Hôm nay,  

Đêm Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 tuổi – đêm của lòng tử tế gặp nhau

14/03/202500:00:00(Xem: 2638)

Bánh sinh nhật
Photo Nguyễn Lập Hậu.

Lần đầu tiên tôi có cơ hội được một mình ngồi trò chuyện với cô Khánh Ly là một ngày của Tháng 3 cách đây tròn 15 năm – khi được sếp phân công phỏng vấn viết bài về sự có mặt của cô trong một đêm nhạc mang tên “Du Mục” của nhóm The Friends.
 
Tôi vẫn nhớ như in lần đầu gặp gỡ đó – giữa Khánh Ly – người được xem như một trong những huyền thoại của làng âm nhạc Việt Nam, và tôi – một phóng viên mới bước vào nghiệp cầm bút chưa đầy 2 năm.
 
Nơi cô hẹn tôi là quán phở Nguyễn Huệ của chú Cảnh ‘Vịt’ (chú Cảnh đã bỏ trần gian đi rong chơi ở chốn xa lắc xa lơ nào cũng đã vài năm). Hôm đó, chồng cô, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, chở cô tới. Trong hơn một tiếng đồng hồ, tôi đã hỏi cô nhiều câu – phần lớn chả ăn nhập gì đến chương trình cô sắp tham gia – mà chỉ là những câu hỏi tôi tò mò muốn biết về Khánh Ly – một người được bao người ngưỡng mộ, bao người mơ ước được gặp mặt – lại đang ngồi đối diện tôi, cùng tôi uống cà phê trong quán phở, và làm tôi bị say thuốc lá J.
 
Cuộc trò chuyện trong lần đầu gặp đó khiến tôi có một cảm tình rất đặc biệt dành cho cô. Và bài viết “Khánh Ly: ‘Gánh đời nặng quá…’” trở thành một trong những bài báo mà tôi tâm đắc cho đến tận bây giờ.
 
Khởi đi từ đó, tôi có thêm nhiều cơ hội được viết về Khánh Ly, về những chương trình mà cô góp mặt. Viết với niềm thương yêu, cảm kích, có. Viết với sự tiếc nuối khi thấy có gì chưa vẹn tròn, có. Viết với nỗi hờn giận như bị… phản bội, cũng có.
 
Tôi nhớ hoài bài tôi viết trong blog mang tên “Một thần thái, một bản lĩnh đã mất trong tôi” vào ngày 1 tháng 5, 2014, khi nghe tin cô trở về biểu diễn ở Hà Nội. Tôi giận cô, không phải vì cô về hát ở Việt Nam, mà giận “khi tôi nhìn thấy hình cô trên một trang báo mạng trong nước, mà lại không có một lời với những người đã thương mến cô, nơi này,” dĩ nhiên trong đó có tôi.
 
Nhưng tôi chẳng bao giờ là người giận lâu, bởi tôi không là người thích đóng đanh suy nghĩ của mình để biến nó thành một điều bất di bất dịch. Tôi hiểu thiên đường của người ca sĩ chính là được hát ở nơi có người chờ nghe họ hát, bất kể đó là ở đâu, với tất cả những lý do có thể hiểu và không thể hiểu. Tôi dõi theo bước chân cô quay về nơi gọi là quê hương, nơi có bao người chờ đợi được nhìn thấy một Khánh Ly bằng xương bằng thịt, sau gần 40 năm lìa xa, để có thể cảm nhận được nỗi niềm, cảm xúc của một người mà tên tuổi đã trở thành biểu tượng cho một thứ tín ngưỡng thuộc về lẽ thắng-thua, được-mất của một dân tộc vốn bị chia rẽ từ thuở ban sơ.
 
Tôi nhớ, 15 năm trước, lần đầu gặp Khánh Ly khi cô ở tuổi mà người Mỹ bắt đầu về hưu, cô đã nói, “Người nghe tìm đến những nơi Khánh Ly hát là để gặp nhau, để nhắc nhớ. Bởi Khánh Ly như trở thành một kỷ niệm của một thế hệ, chứ không còn là một cá nhân nào nữa. Họ đến nghe là để tìm về những kỷ niệm.”
 
Tôi tin cô nói rất thật lòng.
 
Hơn 10 năm qua, người ta có mặt tại những chương trình mà ca sĩ chính là Khánh Ly có phải chỉ để nghe giọng hát của Khánh Ly không? Tôi tin chắc rằng không. Thời gian đã thật sự khắc dấu vào tiếng ca của nữ hoàng chân đất ngày nào. Giọng hát Khánh Ly, một thứ giọng bình dị không cần làm dáng nhưng lại có ma lực của men say khiến người ta mê đắm từ các giảng đường đại học, tới các phòng trà, sân khấu từ Sài Gòn qua tới Mỹ ngày nào, đã càng lúc càng trầm đục hơn, khắc khoải hơn, nặng nề hơn theo năm tháng.
 
Nhưng, điều đó chẳng bao giờ làm người ta bận tâm. Bởi. Khánh Ly là huyền thoại. Khánh Ly là biểu tượng. Nghe Khánh Ly là nghe bằng ký ức. Nghe Khánh Ly là nghe bằng hoài niệm. Nghe Khánh Ly để trôi trong cõi riêng của mình, theo cách mình muốn.
 
Và có lẽ cũng chính vì thế, mà tôi cứ thấy mắt mình nhòe nhoẹt khi ngồi nhìn cô Khánh Ly trong 'Đêm Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 tuổi' được chị Hòa Bình và nhóm bạn hữu NTM tổ chức vào tối Thứ Sáu, 7 Tháng 3, tại Bảo Tàng Bowers Museum ở Santa Ana. 

Khánh Ly thổi bánh sinh nhật_Photo Ngọc Lan

Khánh Ly thổi bánh sinh nhật 80 trên sân khấu Bowers Museum. Ảnh: Ngọc Lan.

 
Tôi nhìn Khánh Ly, người ca sĩ tròn 80 tuổi, vừa rời khỏi bệnh viện sau cơn tai biến nhẹ mới hai ngày đã có mặt trước những khán giả đặc biệt đến vì lòng thương mến cô – như cách cô hay nói – để trò chuyện, để hát, để dẫn dắt mọi người quay lại hành trình mà cô đã đi, cũng là hành trình của bao người có mặt, bằng tất cả sức lực mà cô có thể có, qua một số ca khúc “Da Vàng” - để tôi nhận ra chân giá trị của cuộc đời này là gì.
 
Và cũng lần đầu tiên, tôi hiểu vì sao khi Khánh Ly hỏi “Sống trong đời sống cần có cái gì?” trong số vô vàn những nhu cầu cần phải có, Trịnh Công Sơn bảo “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.” Tấm lòng đó để làm gì khi mình chẳng ăn được khi mình đói? Tấm lòng đó cũng chẳng làm cho mình ấm khi mình lạnh? Nhưng hãy cứ sống với một tấm lòng, một tấm lòng tử tế, dù chỉ để gió cuốn đi.
 
Tôi cảm thấy may mắn khi được có mặt trong “Đêm Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 tuổi”. Một đêm được ban tổ chức thực hiện một cách chỉnh chu đến từng chi tiết, như cách mà Hòa Bình và nhóm bạn hữu của chị đã từng làm, để thể hiện tất cả tình cảm mà họ có dành cho Khánh Ly, người ca sĩ mà họ thương quý như một người mẹ, một người bạn, một tri kỷ.
 
Một đêm mà khán giả, có người từ Úc, từ Canada, từ nhiều tiểu bang xa xôi, đã không quản ngại đường xa để có mặt chúc mừng Khánh Ly 80 tuổi, có mặt để ôn lại kỷ niệm, để thấy lòng chợt từ bi khi vẫn còn thấy nhau. Một đêm mà người ca sĩ vừa trở về từ bệnh viện, nhiều lúc khó khăn khi phải hát cho tròn nhịp, vẫn xuất hiện theo cách đẹp nhất, Khánh Ly nhất, có thể.
 
Tôi gọi “Đêm Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 tuổi”– đêm của lòng tử tế gặp nhau,” cũng là vì vậy.
 
Ngọc Lan
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần đầu tiên tôi được nghe kể chuyện về ca sĩ Khánh Ly là vào khoảng 10 tuổi. Lúc đó, bố tôi là giáo sư trường Sư Phạm Sài Gòn. Vào một buổi tối, nghe nói Khánh Ly được mời về trường hát. Trong nhà tôi, chị Khánh được theo bố đi nghe nhạc, khuya về kể rằng bố được giao nhiệm vụ tặng hoa cho Khánh Ly. Khi nhận hoa, cô ca sĩ nổi tiếng này còn hỏi rằng: “…Trong truyện Giòng Sông Định Mệnh, tại sao anh không cho Thiệu và Yến lấy nhau?”
Chiều Chủ Nhật 8 tháng Sáu, 2025 vừa qua, giữa lòng thành phố Fountain Valley, Nam California, trong một không gian âm nhạc nhỏ bé, ấm cúng nhưng trang trọng và thân mật, khoảng trên dưới 30 khán giả mộ điệu đã được thưởng thức một chương trình nhạc thính phòng tuyệt vời với ban tam tấu TrioniCity...
CÓ NHAU TRONG ĐỜI: 7 GIỜ TỐI CHỦ NHẬT 29 THÁNG 6 NĂM 2025 tại Coffee Factory: 15582 Brookhurst St., Westminster, CA 92683. Vé bảo trợ $150 - Vé VIP $100 - Vé đồng hạng $80. Để đặt vé và bảo trợ cho chương trình, vui lòng nhắn tin ban tổ chức 714-725-5445 hoặc 714-592-8941. Ban tổ chức chân thành cảm ơn Coffee Factory hỗ trợ Lê Uyên thực hiện chương trình tưởng niệm này.
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Cuốn phim trinh thám – kinh dị này của đạo diễn Victor Vũ khẳng định rằng trình độ làm phim giải trí của Việt Nam nay có thể so sánh ngang hàng với những nền điện ảnh lớn trong khu vực, đồng thời tìm được những dấu ấn của riêng mình.
Nhạc Lê Uyên Phương là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ cuối thập niên 1960s. Lúc đó là thời của quê nhà chinh chiến. Nhạc của Phương là lời ca ngợi tình yêu, như một cách kêu gọi hòa bình. Lúc đó là thời của những nỗi lo lắng về sống và chết nơi quê nhà chỗ nào cũng đạn bom, nhưng Phương lại hát lên lời ca ngợi hạnh phúc đôi lứa giữa một khung trời "Chờ trăng lên, nghe sao thì thầm"... Tình yêu của Lê Uyên Phương giữa bối cảnh đó tự thân đã là một triết lý của hiện sinh, rằng cuộc sống này là một hạnh phúc có thực, xa lìa mọi ý thức hệ.
Chỉ kéo dài hơn 30 phút, cuốn phim tài liệu Đất Lành Chim Đậu (On Healing Land, Birds Perch) đã để lại cho khán giả nhiều cảm xúc, nhiều điều để suy gẫm. Phim được công chiếu ra mắt ở Quận Cam vào tối ngày 9 tháng 5 năm 2025 tại rạp Lido Newport Beach, nhân tháng tưởng niệm 50 chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Buổi chiếu phim do Orange County Film Society thực hiện, với sự phối hợp của Newport Beach Film Festival, và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phim do Naja Phạm Lockwood đạo diễn; với giám đốc sản xuất là nhà văn Lan Cao.Bộ phim tài liệu xoay quanh câu chuyện của những gia đình, những đứa trẻ từ hai miền Nam, Bắc là nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là bà June (Dung) con gái của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan; ông Nguyễn Từ Huấn con trai của Trung Tá Nguyễn Tuấn thuộc quân đội VNCH;
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến, Những gì anh mong mỏi đã thành tựu viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6), ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu.
Cánh cửa gỗ mộc mạc mở ra chỉ sau vài giây tôi đến trước cổng, chưa kịp gọi chuông. Hình như người nghệ sĩ nào cũng có một điểm chung, đó là sự tinh tế và chú ý từng chi tiết nhỏ sự việc quanh mình. Philippa Pham Hughes xuất hiện sau cánh cửa với nụ cười rạng rỡ. Gương mặt của người nghệ sĩ gốc Việt này, đúng như cô đã viết trong lá thư khi đang ở Thái Lan: “Tôi xin lỗi tôi không nói được tiếng Việt. Tôi ước gì mình có thể. Không ai nghĩ tôi là người Việt Nam.” Cung mệnh ‘thiên di’ và một cuộc bắt cóc. Philippa ngồi trước tấm ảnh chụp và cắt dán theo phong cách nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography), sắp đặt một cách có chủ đích, không phải khoảnh khắc tự nhiên. Một phụ nữ đang bay lên khỏi mặt đất. Một người đàn ông đang nằm trên bãi biển. Sợi dây trói buộc một chân của người phụ nữ vào thân hình của người đàn ông. Một sự giải thoát đang diễn ra, từ tốn. Tấm ảnh ra đời sau khi Philippa chấm dứt cuộc hôn nhân của cô, là một trong những điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà.
Khi trả lời phỏng vấn với người điều hợp Eric Nong (VAALA) trong buổi chiếu ra mắt Daydreamers (Người Mặt Trời) tại rạp Frida Cinema (Santa Ana) tối Thứ Sáu 2 tháng 5, 2024, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Timothy Linh Bùi nói rằng ma ca rồng không phải là chủ đề chính của bộ phim. Người Mặt Trời được giới thiệu là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên với những nhân vật chính là “vampire”. Theo ông, đằng sau câu chuyện về những con quỉ hút máu người xuất hiện ngay ở thành phố Sài Gòn, Daydreamers chứa đựng nhiều thông điệp về xã hội, con người, tình gia đình…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.