Hôm nay,  

Kim Tước vẫn "Tiếng Hát Mây Cao"

17/02/202321:03:00(Xem: 6665)
Sinh hoạt nghệ thuật

Pic 2 kim tuoc .jpg

Ca sĩ Kim Tước & Vĩ cầm thủ Thu An.


Tất cả chúng tôi, một số bạn bè và thân hữu của Ca sĩ Kim Tước, liên lạc, tìm đến nhau, để cùng tổ chức một buổi ca nhạc "bỏ túi" cho bà trước khi bà rời tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn hai ngày để chuẩn bị. Thư mời hoả tốc gởi đi tối Thứ Bảy, buổi trình diễn vào trưa Chủ Nhật ngày Feb, 5, 2023 tại Viện Việt Học là một quyết định rất nhanh, gọn, của Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương, làm người nhận kinh ngạc. Buổi họp mặt như một lời chia tay trước khi nữ danh ca Kim Tước rời Little Sài Gòn, là nơi bà rất yêu mến, để về tiểu bang khác sinh sống với con trai, vì bệnh già của bà. 


Theo lời kể của em gái bà, ca sĩ Hồng Tước, sau bao nhiêu năm bặt tiếng không còn hát, trước đó vài hôm bỗng dưng bà nổi hứng hát ca. Bệnh mất trí nhớ của bà mới đây trở nặng, lúc quên, lúc nhớ, thì hiện tại và quá khứ thường lẫn lộn, không còn phân biệt nổi nữa. Thấy bà thích hát, Hồng Tước dẫn bà đến nhà Hoài Khanh chơi để hát cho vui. Không ngờ, bà đã nổi hứng hát liên tiếp cả chục bài. Giọng ca “Sẻ Vàng Kim Tước” vẫn thánh thót, chắc khoẻ và cao vút tận mây khiến người nghe sững sờ kinh ngạc. Hồng Tước nhanh tay thu lại và gởi đến vài người bạn thân để chia sẻ. Thiên Hương nghe xong vô cùng xúc động, mà không cầm được nước mắt. Tuần tới bà sắp rời Cali không biết bao giờ mới được gặp lại, thế là cô đứng ra điều hợp, buổi họp mặt hình thành.


Cùng với sự trợ lực của phu quân là anh Ngà, Thiên Hương đã nỗ lực sắp xếp chương trình và mời được những người đã từng đệm đàn cho ca sĩ Kim Tước hát trước đây như Pianist Thụy Khanh, Guitarist Dũng và Violinist Thu An. Ngoài ra còn có hai tay đàn Guitar phụ lực là Doãn Hưng và Hoàng Hà. Ban Tam Ca Tiếng Hát Nửa Vời và Ca Sĩ Mê Linh cũng được mời đến góp tiếng hát. Bác sĩ Thiên Hương là Du Ca Trưởng của đoàn Du Ca Nam Cali, cô đã từng được vinh danh vì những nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa Việt.


Cũng vì thời gian gấp rút và chỗ ngồi giới hạn nên số người tham dự chỉ trong vòng thân hữu nhưng lại khiến bầu không khí ấm áp và thân tình hẳn lên. Những gặp gỡ, chào hỏi, cái bắt tay, ôm choàng mừng rỡ thương yêu trong tiếng hát hết lòng của "Hát cho nhau nghe", như một chất xúc tác cho mọi người xích lại gần nhau. 


Cảm động nhất là phút NS Lê Văn Khoa và CS Kim Tước gặp nhau. Hai ánh mắt của hai nghệ sĩ cùng một thế hệ, chạm nhau mừng mừng tủi tủi. Cánh tay người nhạc sĩ 90 tuổi, tóc bạc phơ nắm lấy cánh tay người ca sĩ 85 tuổi sao đậm đà thắm thiết tình thân đến vậy. NS Lê V Khoa không nén được cảm xúc kể, "Người đầu tiên hát nhạc của tôi là Kim Tước, khi ấy KT còn trẻ lắm. Hồi đó tôi có đến nhà cô nhờ hát vì các nhạc sĩ lớn khuyên tôi nên để KT hát do chất giọng của cô phù hợp hơn cả. Khi nhận nhạc bản đầu tiên của tôi, cô cầm mà chẳng nói năng gì, không nói nhận lời mà cũng chẳng từ chối. Khi ra về lòng tôi rất băn khoăn không biết cô có chịu hát hay không, vì lối nhạc tôi viết rất khó hát, các ca sĩ thường họ ngại lắm. (Dưới sân khấu Kim Tước nói vọng lên "Vậy mà hát nhiều lắm, hát dài dài, hát gần hết nhạc của Lê Văn Khoa luôn"). Sau đó, khi nghe KT hát nhạc của tôi, tôi vui lắm, không biết để đâu cho hết."


CS Jimmy Nhựt Hà đã lên kể tóm tắt về cuộc đời ca nhạc của CS Kim Tước và anh có nhắc tới Tam Ca Mộc-Kim-Châu (Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà) trong  Ban Tiếng Tơ Đồng ngày xưa. Sau này ở hải ngoại, Ban tam ca Quỳnh Giao, Kim Tước, Mai Hương cũng đã tạo được tiếng vang nhiều khán thính giả hâm mộ và thương mến.


Quan khách hiện diện hôm đó có ÔB NS Lê Văn Khoa-Ngọc Hà, ÔB NS Võ Tá Hân, NV Nhã Ca, TT Kiều Chinh, CS Khánh Ly, Chủ Bút Việt Báo Nina Hoà Bình, CS Ái Phương, ÔB CS Vũ Anh, Guitarist Nguyễn Phương Thảo, CS Jimmy Nhựt Hà và nhiều khuôn mặt thân quen của Viện Việt Học, Du Ca, Các em bên Hướng Đạo đến phụ giúp cho Trưởng Thiên Hương.  


Thiên Hương đã khai mạc và giới thiệu chương trình ca nhạc. Hai bài hát "Đêm Ngắn Tình Dài, Hình Ảnh Một Đêm Trăng" đã do ban tam ca Tiếng Hát Nửa Vời với Hồng Tước, Minh Ngân, Thiên Nga trình bày. CS Kim Tước cũng được mời lên hát chung vì tất cả những bài hát được lựa chọn ngày hôm nay đều là những bài mà bà đã từng hát qua. Xen kẽ là những bài hợp ca, đồng ca được tất cả mọi người cùng góp giọng, hát cho vui, khiến bầu không khí đong đầy tình thân ấm áp. Những Mùa Hợp Tấu, Tiếng Hát Đường Xa, Ô Mê Ly, Xuân Miền Nam, Dừng Bước Giang Hồ đã khơi lại ký ức xa xưa của một thời Tiền Chiến xưa cũ. Những Hà Nội, Huế, Sài Gòn, của những con đường, bóng dáng, hàng cây, bờ hồ, người và cảnh, cuộc sống và nơi chốn là những thước phim được quay ngược, quay chậm. Âm nhạc và ca từ, giọng hát và tâm hồn hoà quyện như thực như mơ.


Khi người ca sĩ chính của buổi họp mặt cất tiếng hát một mình, lúc ấy Kim Tước mới thật sự trở về cái thủa người thiếu nữ đôi mươi của Hà Thành 5 cửa ô ngày xưa. "Tiếng thời Gian" của Lâm Tuyền được giọng hát cao vút cất lên làm ngưng đọng cả không gian và thời gian. 


Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than.
Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân
Mưa đêm nay khóc thầm
Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian.


Tiếng hát của bà thanh thoát, chậm rãi trôi theo giòng nhạc trong tiếng violon nhịp nhàng như tiếng lòng nức nở của một kẻ tha phương đang dừng chân dưới mưa dầm, thầm mơ ước về một chốn dừng chân êm ấm đời mình. Những lời kể lể ấy lại ngân nga trong bài hát "Tiếng Dương Cầm" của Văn Phụng trong ký ức một đêm xuân ngất ngây. Người lữ khách lang thang trong cơn mưa phùn đi tìm kẻ yêu đàn và tình cờ sao lạc chân vào một thế giới thánh thót trong veo những giọt dương cầm xanh thẳm. Như mơ, như thơ, khán giả cũng lạc vào rừng âm thanh dìu dặt của tiếng hát con chim Sẻ Vàng đang say sưa cất cao giọng hót. 


Sau đó, là một sự sắp xếp khéo léo của chương trình để hai thế hệ khác nhau cùng hát bài hát "Đêm Màu Hồng" của Phạm Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Em Phạm Mê Linh, một ca sĩ cháu đầy tiềm năng đứng bên bà Kim Tước đầy điêu luyện, thế mà hai giọng hát cứ quyện lấy nhau như một. 


Vòng tay, vòng tay dĩ vãng.
Vòng tay, vòng tay bát ngát

Em là lá biếc, là mây cao, là tiếng hát
Sớm mai khua thức nhiều nhớ thương, nhiều nhớ thương
Em là cánh hoa, là sương khói (khói sóng) ...
Đêm màu hồng...


Kim Tước choàng chiếc khăn choàng hồng. Cái màu hồng ngày nay đưa bà về thời con gái xa xưa, cái thời của lá biếc, của hoa xuân, của sương khói. Người con gái của thế giới đêm, thế giới của đèn hoa, của tiếng hát ... của khói sóng đêm màu hồng. 


Em Phạm Mê Linh lên hát một bài đơn ca "Hương Xưa" của Cung Tiến. Giọng hát của em trong, vững vàng và cao vút. Mê Linh là Thiếu Trưởng của đoàn nữ hướng đạo Liên Đoàn Hướng Việt, Ca Trưởng phụ trách tập dợt cho ban hợp ca Ước Mơ Việt gồm 56 ca viên. Em vừa tốt nghiệp cử nhân ngành Thanh Nhạc tại Đại học Chapman (Orange, California) vào tháng 5/2022. Trong buổi Senior Recital để ra trường, Mê Linh đã trình diễn xuất sắc 12 nhạc phẩm bằng 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Ý, Pháp, và Việt.


Ca sĩ Khánh Ly theo lời yêu cầu đã lên trình bày bài "Có Nghe Đời Nghiêng" của Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Vũ Anh và Ngọc Hà cũng cùng góp giọng trong những bài hợp ca cùng Kim Tước. 

Thật là một buổi họp mặt ấm cúng và đầy tiếng hát và cung đàn. Mọi người ai cũng chúc cho CS Kim Tước còn hát được dài dài, và mãi mãi. 


Trịnh Thanh Thủy


Hình ảnh:


Pic  1 Thien Huong.jpg

Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương.


pic 3 TH HT ML KT .jpg

Thiên Hương, Hồng Tước, Mê Linh, Kim Tước. 


Pic 4 KT và tam ca.jpg

 Kim Tước và Ban Tam Ca Tiếng Hát Nửa Vời.
 

Pic 5 mê linh .jpg

CS Phạm Mê Linh.


Pic 6 LVK và KT.jpg

NS Lê Văn Khoa và CS Kim Tước.


pic 7 NC KL KC KT.jpg

Nhã Ca, Khánh Ly, Kiều Chinh và Kim Tước (Từ trái sang phải).


pic 8 khanh ly hat copy.jpg

CS Khánh Ly & NS Hoàng Hà.


pic 9 .jpg

Thiên Hương và Kim Tước trong bài hát "Hết đêm nay mai sẽ hay".


pic 10 hinh lưu niem .jpg

Hình lưu niệm.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lần đầu tiên tôi được nghe kể chuyện về ca sĩ Khánh Ly là vào khoảng 10 tuổi. Lúc đó, bố tôi là giáo sư trường Sư Phạm Sài Gòn. Vào một buổi tối, nghe nói Khánh Ly được mời về trường hát. Trong nhà tôi, chị Khánh được theo bố đi nghe nhạc, khuya về kể rằng bố được giao nhiệm vụ tặng hoa cho Khánh Ly. Khi nhận hoa, cô ca sĩ nổi tiếng này còn hỏi rằng: “…Trong truyện Giòng Sông Định Mệnh, tại sao anh không cho Thiệu và Yến lấy nhau?”
Chiều Chủ Nhật 8 tháng Sáu, 2025 vừa qua, giữa lòng thành phố Fountain Valley, Nam California, trong một không gian âm nhạc nhỏ bé, ấm cúng nhưng trang trọng và thân mật, khoảng trên dưới 30 khán giả mộ điệu đã được thưởng thức một chương trình nhạc thính phòng tuyệt vời với ban tam tấu TrioniCity...
CÓ NHAU TRONG ĐỜI: 7 GIỜ TỐI CHỦ NHẬT 29 THÁNG 6 NĂM 2025 tại Coffee Factory: 15582 Brookhurst St., Westminster, CA 92683. Vé bảo trợ $150 - Vé VIP $100 - Vé đồng hạng $80. Để đặt vé và bảo trợ cho chương trình, vui lòng nhắn tin ban tổ chức 714-725-5445 hoặc 714-592-8941. Ban tổ chức chân thành cảm ơn Coffee Factory hỗ trợ Lê Uyên thực hiện chương trình tưởng niệm này.
Viết cho thế hệ trẻ là quan tâm lớn của nhiều nhà văn gốc Việt. Và mới trong tháng qua, nhà văn Trần Ngọc Ánh vừa ấn hành 2 bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp của tập hồi ký “Ba, Con Không Muốn Là Người Cộng Sản.” Bản dịch sang tiếng Anh do dịch giả Kim Vũ từ California thực hiện, nhan đề “Daddy, I don't Want to be a Communist.” Bản dịch sang tiếng Pháp do dịch giả Bảo Hưng từ Paris thực hiện, nhan đề “Papa, Je ne voudrais pas être communiste.” Cả hai bản dịch này ấn hành chung trong cuốn sách dày 184 trang. Bìa sách thực hiện bởi hai họa sĩ: Trần Nho Bụi và Phan Trường Ân. Một số tranh trong sách là từ họa sĩ Nguyễn Tư.
Cuốn phim trinh thám – kinh dị này của đạo diễn Victor Vũ khẳng định rằng trình độ làm phim giải trí của Việt Nam nay có thể so sánh ngang hàng với những nền điện ảnh lớn trong khu vực, đồng thời tìm được những dấu ấn của riêng mình.
Nhạc Lê Uyên Phương là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc Việt Nam xuất hiện từ cuối thập niên 1960s. Lúc đó là thời của quê nhà chinh chiến. Nhạc của Phương là lời ca ngợi tình yêu, như một cách kêu gọi hòa bình. Lúc đó là thời của những nỗi lo lắng về sống và chết nơi quê nhà chỗ nào cũng đạn bom, nhưng Phương lại hát lên lời ca ngợi hạnh phúc đôi lứa giữa một khung trời "Chờ trăng lên, nghe sao thì thầm"... Tình yêu của Lê Uyên Phương giữa bối cảnh đó tự thân đã là một triết lý của hiện sinh, rằng cuộc sống này là một hạnh phúc có thực, xa lìa mọi ý thức hệ.
Chỉ kéo dài hơn 30 phút, cuốn phim tài liệu Đất Lành Chim Đậu (On Healing Land, Birds Perch) đã để lại cho khán giả nhiều cảm xúc, nhiều điều để suy gẫm. Phim được công chiếu ra mắt ở Quận Cam vào tối ngày 9 tháng 5 năm 2025 tại rạp Lido Newport Beach, nhân tháng tưởng niệm 50 chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Buổi chiếu phim do Orange County Film Society thực hiện, với sự phối hợp của Newport Beach Film Festival, và Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA). Phim do Naja Phạm Lockwood đạo diễn; với giám đốc sản xuất là nhà văn Lan Cao.Bộ phim tài liệu xoay quanh câu chuyện của những gia đình, những đứa trẻ từ hai miền Nam, Bắc là nạn nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là bà June (Dung) con gái của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan; ông Nguyễn Từ Huấn con trai của Trung Tá Nguyễn Tuấn thuộc quân đội VNCH;
Thưa anh Trần Hoài Thư rất kính mến, Những gì anh mong mỏi đã thành tựu viên mãn. Tất cả mọi người đều như thấy có sự hiện diện của anh trong ngày tang lễ. Làm sao giải thích được lúc đi đến nhà quàn ở New Jersey ngày thứ Bảy (8/6), ba nhóm trong tiểu bang Virginia xuất phát từ ba ngả khác nhau lại cùng dừng chân và gặp nhau ở Delaware Rest Area. Những cái ôm thật chặt từ những người mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã quen nhau từ lâu.
Cánh cửa gỗ mộc mạc mở ra chỉ sau vài giây tôi đến trước cổng, chưa kịp gọi chuông. Hình như người nghệ sĩ nào cũng có một điểm chung, đó là sự tinh tế và chú ý từng chi tiết nhỏ sự việc quanh mình. Philippa Pham Hughes xuất hiện sau cánh cửa với nụ cười rạng rỡ. Gương mặt của người nghệ sĩ gốc Việt này, đúng như cô đã viết trong lá thư khi đang ở Thái Lan: “Tôi xin lỗi tôi không nói được tiếng Việt. Tôi ước gì mình có thể. Không ai nghĩ tôi là người Việt Nam.” Cung mệnh ‘thiên di’ và một cuộc bắt cóc. Philippa ngồi trước tấm ảnh chụp và cắt dán theo phong cách nhiếp ảnh ý niệm (conceptual photography), sắp đặt một cách có chủ đích, không phải khoảnh khắc tự nhiên. Một phụ nữ đang bay lên khỏi mặt đất. Một người đàn ông đang nằm trên bãi biển. Sợi dây trói buộc một chân của người phụ nữ vào thân hình của người đàn ông. Một sự giải thoát đang diễn ra, từ tốn. Tấm ảnh ra đời sau khi Philippa chấm dứt cuộc hôn nhân của cô, là một trong những điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà.
Khi trả lời phỏng vấn với người điều hợp Eric Nong (VAALA) trong buổi chiếu ra mắt Daydreamers (Người Mặt Trời) tại rạp Frida Cinema (Santa Ana) tối Thứ Sáu 2 tháng 5, 2024, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Timothy Linh Bùi nói rằng ma ca rồng không phải là chủ đề chính của bộ phim. Người Mặt Trời được giới thiệu là một trong những bộ phim Việt Nam đầu tiên với những nhân vật chính là “vampire”. Theo ông, đằng sau câu chuyện về những con quỉ hút máu người xuất hiện ngay ở thành phố Sài Gòn, Daydreamers chứa đựng nhiều thông điệp về xã hội, con người, tình gia đình…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.