Từ trái: Trace Le (đạo diễn,, nhạc sĩ, và ca sĩ hát bài "Saigon" của Y Vân trong phim New Wave), Rachel Sine (nhà sản xuất) Mena Dolinh (associate producer), Elizabeth Ai, (đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất phim New Wave) nhận giải Trống Đồng cho phim dài hay nhất từ nữ tài tử Elyse Dinh và đạo diễn Việt Nguyễn, hai trong ba thành viên của Ban giám khảo Viet Film Fest 2024. Hình Việt Báo.
Santa Ana (VB) - Viet Film Fest 2024 (VFF 2024) do VAALA sáng lập đã đánh dấu năm thứ 21 với 15 kỳ tổ chức; là một sự kiện văn hóa điện ảnh lớn nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Năm nay VFF đang cùng cộng đồng hướng đến một sự kiện trọng đại: kỷ niệm 50 năm tị nạn kể từ biến cố 30-04-1975. Có lẽ không phải tình cờ khi mà nhiều phim đoạt giải năm nay có chủ đề liên quan đến sự hòa giải giữa các thế hệ sau nửa thế kỷ ly hương.
Ngày hội điện ảnh VFF 2024 vẫn được mở đầu với những hình ảnh làm nức lòng những người làm văn hóa Việt tại hải ngoại: hơn 600 em học sinh trung học được xe bus nhà trường chở đến vào sáng Thứ Sáu 11/10 để xem phim. Năm nay, bên cạnh các trường trung học đã cho học sinh tham dự từ nhiều năm trước là La Quinta, Westminster, Los Amigos còn có thêm hai trường mới tham gia lần đầu là Loara (Học Khu Anaheim) và Bolsa Grande (Học Khu Garden Grove). Vẫn những gương mặt các thầy cô giáo tiếng Việt quen thuộc với VFF như cô giáo Thảo Ly, cô Pauline Đồng, thầy Anthony… Năm nay, các em được xem một tuyển tập bao gồm năm bộ phim ngắn (Mike, Viv’s Silly Mango, Phở, One Summer Night, Boat People) với chủ đề “Crossing Generations”.
Các em học sinh trường trung học Westminster High School được xe bus nhà trường chở đến Frida Theater, VietFilmFest 2024 xem phim vào sáng Thứ Sáu 11/10, dưới sự hướng dẫn của cô Pauline Đồng. Hình Việt Báo.
Trò chuyện với Việt Báo, cô giáo Thảo Ly (trường Westminster High School, người đầu tiên khởi xướng đưa các em học sinh của mình đi xem phim ở VFF 2005) cho biết ban tổ chức chọn phim cho học sinh xem rất phù hợp, vì vậy ảnh hưởng tốt đến suy nghĩ của các em về các vấn đề trong cộng đồng. Thí dụ như sau khi xem một phim chủ đề LGBTQ, các em tỏ vẻ đồng cảm hơn với các bạn trong nhóm này. VFF nay đã trở thành một sự kiện thường niên được các em học sinh lớp Tiếng Việt 4 (lớp cao nhất) yêu thích. Năm nào các em cũng hỏi cô Thảo Ly “… Sắp được đi xem phim VFF chưa cô?...” Đã từ lâu, cô không còn phải quảng bá về sự kiện này trong trường, bởi vì chính các em tự nhắc nhở, rủ nhau đi xem. Một sư kiện về văn hóa Việt tại hải ngoại thu hút được giới trẻ như vậy thật đáng khen và trân trọng.
Tiến Sĩ Sean O’Harrow, giám đốc Việt Bảo Tàng Bowers trao giải cho Nữ Diễn Viên Xuất Sắc Nhất của VFF 2024, nữ tài tử Canada gốc Việt Chantal Thủy trong bộ phim Ru (Canada) của đạo diễn Charles-Olivier Michaud, dựa theo cuốn tiểu thuyết Ru của Kim Thúy. Hình Việt Báo.
VFF 2024 lập nhiều kỷ lục, từ số phim tham dự (106), số phim được trình chiếu ở rạp (50, bao gồm 39 phim ngắn và 11 phim dài), số người tham dự, số vé bán ra để xem phim tại rạp và online… Lễ Trao Giải Trống Đồng và tôn vinh những thành tựu của các nhà làm phim của Việt Film Fest 2024 được tổ chức tại Bowers Museum vào tối Thứ Sáu 11/10, đánh dấu sự hợp tác ngày càng gắn bó giữa VAALA và viện bảo tàng này. Chủ Tịch Bowers Museum, Tiến Sĩ Sean O’Harrow, trong lời phát biểu khai mạc cho biết mẹ của mình là người Việt. Ông nhận thấy mục tiêu của VAALA và viện bảo tàng có nhiều điểm chung, do đó viện bảo tàng hân hạnh được trở thành nơi tổ chức các sự kiện như VFF. Bản thân ông cũng là khán giả xem phim, đặt những câu hỏi thú vị cho những nhà làm phim về văn hóa Việt.
Nam tài tử da đen Alphonse Nicholson phát biểu khi nhận giải Nam Tài Tử Xuất Sác Nhất trong trong bộ phim ngắn Technicians. Hình Việt Báo.
Giải Nam Diễn Viên Xuất Sắc Nhất năm nay được trao cho tài tử da đen Alphonse Nicholson trong bộ phim ngắn Technicians. Anh lại có mặt trên sân khấu sau đó thêm một lần nữa để cùng với đoàn làm phim Technicians nhận giải Phim Ngắn Xuất Sắc Nhất. Cuốn phim là câu chuyện về một kỹ thuật viên tự động hóa được giao nhiệm vụ lắp đặt các trạm làm nail tự phục vụ tại một tiệm nail. Anh gặp một thợ nail người Mỹ gốc Việt, là người mà anh thay thế công việc. Phát biểu trong lúc nhận giải, Alphonse Nicholson cho biết rất bất ngờ và vinh dự. Anh cảm thấy hãnh diện khi tham gia vào một hoạt động văn hóa nghệ thuật và gắn bó hơn với cộng đồng gốc Việt.
Giải Nữ Diễn Viên Xuất Sắc Nhất của VFF 2024 được trao cho nữ tài tử Canada gốc Việt Chantal Thủy trong bộ phim Ru (Canada) của đạo diễn Charles-Olivier Michaud. Phim dựa trên tiểu thuyết của Kim Thúy, kể về một gia đình giàu có ở Việt Nam phải rời khỏi quê hương sau một cuộc vượt biển đầy hiểm nguy. Được định cư ở Québec Canda, gia đình phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới tại một vùng đất xa xôi, lạnh lẽo. Họ phải làm quen với ngôn ngữ mới, làm những công việc chân tay cực khổ như giao thức ăn cho nhà hàng, thợ may trong xưởng may mà ở Việt Nam họ không bao giờ phải làm. Trong vai bà mẹ, Chantal Thủy thể hiện xuất sắc sự chịu đựng, nhẫn nại của một phụ nữ Việt từng một thời đài các, nay phải vượt khó để hội nhập trong cuộc sống mới. Bộ phim Ru cũng phác họa một cộng đồng cư dân Queebec hiền hòa, bao dung, đã trở thành chỗ dựa ấm áp, đầy tình người đối với gia đình Việt mới đến định cư.
Nhà báo Doãn Hưng (Việt Báo) trò chuyện với Đạo diễn/Nhà sản xuất phim Dieu Hao Do, phim tài liệu Hao Are You (Đức), phim thắng giải Spotlight VFF2024. Hình Việt Báo.
Giải Spotlight của VFF dành cho những một bộ phim nói về một đề tài đáng chú ý của xã hội, hoặc cho một đạo diễn mới nổi, có nhiều hứa hẹn. Spotlight Award năm nay được trao cho đạo diễn kiêm nhà sản xuất Dieu Hao Do với bộ phim Hao Are You (Đức). Phim được thực hiện như một phim tài liệu của chính gia đình đạo diễn. Dieu Hao Do là một người Việt gốc Hoa, có cha mẹ là người tị nạn ở Đức. Gia đình mẹ của Hao là những thành viên xa cách, xung khắc, không liên lạc với nhau kể từ ngày rời bỏ quê hương sống đời tị nạn. Hao bắt đầu một hành trình để gặp gỡ những người này ở ba châu lục. Anh đối mặt với mẹ mình, gặp gỡ các dì và cậu của mình ở Đức, Los Angeles, Hồng Kông và Saigon. Anh đặt những câu hỏi về ký ức chiến tranh Việt Nam; về cuộc vượt biên; về trải nghiệm tị nạn; về sự tan vỡ của gia đình ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của họ trong những năm qua. Những nỗ lực hàn gắn vết thương đỗ vỡ trong gia đình mẹ của Hao không thành công. Câu hỏi liệu chiến tranh Việt Nam có phải là nguyên nhân của những đỗ vỡ gia đình hay không vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Cuốn phim được dàn dựng với diễn biến chậm, đầy trăn trở như tình cảnh của gia đình mẹ Hao.
Nhưng cuối phim tác giả tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc về quá khứ của chính mình.
Trao đổi riêng với Việt Báo, Hao cho rằng có những đổ vỡ trong quá khứ là không thể thay đổi được. Cách tốt nhất là hãy nhận diện và chấp nhận nó để hướng về tương lai. Qua những cuộc trao đổi trực tiếp với mẹ, cậu, dì, Hao nhận diện rõ ràng hơn những đổ vỡ trong quá khứ của gia đình. Anh sẵn sàng chấp nhận và không tìm cách thay đổi nó nữa. Đi tìm hiểu cặn kẽ về cội nguồn, nay anh cảm thấy thanh thản, chung sống hòa bình với quá khứ và hướng đến tương lai. Một thông điệp đầy ý nghĩa dành cho nhiều người trong cộng đồng Việt sau 50 năm sống đời tị nạn.
Đạo Diễn/Nhà Sản Xuất Phim Ba Mùa – Tony Bùi (bên phải) phát biểu sau khi nhận Giải Inspiration (Giải Truyền Cảm Hứng) trong đêm Trống Đồng Gala của VietFilmFest 2024 tại Bowers Museum. Bên phải là Nữ Tài Tử Kiều Chinh, Giám Đốc Vaala Ysa Lê và Tiến sĩ Kelly Nguyễn, thành viên Hội Đồng Quản Trị VAALA (Hình Nguyễn Lập Hậu).
Giải Inspiration Award không nhất thiết phải trao hằng năm. VFF trao giải thưởng này cho những nhà hoạt động điện ảnh đạt được những thành tựu đặc biệt, truyền cảm hứng cho những thế hệ tiếp nối. Năm nay là kỷ niệm 25 năm của Ba Mùa, một bộ phim mang tính biểu tượng của nền điện ảnh Việt tại hải ngoại. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để VFF 2024 đã trao giải Inspiration Award cho đạo diễn Tony Bui, để vinh danh cho những đóng góp to lớn của anh trong ngành Nghệ Thuật Thứ Bảy của cộng đồng người Việt tị nạn.
Giải phim dài (feature) xuất sắc nhất của VFF 2024 được trao cho bộ phim tài liệu New Wave của nữ đạo diễn kiêm nhà viết kịch bản Elizabeth Ai. Buổi chiếu phim vào tối Thứ Bảy 12/10, cả hai phòng chiếu của rạp hát Frida không còn một chỗ trống! Trước khi chiếu phim New Wave, khán giả còn được xem bộ phim ngắn No More Sad Songs của nữ đạo diễn Trace Le, con gái của nữ ca sĩ Carol Kim.
Ê-kíp làm phim New Wave trên sân khấu tối thứ Bảy 12 tháng 10, 2024 trả lời các câu hỏi của khán giả trong chương trình Hỏi Đáp sau khi phim được chiếu tại hai rạp cùng giờ ở Frida, Santa Ana. New Wave là bộ phim đoạt giải phim dài xuất sắc nhất của FVV2024 và cũng là bộ phim được khán giả luận bàn là cuốn phim “cảm động” nhất. Hình Việt Báo.
Bộ phim New Wave nói về sự nổi loạn và sự tìm tòi bản ngã (identity) của thanh thiếu niên Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980s qua dòng nhạc New Wave. Bộ phim xoay quanh ba nhân vật mà cuộc đời gắn liền với dòng nhạc New Wave là nữ ca sĩ Linda Trang Đài, DJ Ian Nguyen và chính đạo diễn Elizabeth Ai. Cuối bộ phim, sau một thời gian nổi loạn, tự khẳng định mình với nhạc New Wave, thế hệ trẻ gốc Việt đã tìm được sự cảm thông với thế hệ cha mẹ, những người đã bỏ đất nước ra đi để tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái. Trong phần hỏi và đáp sau khi chiếu phim, một khán giả đã không cầm được nước mắt khi nói về sự đồng cảm của bản thân mình với các nhân vật trong bộ phim. Ngay sau buổi chiếu phim là phần ra mắt sách New Wave: Rebellion and Reinvention in the Vietnamese Diaspora (New Wave: Nổi Loạn và Tái Tạo Trong Cộng Đồng Việt Hải Ngoại) của đạo diễn Elizabeth Ai. Hình ảnh khán giả xếp hàng dài để chờ được tác giả ký tặng cũng nói lên được phần nào sự thành công của bộ phim, mà một số khán giả cho rằng xứng đáng được đề cử cho giải Oscar năm tới.
Ê-kíp làm phim ngắn Technicians, phim đoạt giải Trống Đồng Dành Cho Phim Ngắn Hay Nhất VFF2024. Hình Việt Báo
Viet Film Fest 2024 kết thúc thành công với những con số kỷ lục về số phim tham dự và số vé bán ra. Sự cảm thông giữa các thế hệ người Việt tị nạn trong các bộ phim đoạt giải là thông điệp đầy ý nghĩa cho cộng đồng người Việt tị nạn, đang chuẩn bị cho cột mốc 50 năm tha hương và hội nhập khắp nơi trên thế giới. Có vẻ như khán giả đã bắt đầu chờ đợi Viet Film Fest 2025, với nhiều bộ phim hứa hẹn cho thời điểm quan trọng này.
Nhìn lui lại kỷ niệm. Khánh Ly với nụ cười đồng cảm những lời văn vẻ tôi đang chia sẻ với 800 khán giả những tâm sự của Trịnh Công Sơn qua những ca từ mà Khánh Ly đã chọn để gửi đến người nghe trong chương trình nhạc “Khánh Ly và Từ Công Phụng” do Việt Art Production tổ chức ngày 6 tháng 3 năm 2011. Phần một, Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn và Phần hai, Từ Công Phụng hát nhạc của ông. Hai nhạc sĩ cùng với Vũ Thành An, Lê Uyên Phương và Ngô Thụy Miên tạo ra một chân trời âm nhạc mới cho những thế hệ trẻ trong thập niên 1960-1975 và kéo dài sang hải ngoại.
Năm 2016, một vụ án xảy ra ở Little Saigon, California, gây chấn động cộng đồng hải ngoại, các hãng thông tấn cũng như báo chí truyền thông địa phương. Bảy năm sau, tình tiết và những nhân vật trong câu chuyện ly kỳ về ông Mã Long, tài xết taxi, bị ba tù vượt ngục bắt cóc, bước lên bục vinh quang ở Sudance Film Festival, dành hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất của phim The Accidental Getaway Driver – Tài Xế Đêm. Hai năm sau nữa, vào ngày 27/2/2025, cuốn phim sẽ chính thức được trình chiếu trên màn ảnh rộng.
Cuối tuần qua, ở nhà hát Majestic, New York tràn ngập tiếng vỗ tay khi cựu Phó Tổng Thống Kamala Harris và phu quân Doug Emhoff bước vào. Đoạn video đăng trên broadwayworld và danh khoản Twitter Latina for Kamala cho thấy, vợ chồng cựu phó tổng thống đến thưởng lãm buổi nhạc kịch GYPSY của đạo diễn sáu lần đoạt giải Tony George C. Wolfe. Khi cả hai bước vào, khán giả đồng loạt đứng dậy vỗ tay và hô vang “Kamala” cho đến khi dàn nhạc bắt đầu chơi bản nhạc mở đầu của GYPSY. Cuối buổi biểu diễn, Harris và Emhoff đứng lên, gửi tràng pháo tay dài cho nghệ sĩ Audra McDonald và các bạn diễn. Chỉ vài ngày trước đó, bà Deborah Rutter, giám đốc của Trung Tâm Nghệ Thuật Biểu Diễn John F Kennedy – John F. Kennedy Center for the Performing Arts, thường được gọi là Kennedy Center, bị sa thải. Thay thế bà, không ai khác hơn chính là tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, Donald Trump.
Khánh Ly khóc.Tôi bất ngờ. Mọi người chưa nghĩ ra. 300 cái đầu, 600 trăm con mắt, 600 trăm lỗ tai, 300 hơi thở đều im lặng. Một cảnh tượng hoàn toàn đồng cảm. Tâm trạng nặng nề trong bóng tối tràn ngập cả thính đường. Lúc đó, sân khấu kéo màn. Hậu cảnh sáng dần lên, thấy tấm hình lớn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang cầm cây đàn thùng, tay kia quàng qua mái tóc Khánh Ly. Nét mặt ông chìm đắm vào địa đàng âm nhạc và Khánh Ly trẻ như thời còn chân đất ở quán Tre.
Ngày 12 tháng 2 năm 2025, Tổng thống Donald Trump đã sa thải một nửa số thành viên được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Trung Tâm về Nghệ Thuật Biểu Diễn John F. Kennedy (Kennedy Center for the Performing Arts, gọi tắt là Kennedy Center). Ngay sau đó, các thành viên còn lại, phần lớn là những người mà Trump vừa bổ nhiệm, đã bỏ phiếu để đưa ông lên làm chủ tịch của Kennedy Center. Hội đồng cũng đã bãi nhiệm Deborah Rutter, người từng giữ chức chủ tịch trung tâm từ năm 2014. Mặc dù Rutter vốn dĩ đã có kế hoạch rời đi sau bảy tháng nữa, nhưng hội đồng vẫn quyết định thay thế bà ngay lập tức bằng Richard Grenell, một cựu viên chức trong chính quyền Trump hồi nhiệm kỳ đầu.
Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, mất ngày 7/10/ 1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn.
Bùi Giáng là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và làm thơ. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức…, nghiên cứu những tư tưởng triết học của Jean Paul Sartre, Heidegger, Nietche, Albert Camus…, dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn trên thế giới Henry Miller, Simone de Beauvoire, St Exupéry, Sagan, khảo luận những tư tưởng triết học Đông Tây Kim Cổ… Ông xuất bản nhiều tác phẩm dịch thuật, nghiên cứu, phê bình, nổi tiếng các tập thơ Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột…
Lũ con cháu chúng tôi sang thăm cô Nhã chú Từ ở thành phố Malmo, miền Nam Thụy Điển, vào khoảng giữa tháng 10 2024. Có chúng tôi về, cô chú vui lắm và thường cùng chúng tôi ra ngoài dạo phố, ngắm cảnh, ăn uống. Trong một buổi chiều đi uống cà phê, chúng tôi chụp được tấm hình cô chú nắm tay nhau đi dạo trong một công viên thanh bình, khi trời đất vào thu, dưới ánh nắng nghiêng nghiêng của buổi hoàng hôn cuối ngày. Chúng tôi đặt tên tấm hình đó là “Vẫn nắng vàng dù buổi chiều của đời”, là câu đầu tiên trong bài hát Vầng Trăng Xưa, chú Từ sáng tác trong trại giam Hàm Tân vào năm 1985.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
Nhóm Tuệ Đăng là gì có lẽ đến lúc này không còn xa lạ với cộng đồng người Việt hải ngoại và ngay cả trong nước nữa nhờ thời đại tin học và Youtube lan tỏa nhanh chóng. Nhóm lúc đầu là những thanh thiếu niên Phật tử yêu thích hát nhạc Phật và nhạc quê hương
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970.
Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.