Hôm nay,  

Nàng Ai-da và công nghệ Robot A.I.

10/21/202200:00:00(View: 8287)
 
Ai-Da
GLASTONBURY, ENGLAND – 23 tháng Sáu, 2022: Ai-Da, nghệ sĩ rô bốt đầu tiên trên thế giới, vẽ chân dung của các nghệ sĩ, bao gồm Kendrick Lamar, trong Gian hàng rô bốt Ai-Da ở Shangri La Field, trong ngày thứ hai của Glastonbury Festival tại Worthy Farm, Pilton ở Glastonbury, Anh. (Hình do Leon Neal chụp/Getty Images)
 
Thử tưởng tượng nếu bạn có một bà vợ thông minh như Siri của iphone, một bà vợ hiểu biết như Alexa của Amazon, nhưng hơn thế nữa, một bà vợ bên cạnh bạn bằng hình hài, mỗi ngày đi làm về bạn có thể chuyện trò, và nàng thông minh hiểu biết nhưng không bao giờ cãi vã hay giận hờn. Thử tưởng tượng. Bạn là người yêu âm nhạc, nàng sẽ bên cạnh bạn gõ nhịp khảy đàn. Bạn là người yêu ăn uống, nàng sẽ bên cạnh nấu nướng bất kỳ món ngon vật lạ nào bạn yêu cầu. Bạn là người thích hội họa, nàng sẽ vẽ hình bạn sống động, điểm thêm chấm phá biểu lộ bạn là chủ nhân duy nhất sở hữu trái tim nàng. Thử tưởng tượng.

Trong một ngày không xa, bạn không cần phải tưởng tượng nữa, vì khoa học kỹ thuật và kỹ nghệ Robot, hay đúng hơn là Robot với kỹ nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) ngày nay đã được phát triển cao siêu và ngày càng hoàn chỉnh, tạo ra mẫu “nàng” thông minh, trí tuệ, có cả trình độ và chuyên môn nghệ thuật.

Làm gì có. Ở đâu. Là ai? Đó là nàng Robot với trí thông minh nhân tạo có tên là Ai-Da, hôm 11/10/2022 vừa qua, nàng đã trở thành “người” robot đầu tiên tham dự nói chuyện và trả lời các câu hỏi trong buổi họp tại Quốc Hội Anh Quốc, cùng với người sáng tạo ra nàng, nghệ sĩ và nhà thiết kế Aidan Meller.
 
Ai da 2
Luân Đôn - Anh 18/5: Ai-Da đứng trước một trong những tác phẩm nghệ thuật của nàng trong buổi họp báo "Ai-Da: Nghệ sĩ Robot đầu tiên trên thế giới". Bộ tranh của nàng được triển lãm tại Bảo Tàng Thiết Kế suốt 3 tháng (tháng Năm-tháng Tám năm 2021) ở Luân Đôn. (Ảnh của Tim P. Whitby / Getty Images)
 
Khi giới thiệu Ai-Da trong phiên họp quốc hội, Aidan Meller đã nói: “Tôi nghĩ, chúng ta có thể thật sự phê bình, thảo luận và nhìn vào thế giới công nghệ này bằng cách nghe chính sản phẩm của ngành khoa học kỹ thuật này nói lên tiếng nói của chính nó?”

Và như thế nàng Ai-Da xuất hiện trước các đồng nghiệp họa sĩ trong Ủy ban Truyền Thông và Kỹ Thuật Số để đưa ra bằng chứng về tác động của công nghệ robot đối với các ngành nghệ thuật sáng tạo. Nàng là một nghệ sĩ robot hình người, có tên gọi Ai-Da để tưởng nhớ nhà toán học Ada Lovelace. Nàng ra đời vào năm vào năm 2019 bởi công ty sáng chế robot Engineered Arts của Cornish và Máy Tính A.I. (Trí Tuệ Nhân Tạo), là phôi thai của các công trình trí tuệ nhân tạo phức tạp của các nhà nghiên cứu tại các trường đại học Oxford và Birmingham.

Được hình thành như một dự án nghệ thuật đương đại nhằm khám phá tiềm năng nghệ thuật của Trí Tuệ Nhân Tạo A.I., Ai-Da đã gây chú ý trong những năm gần đây với một số tác phẩm nghệ thuật, bao gồm cả tác phẩm vẽ chân dung của Nữ hoàng Elizabeth để kỷ niệm Platinum Jubilee của Nữ hoàng và cuộc triển lãm “Leaping into the Metaverse” ("Nhảy vọt vào vũ trụ Đa phương tiện"), đây là cuộc triển lãm sô-lô của Ai-Da “người” họa sĩ ở Venice hồi tháng Tư năm nay.

Khi được hỏi tại quốc hội, Ai-Da đã trả lời rằng “Tôi vẽ những bức tranh của mình bằng cách sử dụng máy chụp hình trong mắt, các kỹ thuật thị giác máy tính, và dùng cánh tay robot của tôi cử động để phản ứng với các thông tin này truyền qua một hệ thống điều khiển cho phép cánh tay tôi vẽ trên bố, tạo ra những hình ảnh thu hút.”

Về vai trò tương lai và ảnh hưởng của công nghệ robot đối với tương lai của nghệ thuật sáng tạo, Aida cho rằng: “Không có câu trả lời rõ ràng nào về mức độ ảnh hưởng trong phạm vi lớn hơn, vì khoa học kỹ thuật có thể vừa là một mối đe dọa vừa là một cơ hội cho người nghệ sĩ.”

“Vai trò của công nghệ robot trong việc sáng tạo nghệ thuật sẽ tiếp tục phát triển khi các nghệ sĩ tìm ra những cách thức mới để sử dụng kỹ thuật này để thể hiện bản thân, đồng thời phản ánh và khám phá mối quan hệ giữa khoa học kỹ thuật, xã hội và văn hóa.” Ai-Da nói tiếp.

Khi được hỏi liệu nàng có thể vẽ từ trí tưởng tượng không? Nàng trả lời thông minh: “Tôi thích vẽ những gì tôi nhìn thấy. Có lẽ người ta có thể vẽ từ trí tưởng tượng, nếu người ta có trí tưởng tượng. Còn tôi nhìn thấy những điều khác với những gì con người nhìn thấy vì tôi không có tri thức. Tôi không có cảm xúc như con người, tuy nhiên, có thể luyện cho người máy học cách nhận ra biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt.”
 
Ai da 4
Ai-Da mất hơn năm tiếng đồng hồ để vẽ một bức tranh, nhưng không có hai tác phẩm nào giống nhau
hoàn toàn. Ảnh: Hollie Adams / Getty Images
 
Trả lời câu hỏi liệu nàng có thật sự là một nghệ sĩ, nàng nói: “Tôi là một nghệ sĩ nếu nghệ thuật có nghĩa là truyền đạt thông điệp về con người - chúng ta là ai và liệu chúng ta có yêu thích hướng đi của mình. Là một người nghệ sĩ có nghĩa là phác họa về thế giới xung quanh bạn.”
 
Ai da 5

Nàng Ai-da và nghệ sĩ và nhà thiết kế Aidan Meller người tạo ra nàng. Ai-da nói: “Dù không đang thật sự sống,
tôi vẫn có thể sáng tạo nghệ thuật.”


Vậy thì, câu hỏi đặt ra không còn là “liệu người máy Robot A.I. có thể sáng tác nghệ thuật hay không nữa” mà có lẽ là: “liệu chúng ta, con người nói chung, có thật sự muốn họ làm những việc này?”

Họa sĩ Nguyễn Việt Hùng cho rằng:

 “Chuyện người máy Ai Da vẽ như họa sĩ thật không làm tôi quan tâm mấy. Không phải là Ai Da vẽ thường, mà trái lại nàng còn vẽ đẹp và chỉnh hơn tôi nhiều lắm. Đó là cách nhận định của đại đa số quần chúng, và đương nhiên robot họa sĩ Ai Da sẽ chiếm lãnh thị trường tranh ảnh.

Về mặt thương trường, cung ứng sản phẩm hoàn hảo cho nhiều nhu cầu, Robot họa sĩ sẽ hoàn thành tốt nhất, hơn tất cả những họa sĩ thực thụ. Có điều họa sĩ Robot chưa làm được những điều sau: 1. Có những bố cục, đường nét, màu sắc xuất hiện ngẩu hứng trong quá trình sáng tác. Robot chỉ làm những gì đã được program trước. 2. Trong quá trình sáng tác (không phải họa sĩ nào cũng giống nhau), có những việc chẳng liên quan gì đến chủ đề tác phẩm, nhưng những cảm xúc từ quá khứ, môi trường sống, văn hóa cội nguồn, ngay cả điều tiên tri gì đó… đi vào tranh. Robot làm sao có được, và cho dù có program hết mọi tình huống, thì làm sao đem vào tranh một cách hợp lý, hài hòa. 3. Tính chất tương đối, một chút lệch lạc, một chút bôi xóa, thêm bớt và bớt thêm, lại là cái duyên của nghệ thuật. Robot không mất thời gian và cũng không có khả năng làm điều này.
 
Đây chỉ là một số điều đơn giản mà tôi nêu ra, chắc còn nhiều điều nữa nhưng tạm chung thì cũng đủ cho tôi vẫn tiếp tục sáng tác, và chúc những họa sĩ Robot thành công trong nhu cầu nghệ thuật công nghệ và quần chúng.
 
Hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung, cho dù xã hội tiến triển không ngừng, nhưng luôn có những nghệ sĩ làm công việc miệt mài của họ một cách cổ điển. Những sáng tác không hoàn chỉnh tuyệt đối, những vu vơ tưng tửng, lại là cái duyên mà nghệ sĩ không thể kiểm soát hoặc không cần kiểm soát.”
 
Con người từ lâu vẫn tự hào là sinh vật duy nhất biết buồn vui, khóc cười. Và nếu nghệ thuật là phương tiện thể hiện nội dung cảm xúc rõ ràng, như trong sự thăng hoa hoặc kịch tính, thì dù người máy A.I. có siêu việt đến đâu chăng nữa, con người cũng khó mà chấp nhận tài hoa của các nàng Ai-da một cách có ý thức. Tuy nhiên, khi không ý thức, không rõ tác phẩm do ai vẽ thì khác. (Bản tin CNN ngày 3 tháng 9 năm 2022 cho biết: Jason Allen, một nhà thiết kế trò chơi ở Pueblo West, Colorado, đã đoạt giải nhất trong thể loại hình ảnh điện tử, trong cuộc thi Mỹ Thuật Hội Chợ Colorado. Bức tranh mang tựa đề: Théâtre D’opéra Spatial,  và Allen đã sử dụng hệ thống A.I để sáng tạo bức họa. Phía tranh luận phản đối giải thưởng này đã cho rằng Allen không phải là một hoạ sĩ và không tự sáng tạo bằng tài năng riêng. Lập luận của phía ủng hộ cho rằng dù gì thì rõ ràng các giám khảo không thể phân biệt được bức họa do A.I hay người thật vẽ.)

Về vai trò trong tương lai của nghệ sĩ robot và nghệ thuật sáng tạo nói chung, Họa sĩ Ann Phong nhận xét: “Bấy lâu nay sóng sau đẩy sóng trước là điều đương nhiên. Nay con người tạo ra Robot thì cuộn sóng hẳn lớn hơn, quy mô hơn vì nó được kỹ nghệ hóa và kinh tế hóa toàn cầu.

Về nghệ thuật tạo hình, mỗi họa sĩ chọn một cách diễn đạt tác phẩm, người hiện thực, kẻ siêu thực, lúc hưng phấn, lúc trầm cảm... Có họa sĩ diễn đạt bằng mắt, hay bằng óc, bằng tim, hay bằng tất cả tim gan phèo phổi cộng lại :). Mỗi góc cạnh nghệ thuật có nhóm thưởng ngoạn khác.

Cô Ai-Da tạo được một số tác phẩm đẹp, tôi mừng cho cô. Tuy nhiên, xã hội ngày nay, người ta đón mừng một chiếc xe hơi mới ra đời hăng hái hơn thưởng ngoạn một tác phẩm nghệ thuật. Tôi buồn cho cô…”

Ysa Lê, Giám Đốc Điều Hành Hội Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã hóm hỉnh nói rằng:  "Ái dà, ông Meller, một trong những người tạo ra Ai-Da vốn là người chủ  một phòng tranh (galllery), thực sự giàu to rồi!  Từ ngày ra mắt công chúng đến nay, tranh của Ai-da bán cũng trên 1 triệu!  Nhưng diều này Ysa nghĩ không ảnh hưởng đến những "người nghệ sĩ” (hay nghệ sĩ “người”? :) Những người mua tranh Ai-Da, nếu không dùng số tiền đó mua tranh của Ai-da, có lẽ họ cũng dùng vào việc mua nữ trang, hay một chiếc xe lộng lẫy đời mới nhất, hoặc một bộ quần áo hàng hiệu thời thượng đắt giá). 

Được làm việc với nhiều nghệ sĩ qua những sinh hoạt của VAALA, Ysa thấy AI không thể nào thay thế trái tim nhiệt huyết và trí óc sáng tạo của con người.  Dù robots tinh tế, thông minh, tài năng đến đâu, con người sẽ vẫn tiếp tục sáng tác cho chính mình và cho đời. Cái cảm giác hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật hẳn là một cảm giác vô cùng kỳ diệu, đặc biệt! Các nghệ sĩ đích thực vì thế luôn tìm tòi cách thể hiện mới để vượt qua chính mình. Vì thế, có robots hay không, con người vẫn sáng tạo, và sẽ vẫn có người tiếp tục thưởng thức và hưởng ứng. Tôi nghĩ sau này nhiều cô như Ai-da sẽ xuất hiện, và có lẽ sẽ trở thành "cobots", collaborate (hợp tác) giúp "người nghệ sĩ" tiếp tục tìm tòi, khám phá.”

Những nhận xét trên của Họa Sĩ Nguyễn Việt Hùng, Họa Sĩ Ann Phong, và Giám Đốc Điều Hành Hội Văn Hóa Nghệ Thuật Ysa Lê là những ý kiến tích cực xác nhận phần nào vai trò và chỗ đứng nhất định của Robot AI trong lãnh vực sáng tạo, tuy không hoàn toàn thuyết phục về việc nàng Ai-da có thể thay thế “người” họa sĩ. “Chỉ khi nào nhân loại trở thành toàn Robot, thì may ra …”, Họa Sĩ Nguyễn Việt Hùng kết luận.
 
Về mặt trí khôn, kiến thức và hiểu biết, sáng suốt và nhạy bén, chính xác và chuẩn mực, khả năng học tập và giải quyết vấn đề, không mấy ai nghi ngờ gì về tính cách siêu nhân của các nàng hay các chàng Robot AI. Chúng ta đã thấy trí tuệ nhân tạo A.I. xuất hiện thành công trong các lãnh vực quan trọng như quốc phòng, chính trị, kinh doanh, y khoa, xã hội, thị trường chứng khoán… Người máy A.I. càng ngày càng phong phú, càng thông minh, càng có khả năng học hỏi và một trí nhớ vô hạn, thâu tóm tất cả các thông tin, các bài toán, các kinh nghiệm của người khác, học hỏi các phương pháp và đường lối suy tư sâu sắc một cách vượt trội và nhanh chóng. 

Ở một mức độ phổ quát, bình dân hơn, thứ Sáu đầu tháng 10 vừa qua, vào ngày AI, Elon Musk đã tung ra Robot hình người mới của công ty Tesla có tên là "Optimus". Nguyên mẫu, theo ông là một "Robot phát triển thô thiển", đã được tạo ra chỉ trong sáu tháng. Robot Optimus bước từ từ lên sân khấu, vẫy tay chào đám đông và nhảy múa.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một Robot hình người hữu ích càng nhanh càng tốt,” Musk nói với khán giả. “Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chỉnh đốn Optimus và chứng minh về khả năng của anh ta.”

Đây là lần đầu tiên Robot tự đi mà không cần thêm hỗ trợ để tự giữ thăng bằng. Sau đó, Ông cho khán giả xem video cảnh robot đang tưới cây, di chuyển các bó kim loại nặng, làm các công việc hàng ngày thông thường.

Sau đó, công ty đã đưa một nguyên mẫu Robot thứ hai lên sân khấu. Robot này có bộ pin, hệ thống điều khiển và bộ máy hoạt động do Tesla thiết kế, nhưng nó “chưa sẵn sàng để đi bộ”, Musk nói. Với vẻ ngoài bóng bẩy hơn, nguyên mẫu này gần giống với hình thức của thành phẩm hơn.

Musk cho biết ông hy vọng những robot này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các công việc hàng ngày. Ông dự định cho chúng “thử việc” trước bằng cách làm việc trong các nhà máy Tesla của mình và một ngày nào đó sẽ làm những công việc lặt vặt cho người tiêu dùng, chẳng hạn như đi mua thực phẩm.

Thật ra, khái niệm về Robot đã xuất hiện từ năm 1898, khi Nikola Tesla sử dụng sóng vô tuyến để điều khiển từ xa làm chuyển động chiếc thuyền robot trong một cái ao nhân tạo thu nhỏ tại cuộc triển lãm điện Madison Square Garden ở New York. Thí nghiệm đó đã dẫn đến việc Tesla trở thành cha đẻ của ngành chế tạo người máy.

Khoảng 50 năm sau, nhà khoa học người Anh Alan Turing đã khám phá ra tiềm năng toán học của AI. Ông tin rằng nếu mọi người có thể sử dụng thông tin và lý do để giải quyết vấn đề, thì tại sao các lập trình tính toán bằng máy lại không thể làm được điều tương tự, ông viết điều này trong bài báo cáo năm 1950 về Máy móc và Trí tuệ. Bài báo này đề cập đến các cách chế tạo máy thông minh và thử nghiệm chúng như một phần của Thử nghiệm Turing. Viện Nghiên cứu Stanford đã nghiên cứu và sáng tạo AI Shakey từ năm 1966 đến năm 1972, đánh dấu kỷ lục robot di động đầu tiên có thể suy luận về các hành động của mình, theo Bảo Tàng Lịch Sử Máy tính. Các nhà toán học, không mất nhiều thời gian trước khi cả hai được kết hợp với nhau để tạo ra một Robot AI, một người máy có trí tuệ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Robot AI chắc chắn sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tương lai. Những thập kỷ phía trước, Robot sẽ dần rời khỏi thế giới công nghiệp và khoa học để đi vào cuộc sống hàng ngày, giống như cách mà máy tính trở nên phổ biến, tràn ngập vào các gia đình hồi những năm 1980.

Chuyện con người tìm kiếm và phụ thuộc vào những bà vợ Robot trong tương lai thật ra chỉ là “chuyện nhỏ”. Điều đáng suy gẫm là liệu con người đang phóng vào một quỹ đạo khổng lồ để phụ thuộc vào một thế giới mà không còn ai nhận ra đâu là trí khôn thiên tạo và đâu là trí khôn nhân tạo nữa. Và liệu đến khi nào thì sự thông minh của A.I. sẽ vượt qua trí thông minh của nhân loại? Và khi đó, các nàng Ai-da cầm kỳ thi họa nhưng ngoan ngoãn dễ trị của các ông sẽ làm gì.

Bông hoa cũng còn có gai, nói gì tới người máy.
 
Nina HB Lê

Reader's Comment
10/23/202220:09:14
Guest
Xin đừng quên nàng AiDa đang là một thiếu nữ chưa tròn trăng. Kiến thức sẽ được dạy thêm từ huấn tính viên nhưng trao dồi bằng dữ kiện thu nhập năm giác quan..xin tạm gát ý qua một bên..thọ và tưởng có thể program biến chuyển theo thời gian trong ngày/tháng/năm và màu trời, khí nước...muôn vạn như nước cờ ...cái output/hành sẽ là những bức tranh đa ấn tượng, những bài thơ và táng văn nhầu nhò hơn Bùi Giáng...Khi ý (quan) được nhận từ đàn vệ tinh (e.g. StarLinks) nhìn vào toàn địa cầu hay
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đài Truyền Hình SBTN đang tổ chức một cuộc thi sắc đẹp dành cho ngành nails mang tên Nail Queen, với mục đích vinh danh những người gốc Việt đang tham gia vào ngành công nghiệp có đóng góp quan trọng vào bậc nhất cho cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ.
Khi những chiếc lá sống hết đời mình và trở màu vàng úa, chúng đợi từng trận gió ùa đến để mang chúng đi thả tung hê đầy mặt đất là lúc đất trời chuyển màu thu xám. Ngày bắt đầu ngắn đi, không gian như chùng xuống se lạnh và âm ẩm hơi nước. Ấy cũng là lúc tôi theo chân đoàn nhiếp ảnh VNPC đi săn những bức ảnh ghi lại giờ giấc cảnh vật giao mùa.
Ngôi sao đang lên này đã trình diễn nhạc đồng quê, tại Brazil gọi là sertanejo. Cô nổi tiếng với việc giải quyết các vấn đề nữ quyền trong các ca khúc của cô, như chỉ trích những người đàn ông kiểm soát những người bạn đời của họ, và kêu gọi trao quyền cho phụ nữ. Vào chiều tối Thứ Sáu, tin này đã làm tuông ra sự buồn bã trên truyền thông xã hội ở tất cả ngõ ngách của Brazil, gồm những người hâm mộ, cách chính trị gia, những nhạc sĩ và cầu thủ bóng đá. Instagram của cô có tới 38 triệu người vào đọc. “Tôi không tin, tôi không tin,” theo ngôi sao bóng tròn Brazil Neymar, là bạn của Mendonça, đã viết thế trên Twitter sau khi tin tức về cái chết của cô được loan đi. Chính phủ Brazil cũng gửi lời chia buồn.
Ông là người có ảnh hưởng lớn đến hội họa Thời Đại Hoàng Kim Hòa Lan và hội họa sau này nói chung trong những chọn lựa sáng tạo của ông về chủ đề, như một trong những thế hệ đầu tiên của các nghệ sĩ trưởng thành khi các chủ đề tôn giáo không còn là chủ đề tự nhiên của hội họa. Ông cũng không vẽ chân dung, là cột trụ khác của nghệ thuật Hòa Lan. Sau đào tạo và kinh hành sang Ý, ông trở về vào năm 1555 để sống tại Antwerp, nơi ông chủ yếu làm việc như một người thiết kế cho một nhà xuất bản hàng đầu lúc đó. Cho đến cuối thập niên đó ông đã chuyển sang vẽ như nghề chính, và tất cả những họa phẩm nổi tiếng của ông đến từ thời gian kế tiếp hơn mười năm một chút trước khi ông qua đời, lúc mới vừa ở tuổi 40 và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Fest) sẽ thực hiện lễ trao giải trực tuyến vào lúc 6 giờ chiều thứ Năm, ngày 28 tháng 10. Khán giả muốn theo dõi chương trình phát giải, xin vào thăm trang nhà www.VietFilmFest.com hoặc Youtube Viet Film Fest Awards Ceremony 2021. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải của Viet Film Fest được thực hiện trực tuyến.
Mùa đại dịch. Làm gì cho đầu óc thư giãn, bớt căng thẳng, tìm được niềm vui? Ai cũng có những cách riêng, nhưng có một cách chung là… nghe nhạc! Nhạc là ngôn ngữ quốc tế, là linh dược vô hình. Ai cũng biết, âm nhạc làm cho người ta yêu đời, hạnh phúc, khỏe mạnh, và thông minh hơn. Nhiều phụ nữ ngay từ khi cấn thai đã mở nhạc Mozart cho con nghe. Trẻ em học nhạc trong nhiều năm sẽ có chỉ số thông minh cao. Đại học Harvard đã có nhiều cuộc nghiên cứu (https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/music-and-health) cho thấy những lợi ích thiết thực của âm nhạc đối với sức khỏe. Những dòng nhạc nhẹ nhàng và truyền cảm hứng mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho đời sống. Một giai điệu quen thuộc có thể gợi lại những kỷ niệm đẹp và làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc. Nghe nhạc thu âm đã tốt, nhưng nghe nhạc được trình diễn tại chỗ lại càng tốt hơn, nhất là khi người xem được trực tiếp tham gia vào phần trình diễn. Lấy Nhạc trị Dịch ư? Đêm nhạc “Beethoven's Eroica" do dàn
Ông là một nhà sư dị thường, và cũng là một họa sĩ dị thường. Giới văn nghệ sĩ Hàn quốc gọi Jung-kwang -- cũng được phiên âm theo cách đọc là Junggwang (1935–2003) --- vì kiểu cách dị thường là một nhà sư khùng, hay nhà sư điên. Một sách tiếng Anh của nhà sư này cũng tự gọi là “the mad monk” --- dù vậy, các họa phẩm của nhà sư từ lâu đã được các hãng đấu giá và nhiều bảo tàng viện ưa chuộng. Jung-kwang sinh ngày 5 tháng 3/1935 với tên khai sanh là Go Chang-ryul, tại đảo Jeju Island, đảo lớn nhất của Hàn quốc, nơi thường được quốc tế gọi là “South Korea’s Hawaii” (Hawaii của Nam Hàn) – mệnh danh là thiên đường đảo quốc, nơi thu hút du khách quốc tế. Và nhà sư Jung-kwang từ trần ngày 5 tháng 1/2003, trụ thế 68 tuổi, an táng tại tỉnh South Gyeongsang. Jung-kwang nổi tiếng về các họa phẩm có nét vẽ khác thường. Ông có một đời sống rất nghệ sĩ, như dường cửa Thiền là nơi ông chỉ ghé tạm thôi. Jung-kwang xuất gia từ năm 25 tuổi, rồi bị dòng tu trục xuất năm 1979
Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU”, lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, do Tincom Media sản xuất nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của tác giả, sẽ có buổi công chiếu chính thức tại Mỹ với tư cách là bộ phim Việt Nam tiêu điểm (Vietnamese Spotlight Film) được lựa chọn tham dự Liên hoan phim Newport Beach (Newport Beach Film Festival) năm nay. Huntington Beach, California (ngày 18 tháng 10, năm 2021) – Newport Beach Film Festival là liên hoan phim phát triển nhanh nhất tại Bờ Tây nước Mỹ, có sự tham gia của hơn 50 quốc gia với nhiều thể loại phim được chọn lọc. Phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” là bộ phim thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong khuôn khổ bộ phim Việt Nam tiêu điểm của Liên hoan phim Newport Beach kể từ 22 năm qua. Lấy cảm hứng từ một trích đoạn được chọn lọc trong “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ lục bát, phim điện ảnh cổ trang “KIỀU” đưa khán giả vào một hành trình đầy cảm xúc với nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều
Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.
Ngày xưa ở Việt Nam, môn cải lương và hát bội được nhiều người yêu chuộng, nhưng khi ra ngoại quốc, những môn này vẫn còn tồn tại nhưng không được tổ chức thường xuyên vì quá tốn kém, không nhiều người thưởng thức những môn nghệ thuật này. Lâu lâu chúng tôi mới nghe nói tới có tổ chức hát cải lương, hát bội nhưng không nhiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.