hay thậm chí trong một nước với dân số không lớn như Pháp, Úc, Anh , Đức.
“Hiện Tượng Luận Phật Giáo” là tác phẩm đồ sộ cả về mặt hình thức lẫn nội dung được chia làm 2 cuốn, tổng cộng dày khoảng 1,500 trang. Đây là bộ sách nghiên cứu công phu về Du-già-hành Tông hay Duy Thức Tông, về Thành Duy Thức Luận, về Trung Quán, và nhiều đề tài Phật học và sử học Phật Giáo.
Nga hăm dọa sẽ tấn công Ukraine và cả thế giới đang chờ đợi với sự lo ngại. Tôi dửng dưng vì nghĩ chắc Nga cũng chỉ hăm he như Trung Quốc đòi đánh chiếm Đài Loan. Tên Đài Loan nghe quen hơn, còn Ukraine xa lạ quá. Cái tên chỉ làm tôi nhớ đến những bài học địa lý nói về vùng Tây Bá Lợi Á vào những năm học trung học đệ nhất cấp...
Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (TCS)? Nhưng không. CHT không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.