Hôm nay,  

Hương Vị Phật Giáo Tây Tạng Cảm Nghiệm Qua Một Nhà Thơ Gốc La-tinh

24/11/202016:24:00(Xem: 2108)


Logo

Description automatically generated


N
ếu quy tất cả sự việc trên đời theo tư tưởng Phật giáo là đều do một căn duyên nào đó mà ra, thì tác phẩm mà chúng tôi được hân hạnh giới thiệu sau đây đúng là khởi từ một căn duyên tốt đẹp. Thi phẩm về Phật giáo Tây Tạng này có tựa đề là “My First Five Tastes of Tibetan Buddhism” (tạm dịch: “Ngũ Vị Đầu Tiên Của Tôi Về Phật Giáo Tây Tạng”) của tác giả Manuel N. Gómez, do nhà xuất bản AuthorHouse (Bloomington, Indiana) phát hành vào tháng Chín năm 2020.

Mọi việc khởi đầu từ một cuộc hành trình kéo dài hai tuần lễ của tác giả và phu nhân đến Ấn Độ vào năm 2010. Nguyên là Viện Phó Học Vụ (Vice Chancellor Emeritus – Student Affairs) của Đại Học UC Irvine, Manuel N. Gómez được một nhóm sinh viên UCI, đứng đầu là cô Bibi Do (nhân viên Khoa Lịch Sử của trường) có nhã ý mời tháp tùng chuyến thăm viếng đặc biệt này đến Dharamsala, một quận hạt nằm ở gần cực bắc Ấn Độ, để tham dự các bài giảng thường niên của đức Đạt-lai Lạt-ma. Trong những ngày ở đó, qua những bài giảng về Phật giáo Tây Tạng và nhiều cuộc thăm viếng, đàm đạo với một số tu sĩ trong những thiền viện địa phương, tác giả đã lĩnh hội một số tư tưởng nền móng của Phật giáo, đặc biệt là khái niệm “tinh không” (śūnyatā) và “vô ngã” (anātman)

Trong lời nói đầu của cuốn sách, tác giả kể lại: “Vào một buổi sáng (...), tôi thức dậy trong khách sạn rồi mới biết ra là phòng không có lấy một giọt nước ở bồn rửa mặt hay trong buồng tắm. Tôi mở vòi nước ra và thấy không có gì hơn ngoài sự trống rỗng.” Cùng ngày hôm đó, ông kể lại cho đức Đạt-lai Lạt-ma chuyện này trong buổi thuyết giảng của ngài. Đức Đạt-lai Lạt-ma thình lình ấn tay lên trán ông và bảo: “Điều ông nói không phải là sự trống rỗng đâu, mà chính là hư vô đó!”. Sau đó, tác giả tâm sự: “Tôi cảm thấy mình có thể phần nào hiểu được “hư vô” là gì, nhưng tôi vẫn chưa thực sự thấu rõ về “sự trống rỗng”.
 

Vốn là một nhà thơ, Manuel N. Gómez đã chọn cách dàn trải lòng mình qua những vần thơ bằng tiếng Anh, cô đọng và thâm trầm, để nói lên ảnh hưởng của những giá trị tâm linh mà ông vừa được hấp thụ qua chuyến đi và cuộc gặp gỡ với đức Đạt-lai Lạt-ma. Theo ông, “Thi ca có một sức mạnh sáng tạo có thể nâng cao những niềm mong đợi của chúng ta lên, đồng thời làm tỉnh thức tâm trí của chúng ta để nhận nhìn ra thế giới một cách mới mẻ, dẫu chỉ trong một khoảnh khắc khai ngộ ngắn ngủi nào đó.” Trong tâm tình này, ông còn muốn công trình của mình tìm đến nhiều độc giả hơn là chỉ với một ngôn ngữ. Tập thơ, vì vậy, còn có sự hợp tác của sáu dịch giả qua các thứ tiếng Tây Ban Nha, Nhật ngữ, Việt ngữ, Hàn ngữ, Hoa ngữ và tiếng Tây Tạng.

Như nhan đề của tập thơ, có tất cả năm bài thơ về “ngũ vị” Phật giáo, bao gồm các tiêu đề như sau: Vị thứ nhất: “Nhân Quả Nghiệp”, vị thứ nhì: “Đau Khổ”, vị thứ ba: “U Mê”, vị thứ tư: “Lòng Trắc Ẩn” và vị thứ năm: “Khai Ngộ”. Trong nguyên bản tiếng Anh, các bài thơ đều mang chung một hình thức giản dị, ngắn gọn, dựa theo tinh thần khiêm cung của Phật giáo. Các câu thơ chỉ từ ba âm tiết đến sáu âm tiết là nhiều nhất, được ngắt ra thành từng khổ gồm hai, ba hay bốn câu. Khi đọc lên thành tiếng, chúng ta có thể cảm được từng lời thơ toát lên sự cảm nghiệm sâu xa của tác giả đối với những tư tưởng đầy triết lý và tính chân thực về cốt lõi của cuộc sống.

Về hình thức, tập thơ có lối trình bày trang nhã với khổ vuông, bìa được minh hoạ với hình bánh xe luân hồi điển hình của tư tưởng Phật giáo. Ngoài các bài thơ bằng bảy thứ tiếng, tập sách còn bao gồm nhiều bức hình đẹp về một số tượng Phật khác nhau, cũng như những bức ảnh màu sắc sinh động ghi lại nhiều buổi gặp gỡ giữa tác giả với đức Đạt-lai Lạt-ma và nhiều nhân vật địa phương trong suốt cuộc hành trình tâm linh hiếm có này.

TRan C Tri 02
Tác giả Manuel N. Gómez có bằng Ph.D. về ngành Higher Education: Policy and Education của đại học USC. Ông đã xuất bản một số sách và bài nghiên cứu trong lãnh vực giáo dục, đồng thời là sáng lập viên của chương trình học bổng XIV Dalai Lama Scholars. Năm 2011, ông được trao tặng huân chương danh dự của Đại học UC Irvine. Một tập thơ khác của ông đã xuất bản có nhan đề là “Dancing With The Sun: The Artwork of Manuel Hernandez Trujillo”.


Quý độc giả muốn có thi phẩm độc đáo về Phật giáo Tây Tạng bằng bảy thứ tiếng này của tác giả, xin vui lòng theo đường dẫn dưới đây để mua sách qua Amazon.com: 

MYFIRSTFIVETASTES-MANUELGOMEZ


Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Chân dung” do Ngô Thế Vinh vẽ ra không giống các chân dung của các tác giả khác. Đặc biệt là với các cây viết đã khuất núi, anh phân tích chi tiết căn bệnh đưa tới sự ra đi của các bạn này. Như bệnh ung thư cột sống sarcoma của Nguyễn Xuân Hoàng, ung thư gan của Nguyễn Mộng Giác, ung thư mắt của Cao Xuân Huy, ung thư tụy tạng của Nghiêu Đề, ung thư tuyến tiền liệt của Đinh Cường. Những chi tiết này sẽ là những tài liệu quý báu cho văn học sử sau này.
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng, Kẻ nội tuyến) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào...
Alexander Solzhenitsyn sau 8 năm lao tù (1945-1953) trong chế độ Cộng Sản Liên Xô đã ghi lại hình ảnh kinh hoàng, đau thương đó trong các tác phẩm The First Circle (Tầng Đầu Địa Ngục), One Day in The Life of Ivan Denitsovich (Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denitsovich), Khu Ung Thư (Cancer Ward), Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)… Những tác phẩm này đã được dịch sang Việt ngữ, ấn hành trước năm 1975 ở Sài Gòn...
Hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại dày trên 500 trang gồm có 17 chương, mỗi chương với vẻ riêng, đặc sắc của từng chương. Cuốn sách đưa chúng ta trở về những năm tháng tươi đẹp đầy kỷ niệm thương yêu của Sài Gòn, của miền Nam và những ký ức đau buồn sau ngày mất miền Nam, và những năm tháng sống trở lại với cuộc đời mới trên miền đất tạm dung...
Tuyển tập Những Mẩu Chuyện Đời của Đào Ngọc Phong là những dòng chữ phần lớn rất buồn, kể lại chuyện đời của anh, chuyện đời của những người anh gặp trong đời từ Việt Nam cho tới xứ người, chuyện của những người trong thế hệ của anh bị cuốn vào cuộc chiến phân đôi, chuyện của những người xa xứ đang ra sức mưu sinh, và chuyện vui buồn của một kiếp người. Chuyện rất buồn xen lẫn với chuyện rất vui. Và hầu hết là giữa những dòng chữ vẫn có các niềm vui có hậu.
Chủ Nhật (2PM-5PM), 24 tháng 3 năm 2024, GS Trần Gia Phụng từ Canada sang thuyết trình “Những Học Thuyết Chính Trị Hoa Kỳ Về Chiến Tranh Việt Nam” tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St, Suite 222, thành phố Westminster và tham dự Giỗ Lễ Nhà Cách Mạng Phan Chu Trinh Lần Thứ 98 cùng ngày của Hội Ái Hữu Phan Chu Trinh Đà Nẵng (ông là giáo sư dạy sử của trường nầy)...
Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc vừa ấn hành tác phẩm “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” – nội dung là viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên. Cuốn sách dày 440 trang, chữ nhỏ, gồm các nhận định của Bùi Vĩnh Phúc (BVP) về các nhà văn, nhà thơ đã nuôi lớn một thời tuổi trẻ của tôi. Họ là những cây đa bóng mát của tôi, không chỉ ngoài đời và trong văn học, mà cũng là cả trong các giấc mơ những ngày tôi còn ôm sách tới trường. Tôi đã nói với Bùi Vĩnh Phúc như thế, rằng những người này, trong sách của bạn, thiệt sự là cả một cánh đồng tuổi thơ của tôi. Và tôi nghĩ rằng không thể nào viết đầy đủ về các khuôn mặt văn học này.
Xưa nay, mọi cuốn tiểu thuyết đều được xây dựng quanh một chủ đề. Dù trừu tượng hay cụ thể, từ chủ đề “mẹ” rẽ ra những nhánh chủ đề “con” - tất cả bám chặt vào một (hay hơn một) nhân vật, đan xen giữa những tình tiết, nối thắt những mẩu chuyện, từ đó phần hồn cuốn tiểu thuyết xuất hiện, tồn tại giữa những trang giấy, hóa kiếp thành suy tư của người đọc.
Đây là tập sách tranh song ngữ Anh-Việt của họa sĩ Lê Triều Điển. Xuyên suốt quyển sách là quá trình sống, học hành, sáng tác và bao nhiêu kỷ niệm từ thơ ấu cho đến ngày hôm nay. Đọc qua tập sách tôi thấy họa sĩ đã chọn tên sách có ý nghĩa rất hay, đầy hình tượng, thanh âm và sắc màu. Cuộc đời nhiều chìm nổi lênh đênh của người họa sĩ y hệt như những dòng sông mang nặng phù sa của vùng đất phương Nam...