Hôm nay,  

Hương Vị Phật Giáo Tây Tạng Cảm Nghiệm Qua Một Nhà Thơ Gốc La-tinh

24/11/202016:24:00(Xem: 2084)


Logo

Description automatically generated


N
ếu quy tất cả sự việc trên đời theo tư tưởng Phật giáo là đều do một căn duyên nào đó mà ra, thì tác phẩm mà chúng tôi được hân hạnh giới thiệu sau đây đúng là khởi từ một căn duyên tốt đẹp. Thi phẩm về Phật giáo Tây Tạng này có tựa đề là “My First Five Tastes of Tibetan Buddhism” (tạm dịch: “Ngũ Vị Đầu Tiên Của Tôi Về Phật Giáo Tây Tạng”) của tác giả Manuel N. Gómez, do nhà xuất bản AuthorHouse (Bloomington, Indiana) phát hành vào tháng Chín năm 2020.

Mọi việc khởi đầu từ một cuộc hành trình kéo dài hai tuần lễ của tác giả và phu nhân đến Ấn Độ vào năm 2010. Nguyên là Viện Phó Học Vụ (Vice Chancellor Emeritus – Student Affairs) của Đại Học UC Irvine, Manuel N. Gómez được một nhóm sinh viên UCI, đứng đầu là cô Bibi Do (nhân viên Khoa Lịch Sử của trường) có nhã ý mời tháp tùng chuyến thăm viếng đặc biệt này đến Dharamsala, một quận hạt nằm ở gần cực bắc Ấn Độ, để tham dự các bài giảng thường niên của đức Đạt-lai Lạt-ma. Trong những ngày ở đó, qua những bài giảng về Phật giáo Tây Tạng và nhiều cuộc thăm viếng, đàm đạo với một số tu sĩ trong những thiền viện địa phương, tác giả đã lĩnh hội một số tư tưởng nền móng của Phật giáo, đặc biệt là khái niệm “tinh không” (śūnyatā) và “vô ngã” (anātman)

Trong lời nói đầu của cuốn sách, tác giả kể lại: “Vào một buổi sáng (...), tôi thức dậy trong khách sạn rồi mới biết ra là phòng không có lấy một giọt nước ở bồn rửa mặt hay trong buồng tắm. Tôi mở vòi nước ra và thấy không có gì hơn ngoài sự trống rỗng.” Cùng ngày hôm đó, ông kể lại cho đức Đạt-lai Lạt-ma chuyện này trong buổi thuyết giảng của ngài. Đức Đạt-lai Lạt-ma thình lình ấn tay lên trán ông và bảo: “Điều ông nói không phải là sự trống rỗng đâu, mà chính là hư vô đó!”. Sau đó, tác giả tâm sự: “Tôi cảm thấy mình có thể phần nào hiểu được “hư vô” là gì, nhưng tôi vẫn chưa thực sự thấu rõ về “sự trống rỗng”.
 

Vốn là một nhà thơ, Manuel N. Gómez đã chọn cách dàn trải lòng mình qua những vần thơ bằng tiếng Anh, cô đọng và thâm trầm, để nói lên ảnh hưởng của những giá trị tâm linh mà ông vừa được hấp thụ qua chuyến đi và cuộc gặp gỡ với đức Đạt-lai Lạt-ma. Theo ông, “Thi ca có một sức mạnh sáng tạo có thể nâng cao những niềm mong đợi của chúng ta lên, đồng thời làm tỉnh thức tâm trí của chúng ta để nhận nhìn ra thế giới một cách mới mẻ, dẫu chỉ trong một khoảnh khắc khai ngộ ngắn ngủi nào đó.” Trong tâm tình này, ông còn muốn công trình của mình tìm đến nhiều độc giả hơn là chỉ với một ngôn ngữ. Tập thơ, vì vậy, còn có sự hợp tác của sáu dịch giả qua các thứ tiếng Tây Ban Nha, Nhật ngữ, Việt ngữ, Hàn ngữ, Hoa ngữ và tiếng Tây Tạng.

Như nhan đề của tập thơ, có tất cả năm bài thơ về “ngũ vị” Phật giáo, bao gồm các tiêu đề như sau: Vị thứ nhất: “Nhân Quả Nghiệp”, vị thứ nhì: “Đau Khổ”, vị thứ ba: “U Mê”, vị thứ tư: “Lòng Trắc Ẩn” và vị thứ năm: “Khai Ngộ”. Trong nguyên bản tiếng Anh, các bài thơ đều mang chung một hình thức giản dị, ngắn gọn, dựa theo tinh thần khiêm cung của Phật giáo. Các câu thơ chỉ từ ba âm tiết đến sáu âm tiết là nhiều nhất, được ngắt ra thành từng khổ gồm hai, ba hay bốn câu. Khi đọc lên thành tiếng, chúng ta có thể cảm được từng lời thơ toát lên sự cảm nghiệm sâu xa của tác giả đối với những tư tưởng đầy triết lý và tính chân thực về cốt lõi của cuộc sống.

Về hình thức, tập thơ có lối trình bày trang nhã với khổ vuông, bìa được minh hoạ với hình bánh xe luân hồi điển hình của tư tưởng Phật giáo. Ngoài các bài thơ bằng bảy thứ tiếng, tập sách còn bao gồm nhiều bức hình đẹp về một số tượng Phật khác nhau, cũng như những bức ảnh màu sắc sinh động ghi lại nhiều buổi gặp gỡ giữa tác giả với đức Đạt-lai Lạt-ma và nhiều nhân vật địa phương trong suốt cuộc hành trình tâm linh hiếm có này.

TRan C Tri 02
Tác giả Manuel N. Gómez có bằng Ph.D. về ngành Higher Education: Policy and Education của đại học USC. Ông đã xuất bản một số sách và bài nghiên cứu trong lãnh vực giáo dục, đồng thời là sáng lập viên của chương trình học bổng XIV Dalai Lama Scholars. Năm 2011, ông được trao tặng huân chương danh dự của Đại học UC Irvine. Một tập thơ khác của ông đã xuất bản có nhan đề là “Dancing With The Sun: The Artwork of Manuel Hernandez Trujillo”.


Quý độc giả muốn có thi phẩm độc đáo về Phật giáo Tây Tạng bằng bảy thứ tiếng này của tác giả, xin vui lòng theo đường dẫn dưới đây để mua sách qua Amazon.com: 

MYFIRSTFIVETASTES-MANUELGOMEZ


Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi chẳng nhớ là mình đã đi vào Thiền tự bao giờ, chỉ biết rằng những ý tưởng nhuốm màu Thiền đã nhật tích nguyệt lũy thấm dần vào tôi như những giọt nước rơi liên tục làm lõm phiến đá. // I cannot recall when I entered Zen Buddhism. I only know that, like drops of water persistently indenting a stone, Zen-like thoughts have been seeping into my mind day by day and month by month.
Tác giả là Ben Kiernan, sinh năm 1953, từng là Giáo sư “Sử học và Các Môn Học Quốc tế và Vùng” tại Đại học Yale nổi tiếng. Ông từng lập ra Chương trình về Diệt Chủng Cambodia và Chương Trình Nghiên Cứu Về Diệt Chủng. Sách của ông trước đây bàn về diệt chủng ở Cambodia cũng như trong những giai đoạn khác của lịch sử loài người
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tuy nhiên, cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” còn có một phần rất đặc biệt mà chính phần này làm cho tôi thật sự thích thú. Đó là bản dịch tiếng Việt do HT Thích Như Điển thực hiện với đầy đủ 18 chương của cuốn “Thán Dị Sao” từ bản tiếng Nhật hiện đại của Giáo Sư Yamazaki Ryuumyou.
Tóm lại, A History of the Vietnamese là một cuốn sách rất công phu, chi tiết về lịch sử Việt Nam, chú trọng về văn hóa và xã hội, do một Giáo sư Sử học và Việt học người Mỹ từng huấn luyện nhiều sử gia Mỹ về chuyên ngành Việt Nam. Người quen đọc (hay học) sử tiếng Việt theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc, hay người từng dùng chủ nghĩa dân tộc như một khí cụ chính trị có thể không đồng ý về một số kết luận, ví dụ về nguồn gốc tiếng Việt hiện đại hay về sự hiện hữu hay không của một "quốc hồn, quốc tính" Việt Nam. Tuy nhiên, đọc một cuốn sử dùng các sử liệu mới nhất và phân tích theo chiều hướng khoa học sử và chính trị hiện đại, người viết bài này cảm thấy biết ơn một nhà học giả ngoại quốc đã đem bao nhiêu thời giờ và tâm huyết để tạo nên một công trình đồ sộ như vậy, chưa từng có trong Anh văn. Ước mong một bản dịch tiếng Việt với đối chiếu các danh từ Anh-Việt và Hán sẽ xuất hiện một ngày nào đó không xa.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, các máy bay trực thăng Mỹ đã bay lên bầu trời Sai Gòn và tìm các đường đến các tàu ở Biển Đông (được những người bên ngoài Việt Nam gọi là Biển Hoa Nam). Chiếc máy bay mà người Việt gọi là "con chuồn chuồn", đã xé nát các gia đình nhưng cũng ràng buộc Mỹ và Việt Nam với nhau.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
Tác phẩm Thế Sự Thăng Trầm của Trần Bảo Anh, dày 280 trang, gồm các bài viết: Đẹp & Xấu, Thời Gian Hiện Tượng & Sự Tái Diễn, Từ Chối, Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng LĐ 258 TQLC, Chiến Thắng Phượng Hoàng, Ảnh Hưởng Của Lời Nói, Nói Chuyện Anh Hùng, Tôi & Ý Trời, Những Chuyện Can Đảm Cổ Kim, Cách Suy Nghĩ Của Một Người Công Chức, Lương Tâm & Lòng Tận Tụy, Bằng Trời Bằng Bể, Yêu & Rất Yêu, Đang Ở Nơi Khác, Đắc Thế Thất Thế & Tư Cách…
Vì là lớn tuổi mà phải lu bu với nhiều công việc không tên hàng ngày cho nên tôi ít có thì giờ đọc sách. Vậy mà tôi đã dành ra nhiều ngày liên tục để say sưa đọc từ đầu chí cuối tập truyện Trọn Đời Yêu Thương của anh Duy Nhân tặng cho tôi hồi đầu Xuân Quý Mão...
Tôi rất phục những người viết sách, in sách, nhất là những nhà văn định cư ở Hoa Kỳ. Mỗi lần cầm quyển sách trên tay, tôi rất cảm phục tác giả đã chịu khó viết văn. Khi tôi cầm quyển sách "Thiền Tập Với Pháp Ấn" của Cư sĩ, nhà văn Nguyên Giác, nhà xuất bản Ananda Viet Foundation, Tâm Diệu, một Phật tử đã học ở Cal State Fullerton, trình bày, điều đầu tiên tôi tự nhủ: hình bìa đẹp quá, màu sắc nổi bật, Phật đang ngồi thiền trên tòa sen...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.