Kim Tước vẫn "Tiếng Hát Mây Cao"

17/02/202321:03:00(Xem: 2585)
Sinh hoạt nghệ thuật

Pic 2 kim tuoc .jpg

Ca sĩ Kim Tước & Vĩ cầm thủ Thu An.


Tất cả chúng tôi, một số bạn bè và thân hữu của Ca sĩ Kim Tước, liên lạc, tìm đến nhau, để cùng tổ chức một buổi ca nhạc "bỏ túi" cho bà trước khi bà rời tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ có vỏn vẹn hai ngày để chuẩn bị. Thư mời hoả tốc gởi đi tối Thứ Bảy, buổi trình diễn vào trưa Chủ Nhật ngày Feb, 5, 2023 tại Viện Việt Học là một quyết định rất nhanh, gọn, của Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương, làm người nhận kinh ngạc. Buổi họp mặt như một lời chia tay trước khi nữ danh ca Kim Tước rời Little Sài Gòn, là nơi bà rất yêu mến, để về tiểu bang khác sinh sống với con trai, vì bệnh già của bà. 


Theo lời kể của em gái bà, ca sĩ Hồng Tước, sau bao nhiêu năm bặt tiếng không còn hát, trước đó vài hôm bỗng dưng bà nổi hứng hát ca. Bệnh mất trí nhớ của bà mới đây trở nặng, lúc quên, lúc nhớ, thì hiện tại và quá khứ thường lẫn lộn, không còn phân biệt nổi nữa. Thấy bà thích hát, Hồng Tước dẫn bà đến nhà Hoài Khanh chơi để hát cho vui. Không ngờ, bà đã nổi hứng hát liên tiếp cả chục bài. Giọng ca “Sẻ Vàng Kim Tước” vẫn thánh thót, chắc khoẻ và cao vút tận mây khiến người nghe sững sờ kinh ngạc. Hồng Tước nhanh tay thu lại và gởi đến vài người bạn thân để chia sẻ. Thiên Hương nghe xong vô cùng xúc động, mà không cầm được nước mắt. Tuần tới bà sắp rời Cali không biết bao giờ mới được gặp lại, thế là cô đứng ra điều hợp, buổi họp mặt hình thành.


Cùng với sự trợ lực của phu quân là anh Ngà, Thiên Hương đã nỗ lực sắp xếp chương trình và mời được những người đã từng đệm đàn cho ca sĩ Kim Tước hát trước đây như Pianist Thụy Khanh, Guitarist Dũng và Violinist Thu An. Ngoài ra còn có hai tay đàn Guitar phụ lực là Doãn Hưng và Hoàng Hà. Ban Tam Ca Tiếng Hát Nửa Vời và Ca Sĩ Mê Linh cũng được mời đến góp tiếng hát. Bác sĩ Thiên Hương là Du Ca Trưởng của đoàn Du Ca Nam Cali, cô đã từng được vinh danh vì những nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa Việt.


Cũng vì thời gian gấp rút và chỗ ngồi giới hạn nên số người tham dự chỉ trong vòng thân hữu nhưng lại khiến bầu không khí ấm áp và thân tình hẳn lên. Những gặp gỡ, chào hỏi, cái bắt tay, ôm choàng mừng rỡ thương yêu trong tiếng hát hết lòng của "Hát cho nhau nghe", như một chất xúc tác cho mọi người xích lại gần nhau. 


Cảm động nhất là phút NS Lê Văn Khoa và CS Kim Tước gặp nhau. Hai ánh mắt của hai nghệ sĩ cùng một thế hệ, chạm nhau mừng mừng tủi tủi. Cánh tay người nhạc sĩ 90 tuổi, tóc bạc phơ nắm lấy cánh tay người ca sĩ 85 tuổi sao đậm đà thắm thiết tình thân đến vậy. NS Lê V Khoa không nén được cảm xúc kể, "Người đầu tiên hát nhạc của tôi là Kim Tước, khi ấy KT còn trẻ lắm. Hồi đó tôi có đến nhà cô nhờ hát vì các nhạc sĩ lớn khuyên tôi nên để KT hát do chất giọng của cô phù hợp hơn cả. Khi nhận nhạc bản đầu tiên của tôi, cô cầm mà chẳng nói năng gì, không nói nhận lời mà cũng chẳng từ chối. Khi ra về lòng tôi rất băn khoăn không biết cô có chịu hát hay không, vì lối nhạc tôi viết rất khó hát, các ca sĩ thường họ ngại lắm. (Dưới sân khấu Kim Tước nói vọng lên "Vậy mà hát nhiều lắm, hát dài dài, hát gần hết nhạc của Lê Văn Khoa luôn"). Sau đó, khi nghe KT hát nhạc của tôi, tôi vui lắm, không biết để đâu cho hết."


CS Jimmy Nhựt Hà đã lên kể tóm tắt về cuộc đời ca nhạc của CS Kim Tước và anh có nhắc tới Tam Ca Mộc-Kim-Châu (Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà) trong  Ban Tiếng Tơ Đồng ngày xưa. Sau này ở hải ngoại, Ban tam ca Quỳnh Giao, Kim Tước, Mai Hương cũng đã tạo được tiếng vang nhiều khán thính giả hâm mộ và thương mến.


Quan khách hiện diện hôm đó có ÔB NS Lê Văn Khoa-Ngọc Hà, ÔB NS Võ Tá Hân, NV Nhã Ca, TT Kiều Chinh, CS Khánh Ly, Chủ Bút Việt Báo Nina Hoà Bình, CS Ái Phương, ÔB CS Vũ Anh, Guitarist Nguyễn Phương Thảo, CS Jimmy Nhựt Hà và nhiều khuôn mặt thân quen của Viện Việt Học, Du Ca, Các em bên Hướng Đạo đến phụ giúp cho Trưởng Thiên Hương.  


Thiên Hương đã khai mạc và giới thiệu chương trình ca nhạc. Hai bài hát "Đêm Ngắn Tình Dài, Hình Ảnh Một Đêm Trăng" đã do ban tam ca Tiếng Hát Nửa Vời với Hồng Tước, Minh Ngân, Thiên Nga trình bày. CS Kim Tước cũng được mời lên hát chung vì tất cả những bài hát được lựa chọn ngày hôm nay đều là những bài mà bà đã từng hát qua. Xen kẽ là những bài hợp ca, đồng ca được tất cả mọi người cùng góp giọng, hát cho vui, khiến bầu không khí đong đầy tình thân ấm áp. Những Mùa Hợp Tấu, Tiếng Hát Đường Xa, Ô Mê Ly, Xuân Miền Nam, Dừng Bước Giang Hồ đã khơi lại ký ức xa xưa của một thời Tiền Chiến xưa cũ. Những Hà Nội, Huế, Sài Gòn, của những con đường, bóng dáng, hàng cây, bờ hồ, người và cảnh, cuộc sống và nơi chốn là những thước phim được quay ngược, quay chậm. Âm nhạc và ca từ, giọng hát và tâm hồn hoà quyện như thực như mơ.


Khi người ca sĩ chính của buổi họp mặt cất tiếng hát một mình, lúc ấy Kim Tước mới thật sự trở về cái thủa người thiếu nữ đôi mươi của Hà Thành 5 cửa ô ngày xưa. "Tiếng thời Gian" của Lâm Tuyền được giọng hát cao vút cất lên làm ngưng đọng cả không gian và thời gian. 


Mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông.
Không gian u ám sương mờ, mờ buông.
Xa trong đêm vắng chuông buồn, buồn ngân.
Mùa đông xưa rét mướt, bến sông, ngừng chân
Chờ ai trong tê tái, lắng nghe, chuông than.
Thời gian trôi tan tác, mang theo, ngày xuân
Mưa đêm nay khóc thầm
Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian.


Tiếng hát của bà thanh thoát, chậm rãi trôi theo giòng nhạc trong tiếng violon nhịp nhàng như tiếng lòng nức nở của một kẻ tha phương đang dừng chân dưới mưa dầm, thầm mơ ước về một chốn dừng chân êm ấm đời mình. Những lời kể lể ấy lại ngân nga trong bài hát "Tiếng Dương Cầm" của Văn Phụng trong ký ức một đêm xuân ngất ngây. Người lữ khách lang thang trong cơn mưa phùn đi tìm kẻ yêu đàn và tình cờ sao lạc chân vào một thế giới thánh thót trong veo những giọt dương cầm xanh thẳm. Như mơ, như thơ, khán giả cũng lạc vào rừng âm thanh dìu dặt của tiếng hát con chim Sẻ Vàng đang say sưa cất cao giọng hót. 


Sau đó, là một sự sắp xếp khéo léo của chương trình để hai thế hệ khác nhau cùng hát bài hát "Đêm Màu Hồng" của Phạm Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền. Em Phạm Mê Linh, một ca sĩ cháu đầy tiềm năng đứng bên bà Kim Tước đầy điêu luyện, thế mà hai giọng hát cứ quyện lấy nhau như một. 


Vòng tay, vòng tay dĩ vãng.
Vòng tay, vòng tay bát ngát

Em là lá biếc, là mây cao, là tiếng hát
Sớm mai khua thức nhiều nhớ thương, nhiều nhớ thương
Em là cánh hoa, là sương khói (khói sóng) ...
Đêm màu hồng...


Kim Tước choàng chiếc khăn choàng hồng. Cái màu hồng ngày nay đưa bà về thời con gái xa xưa, cái thời của lá biếc, của hoa xuân, của sương khói. Người con gái của thế giới đêm, thế giới của đèn hoa, của tiếng hát ... của khói sóng đêm màu hồng. 


Em Phạm Mê Linh lên hát một bài đơn ca "Hương Xưa" của Cung Tiến. Giọng hát của em trong, vững vàng và cao vút. Mê Linh là Thiếu Trưởng của đoàn nữ hướng đạo Liên Đoàn Hướng Việt, Ca Trưởng phụ trách tập dợt cho ban hợp ca Ước Mơ Việt gồm 56 ca viên. Em vừa tốt nghiệp cử nhân ngành Thanh Nhạc tại Đại học Chapman (Orange, California) vào tháng 5/2022. Trong buổi Senior Recital để ra trường, Mê Linh đã trình diễn xuất sắc 12 nhạc phẩm bằng 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Ý, Pháp, và Việt.


Ca sĩ Khánh Ly theo lời yêu cầu đã lên trình bày bài "Có Nghe Đời Nghiêng" của Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Vũ Anh và Ngọc Hà cũng cùng góp giọng trong những bài hợp ca cùng Kim Tước. 

Thật là một buổi họp mặt ấm cúng và đầy tiếng hát và cung đàn. Mọi người ai cũng chúc cho CS Kim Tước còn hát được dài dài, và mãi mãi. 


Trịnh Thanh Thủy


Hình ảnh:


Pic  1 Thien Huong.jpg

Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương.


pic 3 TH HT ML KT .jpg

Thiên Hương, Hồng Tước, Mê Linh, Kim Tước. 


Pic 4 KT và tam ca.jpg

 Kim Tước và Ban Tam Ca Tiếng Hát Nửa Vời.
 

Pic 5 mê linh .jpg

CS Phạm Mê Linh.


Pic 6 LVK và KT.jpg

NS Lê Văn Khoa và CS Kim Tước.


pic 7 NC KL KC KT.jpg

Nhã Ca, Khánh Ly, Kiều Chinh và Kim Tước (Từ trái sang phải).


pic 8 khanh ly hat copy.jpg

CS Khánh Ly & NS Hoàng Hà.


pic 9 .jpg

Thiên Hương và Kim Tước trong bài hát "Hết đêm nay mai sẽ hay".


pic 10 hinh lưu niem .jpg

Hình lưu niệm.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
* Nhân dịp Trung Tâm Nghệ Thuật Đương Đại Orange County Center For Contemporary Art mở cuộc triển lãm tranh "The Butterfly Effect" của hai họa sĩ Ann Phong và họa sĩ Beverly Jacobs khai mạc chiều thứ Năm ngày 2 tháng Sáu, lúc 4 PM và triển lãm kéo dài cho đến hết ngày 25 Tháng Sáu, tại OCCCA, (117 N. Sycamore, Santa Ana, CA 92701), Việt Báo trích đăng lại bài thơ "Hiệu Ứng Bươm Bướm" của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp vừa đăng lại trên http://phovanblog.blogspot.com/.
Dĩ nhiên, tôi muốn các bạn phân biệt rõ ràng giữa những hình ảnh khiêu dâm, bày hàng lộ liễu với mục đích kích động và những hình ảnh khỏa thân trình bày nét đẹp về kỳ quan phái nữ. Theo tôi hiểu, không có đàn bà nào tồn tại lâu dài, nhưng vẻ đẹp của thân thể đàn bà tồn tại cho đến khi nhân loại bị tiêu diệt. Và đóng góp hàng đầu trong hành trình lịch sử này chính là những họa sĩ và nhiếp ảnh gia. Kế tiếp mới là thi sĩ và văn sĩ. Tuy nhiên, những câu thơ về đồi núi, thung lũng, đường hầm của thi sĩ Pablo Neruda diễn tả cô tình nhân, có khả năng bám vào trí nhớ, gỡ không ra, thỉnh thoảng lại phất phơ từ ký ức
Nhân dịp 30 Tháng Tư, Ngày Chủ Nhật 1 tháng 5, 2022, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt đã tổ chức một buổi triển lãm tại Bowers Museum ở Quận Cam, California.
Vào đầu thập niên 1970, một tạp chí ở miền Nam Việt Nam (hình như là Thời Nay) có một bài về trứng Phục Sinh kèm theo ảnh của những quả trứng có họa tiết, hoa văn linh động, màu sắc rực rỡ. Những quả trứng này là pysanka (số ít) hay pysanky (số nhiều) có nguồn gốc từ Ukraine. Thật ra có rất nhiều quốc gia Đông Âu, như Ba Lan, Cộng Hòa Czech, và Belarus cũng có nghệ thuật vẽ trứng, nhưng Ukraine được xem là nguồn gốc nghệ thuật pysanky. Ukraine trong hơn trăm năm bị sát nhập vào Nga, không được sử dụng ngôn ngữ Ukraine, bị cấm đàn bandura, bị tàn sát diệt chủng, ngay cả pysanky cũng bị ngăn cấm đến suýt nữa nghệ thuật này cũng biến mất.
Bộ phim cũng là một thông điệp hòa bình của Làng Mai gởi đến chính quyền Nga, kêu gọi họ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.
Một người đứng trước cửa nhà, nhìn ra đường cái, thấy không rõ; đưa tay che ngang mày, chận ánh nắng để có thể ngóng thấy chuyện gì đang xảy ra ở ngả tư. Đó là tầm nhìn.Một người đi giữa cánh đồng, dùng ống dòm nhìn chung quanh, tay điều chỉnh liên tục để ống kính hội tụ điểm nhìn. Ở hướng tây, thấy những bãi hoa dại màu sắc rực rỡ; ở hướng nam, thấy những con chim lạ bay nhảy tung tăng; ở hướng đông, thấy một phụ nữ đang làm gì không thể đoán được. Đó là tầm nhìn. Một người leo lên núi cao, nhìn xuống thành phố, xóm làng, ruộng nương, đường xá, sông lạch, nhỏ như đồ chơi, cảnh nhựa. Bốn bề mênh mông, dường như cảm khái trải dài đụng đến chân trời. Hơi thở tươi mát, lòng mở rộng, cảm thông đất trời. Đó là tầm nhìn. Một người ngồi trong phòng ngày này qua ngày kia, cắm cúi nhìn vào kính hiển vi, theo dõi những con vi khuẩn, quên hết đời sống bên ngoài. Đó là tầm nhìn.
Từ một tấm thiệp Xuân -- Nhẹ nhàng. Linh động. Thú vị. Sống động. Chiết lọc. Sáng tạo. Mềm mại. Thiền. Đó là những cảm nhận đầu tiên tôi có được khi xem trang web https://giangdinh.com/diagrams/ của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (ĐTG), trưởng nam của Hoạ sĩ Đinh Cường.
Cũng như họa sĩ, chúng ta ít nhiều đều nghĩ đến cuộc chiến tranh Ukraine hiện tại, hồi tưởng hình ảnh Việt Nam những ngày trước/sau 75. Câu hỏi được đặt ra từ TS Trần Tuệ Quân, giáo sư Dân Tộc Học, Chủng Tộc Học và Sử Học tại trường đại học Yale (tiểu bang Connecticut) khi xem tranh của họa sĩ Ann Phong: “Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào. Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mắt mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó?” Cuộc triển lãm “Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” của họa sĩ Ann Phong sắp tới tại Đại Học Cal State Fullerton (ngày 12 tháng 3 đến ngày 21 tháng 5, 2022) suy ngẫm về những câu hỏi trên và mở ra một khung trời nơi chúng ta có thể chiêm nghiệm, suy nghĩ về những thách thức hiện tại.
Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào? Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mất mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó? Mang chủ đề Đánh giá lại sự bình thường, cuộc triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Ann Phong tại Phòng trưng bày Nicholas + Lee Begovich tại Đại học Cal StateFullerton (ngày 12 tháng 3 – ngày 21 tháng 5 năm 2022) suy ngẫm những câu hỏi nêu trên. Trong dịp thăm lại trường cũ lần này, họa sĩ Ann Phong mời chúng ta chiêm nghiệm những khủng hoảng đang định hình lại cá nhân của cô và của chúng ta cũng như xã hội. Qua các tác phẩm mới nhất của cô, cuộc triển lãm suy nghiệm lại những ký ức về cuộc di cư trong quá khứ; về đại dịch Covid 19 đang diễn ra; về các căng thẳng trong xã hội, chính trị, vấn đề chủng tộc; và về các tác động tiêu cực của con người đối với môi trường.
Cuối tháng giêng, trong khi các tiểu bang miền đông Hoa Kỳ đang giá buốt với bão tuyết vây bủa khắp nơi thì Nam Cali đã bắt đầu có vài tuần lễ nắng ấm len lén tìm về. Chúng tôi lại sửa soạn máy ảnh và sẵn sàng lên đường săn hình ở một công viên quốc gia có cây cối và đất đá khô cằn như sa mạc.