Hôm nay,  

Xác Và Hồn Lá Đổ Muôn Chiều

3/16/202513:14:00(View: 3428)

Lá Đổ Muôn Chiều

“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”

 

“Em ơi đừng dối lòng, dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.” Bất kỳ là ai đã từng có một mối tình để nhớ, sẽ rung lên từ trong lồng ngực một cảm giác vừa u buồn vừa sung sướng; trí nhớ sẽ lập tức lan man về dĩ vãng, về một lần đã yêu, rồi mất. Nhưng làm sao người hát có thể rung lên tâm tình của những người nghe chỉ bằng lời ca và giai điệu?

Bí quyết này không phải là điều bí mật, chỉ là việc người hát không mấy quan tâm về ý nghĩa của ca từ trên giai điệu diễn tả. Có bao nhiêu người hát thực sự liêu xiêu với “nhạc trong lời” của một ca khúc? Có bao nhiêu người hát hiểu rằng, lời là thân xác, nhạc là linh hồn. Chỉ khi xác và hồn nhập lại với nhau, mới có sự sống? Hát là làm sống lại tâm tình ý tưởng của nhạc sĩ theo tư chất riêng thể hiện tâm tư và ý nghĩ của người hát.

Trong bài viết này, tôi không phân biệt ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ tài tử, và kể cả những người ca không sĩ. Khi những tiếng hát chuyên nghiệp chết dần theo thương mại; theo khả năng diễn đạt nghệ thuật đặt nặng về trình diễn; theo ham muốn chinh phục người nghe kiểu Thành Cát Tư Hãn hoặc Hitler; thì những tiếng hát đó chỉ là những chuỗi âm thanh ngôn ngữ như gió thổi qua tai, thay vì tiếng mưa rơi âm điệu lao đao lòng kẻ lắng nghe. 
                                                        

Ca sĩ có tiếng hát hay, độc đáo, điêu luyện, chưa hẳn đã chinh phục được người nghe. Đừng lầm, người ta có thể vỗ tay, huýt gió, đứng lên, nhưng ra về, họ quên. Nhưng tại sao họ lại có thể nhớ tiếng hát của một phụ nữ bình thường trong một buổi tiệc nhỏ đã mê tình qua đệm đàn thùng? Tại sao họ lại nhớ tâm tư và ý nghĩa của một ca khúc từ một anh chàng không có gì đáng chú ý ngoại trừ khi anh cất tiếng hát, những ca từ quen thuộc mà sao nghe khác lạ?

Bí quyết này không có gì bí mật.

Giọng hát bình thường mà có thể khiến người nghe thích thú. “Được lời như cởi tấm lòng,” tôi chắc rằng nhiều bạn đọc khoái chí, sung sướng, nhưng chuyện đó có thật.

Bạn có giọng hát bình thường, đừng quá thất thường, biết giữ nhịp, nếu không, nhờ người đàn đuổi theo, bạn cứ hát cho lòng vui, tình vui, đời vui, nhưng nhớ thực hiện hai việc, nếu không, bạn có khả năng làm những người xung quanh sợ hãi mỗi khi thấy bạn tiến đến gần micro.

1- Tìm hiểu ca từ một cách sâu sắc. Chỉ khi nào bạn thấm thía ca từ của một ca khúc mà bạn thực sự yêu thích, thì bạn sẽ có cơ hội truyền cảm tâm tình và ý tưởng của nhạc sĩ qua “màn lọc” của tâm tư và ý nghĩ của bạn. Nghe thì dễ nhưng cần công phu và thời giờ nghiền ngẫm. Tại sao “Hướng dương tàn tạ trong đêm tối”? và tại sao không biết phương nào hoa đã rơi? Nếu bạn hiểu rằng, ở một phương trời nào đó, người tình xưa cũng tàn phai theo thời gian hoặc ngặt nghèo trong cơn bệnh dù là hoa hướng dương, một thời như mặt trời. Rồi rơi rụng như kiếp lá hoa, mà bạn không hề hay biết. Tự dưng khi hát câu này, nhớ lại tình xưa, ai mà không có, chẳng lẽ lòng bạn vô tâm như đá sỏi? Nếu bạn không rung động, không cảm tình khi hát thì không thể mong đợi người nghe rung động và cảm tình. Khi họ đồng cảm với bạn, khi nghe và hát đồng thanh tương ứng, dù bạn hát không hay như ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng bạn có cơ hội theo người nghe trở về nhà hơn ca sĩ.

2- Ca từ chỉ là xác, nhạc mới là hồn. Hồn xác nhập lại, sống động bay lượn theo giai điệu. Làm thế nào để những xác hồn đó luân vũ từ lúc bắt đầu đến khi chấm dứt, mà người nghe theo dõi sát rạt, lòng họ thăng trầm theo hơi thở của bạn?

Sau khi thấm thía sự sâu sắc của ca từ, của từng câu chữ, từng cụm chữ độc đáo, ví dụ như: “Đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”, “Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.” Câu trên là một câu nói bình thường, nghe hoài ngoài chợ đời, vậy mà, hát đúng lúc trong câu chuyện và mạch nhạc, rõ ràng đã khiến thần kinh nghe bồi hồi: “cố nhân ơi.” Tương tựa như trong bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến: “Cố nhân ơi, có ai về lối xưa?”

Xin nhắc lại, mỗi ca khúc đều có một câu chuyện dù dễ hiểu, minh bạch như “Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh”, “Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn,”  “Đêm Cuối Cùng của Phạm Đình Chương,” vân vân,  hoặc ngụ ý, mơ hồ, như “Tiếng Hát Về Khuya của Tôn Thất lập,” “Vết Lăn Trầm của Trịnh Công Sơn,” vân vân. Người hát có nghĩa vụ phải làm sao để người nghe “câu chuyện kể” một cách tự nhiên và tình tự. Chính vì nội dung hoặc tâm trạng kể cả không khí của ca khúc mà những câu nhạc và lời theo giai điệu mới tạo ra ảnh hưởng làm đậm đà ý nghĩ và cảm tình.

Hãy hát câu: “Thôi thế từ nay anh cố đành quên rằng có người (1), cầm bằng như không biết mà thôi (2)…” Hát câu (1) từ bình thường rồi lớn dần ‘anh cố đành quên’ rồi trở lại bình thường ‘rằng có người’, rồi dịu dàng hạ giọng nhỏ qua hơi thở ‘cầm bằng như không biết mà thôi.’ Tự dưng lòng hát cũng cảm động mà lòng nghe chợt đồng tình.  Ai mà không có một người yêu đáng thương đã quên hôm nay nghe chợt nhớ. Bạn hãy hát thử đi, hát một mình đủ rồi, vì đôi khi mơ màng xao xuyến dễ bị nghi ngờ thay lòng đổi dạ.

So sánh giai điệu “Thôi thế từ nay anh cố đành quên…” và giai điệu “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” Giai điệu đầu bay lơ lửng trên cao, trong khi gia điệu sau thấp trầm bên dưới, để người hát diễn đạt xác hồn, từ nhạc, một cách khác nhau. Lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, lúc tâm sự, lúc khao khát (như, đừng xa em đêm nay khu phố quen đã ngủ say), lúc hùng dũng (như, trên nòng súng quê hương tổ quốc đã vươn mình), lúc này, lúc kia…tất cả mọi cảm giác đều có thể diễn tả qua xác hồn ca khúc. Chính những cảm giác này chồng chất lên nhau, thúc đẩy nhau, tạo ra rung động.

Nói một cách khác, nếu bạn tạo ra vô số cảm giác từ “ Thu đi cho lá vàng bay…” cho đến “Đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” thì bốn câu cuối bạn có khả năng gây rung động cho người thưởng ngoạn với cành hoa hướng dương biểu tượng một người tình rạng rỡ, nổi bật dưới nắng mặt trời để rồi khi rơi rụng, không còn ai thương nhớ. Hai câu cuối có thể hiểu hai nghĩa khác nhau, nghĩa một là thân thế tác giả hoặc nhân vật nam trong ca khúc. Nghĩa thứ hai, hoa hướng dương là thân phận người tình đã một thời vàng son, nay xa xôi.

Điểm nhấn, nếu khúc kết của ca khúc mà bạn có thể tạo ra sự đồng cảm, chia sẻ tâm tình ý nghĩ của riêng bạn dựa lên ca từ và giai điệu của tác giả, thì bạn đã thành công. Dẫu có người phê phán cách khác, bạn cứ yên chí vì bạn đã thành nhân. Một người hiểu thêm một chút nữa về âm nhạc và đời sống.


Ghi.

 

Lá Đổ Muôn Chiều. Đoàn Chuẩn và Từ Linh.

 

Thu đi cho lá vàng bay,

lá rơi cho đám cưới về.

Ngày mai, người em nhỏ bé,

ngồi trong thuyền hoa tình duyên đành dứt.


Có những đêm về sáng,

đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi,

đã vội chi men rượu nhấp đôi môi,

mà phung phí đời em không tiếc nhớ.


Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,

phải chăng là nước mắt người đi?

Em ơi đừng dối lòng,

dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta.


Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người,

Cầm bằng như không biết mà thôi.

Lá thu còn lại đôi ba cánh,

đành lòng cho nước cuốn hoa trôi.


Thôi thế từ nay như lá vàng bay tình lỡ rồi.

Thuyền rơi xa bến vắng người ơi

Hướng dương tàn tạ trong đêm tối

Còn nhớ phương nào hoa đã rơi.

 

 Ngu Yên (Trích: Phân Lý Văn Học.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong hồi ký, Bejarano kể rằng việc bà được cứu bởi các binh sĩ Hoa Kỳ là những người đã cho bà cây đàn accordion, mà bà đã chơi vào ngày binh sĩ Mỹ và những người sống sót của trại tập trung nhảy múa chung quanh tấm hình bị đốt cháy của Adolf Hitler để ăn mừng Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Bejarano đã di cư tới Do Thái sau chiến tranh và lập gia đình với Nissim Bejarano. Cặp vợ chồng này có 2 người con, Edna và Joram, trước khi trở về Đức vào năm 1960. Sau một lần nữa chống chủ nghĩa bài Do Thái công khai, Bejarano quyết định hoạt động chính trị, đồng sáng lập Ủy Ban Auschwitz vào năm 1986 để giúp những người sống sót nền tảng cho những câu chuyện của họ.
Họa sĩ người Mỹ James Abbott McNeill Whistler sinh ra và từ trần đều trong tháng 7 trong quãng thời gian cách nhau 69 năm của cuộc đời. Ông hoạt động nghệ thuật vào Thời Đại American Gilded Age tức những năm của hậu bán thế kỷ thứ 19. Ông là nhà nghệ sĩ chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật.” Họa phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Arrangement in Grey and Black No. 1” ra đời vào năm 1871, được biết tới như là bức tranh Mẹ của Whistler, là bức chân dung được quý trọng và thường được mô phỏng về tình mẹ.
Cuối cùng tôi cũng được đứng trước 1 trong 7 kỳ quan thời Cổ Đại của thế giới. Kim tự tháp là kiến trúc cổ độc đáo duy nhất còn sót lại qua hơn 4000 năm. Bởi vì Kim tự tháp này có 8 mặt hơi lõm nên còn được gọi là Kim tự tháp 8 mặt. Giza được xem như lăng mộ của pharaoh Khufu (Cheops), với mục đích đưa vị vua này tới cõi vĩnh hằng.
Trong mấy ngày trời sau khi được tin bác Yên mất, tôi vừa chăm sóc gia đình và con nhỏ, vừa ôn lại những kỷ niệm với bác. Tôi chưa bao giờ hỏi về sinh hoạt của bác cách cặn kẽ hay có hệ thống, nên ở đây, tôi chỉ ghi lại những gì tôi thấy, nghe, biết, và cảm về bác Yên và gia đình của hai bác mà thôi. Do đó, bài viết này không có tính cách tường thuật lại cuộc đời chứng tá rất đẹp của bác, mà chỉ là những hồi ức và tri ngộ đối với một người tôi quý trọng.
Steven Spielberg, người viết truyện mà bộ phim “The Goonies” dựa vào đó để đóng, nói với Variety rằng Donner là “thiên tài về rất nhiều thể loại.” “Ở trong quỹ đạo của ông ấy giống như đi chơi với người huấn luyện yêu thích của bạn, giáo sư thông minh, nhà động viên quyết liệt, người bạn đáng mến nhất, đồng minh trung thành nhất, và – dĩ nhiên – Goonie vĩ đại nhất,” theo Ông Spielberg cho biết. Sinh tại Quận Bronx, New York, Donner đã bắt đầu vào ngành truyền hình vào đầu thập niên 1960s, với nhiều uy tín gồm loạt phim “The Twilight Zone” và phim kinh dị tình báo “The Man From Uncle.” Nhưng phải đợi đến giữa thập niên 1970s ông mới ghi dấu ấn tại Hollywood. Tác phẩm “Superman” năm 1978 của ông với sự tham gia của ngôi sao Christopher Reeve thường được xem như là phim siêu anh hùng hiện đại đầu tiên.
Một số việc chưa bao giờ thay đổi tại La Mã, theo họ nói, qua tường thuật của CNN hôm 25 tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, bây giờ, Đấu Trường La Mã (Colosseum) đã chứng thực lý thuyết đó sai, qua việc mở cửa tầng hầm dưới đất của nó cho công chúng vào xem. Đây không chỉ là lần đầu tiên trong 2,000 năm mà khu vực – được mô tả là “trái tim” của tòa nhà – đã được mở cửa; bởi vì các tầng hầm dưới mặt đất, hay “hypogea,” là nơi các đấu sĩ và động vật chờ đợi trước khi ra đấu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của di tích này mà công chúng được phép vào xem.
Spears đã chỉ trích cách mà gia đình của cô, gồm cha cô là ông Jamie Spears, đã hành xử quyền giám quản đối với cô và phản ứng với những quan ngại của cô về việc chăm sóc của cô. “Gia đình tôi đã chẳng làm điều gì cả,” theo cô nói. “Bất cứ điều gì xảy ra đối với tôi cũng phải được chấp thuận bởi cha tôi… ông là người chấp thuận mọi thứ. Cả gia đình tôi đã không làm gì cả.”
Yellowstone được hình thành từ đất, lửa, nước, không khí kết hợp. Các nhà địa chất học cho rằng các dòng nước trên mặt đất như nước sông nước mưa hay tuyết tan ra từ từ thấm xuống các lớp đá xốp dưới lòng đất sâu. Nhiệt độ dưới lòng đất rất nóng làm dòng nước bị “đun” nóng lên, tạo ra một áp suất rất lớn. Áp suất này càng lúc càng tăng dần, ép mạnh cho đến khi nó phải phun vọt lên mặt đất để tạo thành các mạch nước phun (geysers), suối nước nóng (hot spring), lỗ phun khí từ miệng núi lửa (fumaroles), và các vùng bùn nóng (mudpot).
SANTA ANA - Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) hiện đang trình chiếu loạt phim ngắn đoạt giải mang chủ đề “Cùng Dưới Mái Nhà” (“Under the Same Roof”) trên mạng online miễn phí tại trang nhà https://vietfilmfest.eventive.org/welcome cho đến hết ngày 30 tháng 6, 2021. Loạt phim ngắn bao gồm các phim Ngày Giỗ (The Anniversary) của Hàm Trần, Hiếu của Richard Văn, Chez Moi (My Home) của Phương Mai Nguyễn, Like Mother, Like Daughter của Kady Lê, Xe Tải Của Bố (My Father’s Truck) của Mauricio Osaki,và Walk Run Cha-Cha của Laura Nix. Các phim này đã từng đoạt giải ở Viet Film Fest hoặc ở các đại hội điện ảnh quốc tế.
"Bong bóng" đại diện cho xã hội, gia đình, cũng như những bong bóng đơn độc của mọi người trong bối cảnh chúng ta đang sống cùng đại dịch. Thiết kế của tác phẩm nghệ thuật công cộng này, do các thành viên trong cộng đồng Việt Nam khởi xướng, nhằm tiếp thêm sức mạnh cho cộng đồng Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.