Hôm nay,  

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Dưới Mắt Cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân

21/10/202015:32:00(Xem: 5624)

Tran C Tri


Tuần trước, tôi nhận được một món quà khá bất ngờ. Món quà này bất ngờ là vì nó đến từ một người không phải là bạn của tôi, mà là bạn của ba tôi. Cựu thiếu tá Hồ Đắc Huân, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, vốn là người bạn vong niên của ba tôi lúc sinh thời. Tôi hết sức xúc động vì ngày nay, tuy ba tôi không còn nữa, thiếu tá Hồ Đắc Huân vẫn nhớ đến tôi. “Chú Huân”, đó là cách xưng hô thân mật của chị em chúng tôi dành cho ông những khi ông đến nhà chuyện trò với ba tôi. Tôi còn nhớ những lúc đó, hai anh em nhà binh ngày xưa (ba tôi hơn chú Huân khoảng một con giáp) say sưa nói chuyện cũ, chuyện mới, phần lớn xoay quanh đề tài chính trị và quân sự. 

Cầm quyển sách còn thơm mùi mực mới với nhan đề khá dài “Tôi Đi Khoá 2 Sĩ Quan Hiện Dịch Đặc Biệt Nha Trang” của tác giả Hồ Đắc Huân, cảm tưởng đầu tiên của tôi là sự thán phục ông vì sự ra đời của của tác phẩm trong thời điểm đại dịch COVID đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Đây không phải là tác phẩm đầu tay của ông. Ngày trước, chú Huân vẫn thường tặng ba tôi nhiều cuốn sách khác của ông nữa, và tôi có “xem ké” một ít những công trình sưu tập phải nói là hết sức công phu của tác giả. Giờ đây, tôi đã có một tác phẩm của tác giả chính thức tặng cho riêng tôi, nên tôi đọc cuốc sách với tất cả sự chăm chú mà hồi trước chưa bao giờ có qua những cuốn sách đề tặng ba tôi.

Như tựa đề gợi ý, cuốn sách này là một cuốn hồi ký của một sĩ quan đã tận tình phục vụ trong quân ngũ dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Thoạt đầu, tôi lật qua các trang thật nhanh để xem hình thức của cuốn sách như thế nào. Đập vào mắt tôi trước nhất là hình ảnh tràn ngập trong cuốn sách, từ đầu đến cuối. Tôi không hiểu làm sao tác giả lại có thể còn giữ nhiều hình ảnh đến thế, từ hình cá nhân, đồng đội, bạn bè, đến những hình ảnh tập thể về quân đội hào hùng của miền Nam tự do thuở nào. Tuy nói về cá nhân, cuốn sách này thực sự là một bức tranh, một câu chuyện hùng tráng của cả một thế hệ anh hùng của cha anh, đối với thế hệ trẻ hơn của những người tôi, mà nay cũng đã bước vào độ lục tuần.

Ho Dac Huan
Cuốn sách bao gồm những bài viết của tác giả trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, cộng thêm một số bài viết mới toanh năm nay, 2020, đặc biệt cho thời điểm ra mắt của cuốn sách này. Nhưng dù trong lúc nào, các bài viết đã cùng hợp lại để kể cho người đọc nghe những câu chuyện, những sự kiện lịch sử và những chi tiết về cuộc sống quân ngũ của không những riêng tác giả mà còn là của tất cả những người lính cùng chung lưng đấu cật để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, chống lại chủ nghĩa cộng sản phi nhân, độc tài, vô tổ quốc. Lời văn của tác giả lúc thì trang nghiêm, lúc thì đầy tâm sự, khiến người đọc như hoà với những thăng trầm, nổi trôi của vận nước cùng người viết.



Cuốn sách ngồn ngộn tài liệu và dữ kiện vô cùng quý giá qua công sức sưu tập của tác giả. Người cùng thời với ông có thể cùng bùi ngùi ôn lại những kỷ niệm vừa đẹp, vừa bi tráng ngày xưa, hay biết thêm nhiều điều mà mình chưa hể được biết. Kẻ hậu duệ như chúng tôi cũng có dịp học hỏi về  những trang sử lẫm liệt của cha anh. Cuốn sách như một chất xúc tác đẹp đẽ làm tôi nhớ lại ngày còn bé, sống trong một gia đình lính, không ít thì nhiều vẫn có thật nhiều kỷ niệm chung. Tôi chợt nhớ dến câu hát dạo đầu của bài hát chính thức của trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, nơi ba tôi phục vụ cho đến ngày ông giải ngũ: “Trường Hạ Sĩ Quan nung chí người trai, một trời thép súng nở hoa tươi cười...” Cuốn sách làm sống dậy một phần quá khứ ấu thời, tưởng đâu đã ngủ quên mãi mãi trong trí nhớ của tôi. Đọc đến những đoạn tác giả nói về những đồng đội của ông, tôi lại nhớ đến bài hát “Huynh Đệ Chi Binh” của nhạc sĩ Anh Bằng mà hồi nhỏ tôi và những đứa con nít trong cư xá sĩ quan được nghe trong một trong những cuốn phim về quân đội do các sĩ quan xóm thường mang về chiếu cho cả xóm xem: “Huynh đệ chi binh là gì đó, anh Hai?... Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân tình!”

Tôi còn nghĩ xa hơn một chút nữa. Cuốn sách này, cũng như nhiều cuốn sách về lịch sử quân dân miền Nam tự do của thời 1954-1975 do bậc cha anh dày công biên khảo và truyền lại cho thế hệ sau, sẽ còn được chuyền tay tiếp xuống thế hệ trẻ hơn chúng tôi nữa. Trong cảm xúc dạt dào khi đọc từng trang sách, tôi nhớ đến một em sinh viên đang học lớp tiếng Việt năm thứ hai của tôi ngay trong khoá học mùa Thu 2020 tại trường UC Irvine. Em học ngành lịch sử, rất say mê tất cả những gì thuộc về nước Việt Nam ngày xưa của cha ông. Khi có dịp, tôi sẽ giới thiệu với em về cuốn sách này cùng nhiều cuốn sách nữa. Trước mắt, em sẽ phải học thêm nhiều về tiếng Việt để có thể tự đọc sách trực tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.  

Xin trân trọng cám ơn tác giả Hồ Đắc Huân đã mang lại cho chúng ta một món quà tinh thần vô cùng quý giá. Những mong một ngày nào không xa, nước Việt Nam sẽ được quang phục dưới bóng cờ tự do, dân chủ và nhân quyền, để những trang sử oai phong của quân đội cộng hoà sẽ được mọi người chung tay viết tiếp. Xin ân cần giới thiệu với quý độc giả, những người còn mang nặng lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc Việt Nam. Để có sách, hay muốn biết thêm chi tiết, xin quý vị liên lạc trực tiếp với tác giả ở địa chỉ 13292 Bersuch St., Westminster, CA 92683.

Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cả Trung Quốc, một cõi người đông như cỏ, mới có một tài năng thần kỳ như Bào Đinh, cắt thịt như gió xuyên qua lá, tưởng chừng là loạn đao, mà lại thứ tự lành nghề, đạt đến kỹ thuật cao, và nghệ thuật độc nhất vô nhị. Nhưng vài mươi năm sau, ông ta qua đời. Từ đó, không còn ai thừa kế. Tài năng vượt thời gian trở thành truyền thuyết. Về sau, biết bao nhiêu người vì truyền thuyết đã mơ tưởng tu luyện để tiến đến nghệ thuật kỳ tài. Vì không thể nào lưu truyền, tài năng cắt thịt không mang lại ích lợi chung là bao nhiêu.
“Tôi bảo cô em tôi, hoặc có thể nó bảo tôi, lại đây mình chơi trò cười nhé? Chúng tôi nằm sát nhau trên giường và bắt đầu trò chơi. Giả vờ, dĩ nhiên. Bắt phải cười. Cái cười buồn cười. Cái cười buồn cười đến nỗi nó khiến chúng tôi phải cười. Thế rồi tiếng cười thật sự ùa đến, cười điên dại, cười như nắc nẻ, hai chúng tôi như bị cuốn vào cơn triều cường khủng khiếp của cái cười. Cười phá lên từng tràng, cười hối hả, cười sằng sặc, cười không kềm hãm được, cười thỏa chí, cười tung hê, cười điên dại… Chúng tôi cười đến tận cùng của cái cười… Ôi, cười! Cười thích lắm, chẳng có gì thích bằng cười; cười là sống một cách sâu sắc.”
Tác giả Hồ Ngọc Bảo không có ý làm văn chương. Anh viết về cuộc đời của anh, cũng gần như cuộc đời của rất nhiều người dân mình. Anh kể từ chuyện thời thơ ấu ở Quảng Ngãi, chứng kiến những cuộc thanh toán Quốc-Cộng trong làng, được cha gửi vào học ở chủng viện Kontum, thi Tú Tài xong là vào Sài Gòn học bậc đại học, trải qua nhiều gian nan sau 1975, cùng với vợ và con nhỏ đi đường bộ vượt biên sang Lào nhưng bị bắt giữa rừng, vào tù, tới khi ra tù là buôn chợ trời rồi về làm ở nông trường, chuyển sang một hãng sành sứ, may gặp cơ hội vượt biên sang Canada định cư, làm việc ở hãng xưởng Canada, tới khi tóc bạc trắng xóa thì ngồi viết lại đời mình. Không phải là hồi ký về một cá nhân, nhưng là từ kinh nghiệm và cái nhìn của một người có cơ duyên trải qua nhiều diễn biến lịch sử.
Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi.
Trong tập sách nầy có bài “Thiên Lý Độc Hành” ở trang 47 bằng tiếng Việt và được Tác giả dịch sang tiếng Anh ở trang 51. Bài nầy có tất cả 13 đoạn do Thầy Tuệ Sỹ sáng tác và đã được Tác giả cho dịch sang tiếng Anh, kèm theo những bài của tác giả khác cũng đã dịch những vần thơ nầy ra tiếng Anh nữa. Qua đó tôi nhận thấy có lẽ khó nhất là từ “mắt biếc” không phải đơn giản để dịch được từ nầy, nếu không thâm hiểu ý của tác giả bài thơ.
Ngay cả khi họ thích dùng các thuật ngữ khác hơn ("chiến tranh lạnh", "hòa bình nóng"), ngày càng có nhiều nhà bình luận ngầm chấp nhận điều này - có nghĩa là, họ chấp nhận rằng Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang hành xử theo những cách gợi lại các đặc điểm của Churchill về "các khuynh hướng mở rộng và cố gắng thu phục" của Liên Xô dưới thời Stalin. Không phải chỉ mọi thứ ở phía đông bức màn sắt bị nằm dưới sự kiểm soát của Moscow; ở Tây Âu, đạo quân thứ năm của Cộng sản hoạt động miệt mài, trong khi các tham vọng của Stalin cũng đe dọa Thổ, Iran và Trung Quốc. Như Churchill đã nói, Liên Xô không muốn chiến tranh "nóng". Họ muốn hòa bình nhưng theo cách "bành trướng vô thời hạn về quyền lực và giáo điều của họ".
Bất chấp những rủi ro, sự tấn công và phải trả giá bằng cả sự nghiệp, cựu Trung Tá quân lực Hoa Kỳ Alexander Vindman - cựu nhân viên an ninh quốc gia Hoa Kỳ vẫn giữ được khí phách mà anh đã được huấn luyện và hun đúc từ trong quân đội để nói ra sự thật. Hồi ký "Here, Right Matters" của Trung Tá Vindman phát hành tuần này đang nằm trong danh sách bán chạy nhất trên Amazon. Cuốn sách kể về những điều gì?
“Kể chuyện mà chơi” dày 420 trang, gồm 65 “câu chuyện”, được tác giả thể hiện qua hình thức truyện ngắn và tản văn, với lối viết giản dị, có phần chân chất và mộc mạc qua góc nhìn của một người có khá nhiều kinh nghiệm về ứng xử và suy xét tế nhị, mang dấu ấn của người Việt và là tín đồ của cửa Phật, đó là sự bù trừ và luật nhân quả của thiền môn.
Từ những ngày còn trẻ chưa biết lo là gì tôi đã tình cờ đọc tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của nhà thơ Phạm Công Thiện, mà trong đó không biết vì sao tôi cứ nhớ mãi câu thơ này, “Cửu Long ca từ Tây Tạng!” Cũng từ đó Sông Cửu Long không bao giờ ngừng chảy trong ký ức của tôi. Và bây giờ tôi nhận được cuốn “Mekong – Dòng Sông Nghẽn Mạch” của nhà văn Ngô Thế Vinh như một tình cờ kỳ lạ mà tôi có với dòng sông lịch sử này.
Trong Đạo Phật có cả Pháp Học lẫn Pháp Hành và trong học đường cũng vậy. Nếu chỉ có nói, mà không ngồi xuống để đếm từng hơi thở để thực tập Thiền thì khó mà tiếp thu được. Tuy không được đem niềm tin tôn giáo vào trường học của chính phủ để dạy, nhưng Chánh Niệm vẫn là một danh từ, một khái niệm thực tập sự yên tĩnh cho nội tâm, mà Thiền Sư Nhất Hạnh đã rất thành công khi hướng dẫn người Tây phương trở về với nền Đạo Học Đông Phương, bằng con đường chuyển hóa nầy.