Hôm nay,  

Người Đàn Bà Ngâm Nước - Họa Sĩ Alyssa Monks

26/11/202100:12:00(Xem: 2291)
nguoi-dan-ba
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

Tạp chí Fine Art  Connoissreur đưa tin cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Alyssa Monks đang diễn ra và kéo dài cho đến tháng Giêng năm 2022 tại Forum Gallery dưới đề tài: “It’s All Under Control” (Tất cả đều trong vòng kềm chế.)

Monk nổi tiếng về một loạt tranh xoay quanh các nhân vật nữ trong phòng tắm, bồn tắm, dưới vòi sen. Như phóng viên nghệ thuật, Deanna Phoenix Selene, đã đóng góp ý kiến khi xem tranh của Monks: “… thường khi chúng ta nghĩ về khỏa thân, đặc biệt là những nới có bồn tắm, vòi sen, hoặc nước, chúng ta nghĩ đến tình trạng có thể bị xâm phạm, bị tổn thương. Phụ nữ trong hoàn cảnh bị dồn vào góc tường, trong những giây phút mà mọi biện pháp bảo vệ trở thành vô dụng, sự phòng bị đành thúc thủ…” Sự khác biệt mà chúng ta có thể cảm nhận được khi xem tranh khỏa thân, dù tả chân hoặc mập mờ, người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn đều tiếp cận cảm xúc nhục dục, dù biện minh thưởng thức vẻ đẹp. Tuy nhiên, đó là sáng tác ở mức độ trung bình hoặc trong tinh thần của thế kỷ 18, 19. Nếu mục tiêu nghệ thuật chỉ nhắm vào thỏa mãn thẩm mỹ và cảm xúc,  như vậy, chưa đủ. Nghệ thuật hôm nay đòi hỏi điều gì khác hơn: Đó là khả năng diễn đạt những vấn nạn con người đang đối đầu bằng phương tiện nào đó của thẩm mỹ và cảm xúc của tác giả. Nói một cách khác, giá trị của bức tranh không chỉ đẹp và có hiệu quả sáng tạo cao, nó còn đòi hỏi phẩm chất thẩm mỹ của “cái được diễn đạt” và kinh nghiệm về ý tưởng muốn diễn đạt.

Loạt tranh của Monks vẽ những đàn bà ngâm mình dưới nước, trong nước, nhắc nhở người xem những gì khác hơn là da thịt. Nếu chỉ đơn thuần là cảm giác nhột nhạt của những giọt nước chảy xuống, thì loạt tranh này chỉ có giá trị bày bán trên vỉa hè, nơi du khách dừng chân.

Monks cho biết, “Tôi đánh giá cao sự thân mật được cảm nhận, nhưng không có sự lợi dụng. Đối với tôi, cả hai đều quan trọng. Tôi không chắc tất cả tác phẩm đều mang tính chất niềm vui bản thân. Mặc dù, ngoài một số ít, hầu hết loạt tranh dưới vòi sen, trong bồn tắm, đều gợi lên tính dễ bị xâm phạm, tính cảm thông, và mối liên hệ. Tôi tin, những gì các bạn phản ứng là trải nghiệm với nước. Tôi đã cố gắng tìm ra những khoảnh khắc mà người xem có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được chính họ, cảm thông với nhân vật trong tranh, liên hệ với những người khác chống lại nhiều thuật vẽ về phụ nữ, chỉ tạo nên sự khinh thường và cho chúng ta cảm giác không xứng đáng.”

nguoi-dan-ba-2nguoi-dan-ba-3
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

Người xưa cho rằng, hội họa đạt đến thần kỳ là vẽ rồng đừng vẽ mắt. Vì nếu vẽ mắt, rồng sẽ bay mất khỏi bức tranh. Dĩ nhiên, đây là ẩn dụ, nhưng ngụ ý cho sáng tác lẫn thưởng ngoạn: Liệu chúng ta có thể nghe được tiếng kêu kinh hãi, thảm thiết của người đàn bà đang bị xâm phạm trong phòng tắm? 

nguoi-dan-ba-4
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

 

Rảo qua một ít tranh mẫu điển hình bên trên, phải trung thực nhận định rằng, đây chưa phải là những sáng tạo vượt bực hoặc tạo được sức kinh ngạc ngoài dự đoán. Cũng chưa phải là những đường nét hình độc đáo lạ thường. Kỹ thuật sử dụng trong tranh là tạo nhiều lớp vẽ. Lớp chính là hình ảnh được mô tả tiếp cận hình chụp, từ đó, những lớp vẽ khác chồng lên để xóa mờ, tạo sự mất mát, khoảng trống và góc nhìn trừu tượng. Có thể nhận ra kỹ thuật impasto trong cách pha màu và bệt màu trên khung bố.

Nhưng nếu chỉ vậy thôi, làm sao Monks có thể nổi tiếng trong giới hội họa Mỹ và Âu Châu? Điểm nhấn mà các nhà phê bình hội họa đề cập: Loạt tranh những người đàn bà ngâm nước không trình diễn tính khỏa thân, dù đường nét và ý niệm phụ nữ tắm, luôn luôn gợi ra ấn tượng và tưởng tượng, nhưng chủ yếu tranh của Monks tập trung vào gương mặt, khả năng diễn tả cảm xúc, cảm giác và những gì thầm kín. Những gì khiến cho người xem phải dừng lại, không chỉ để thưởng thức nét đẹp, mà dường như vừa bắt gặp những điều đang khuấy động tâm tư. Bất kỳ là thể loại nghệ thuật nào, nếu tác phẩm không có khả năng làm tâm tư dao động, tác phẩm đó chỉ là một cụm mây trôi qua, sẽ mưa xuống một nơi nào không ai biết. Edfard Degas viết: “Một bức tranh đòi hỏi một ít bí ẩn, một ít mơ hồ, một ít tưởng tượng. Khi bạn bày tỏ ý nghĩa hoàn hảo một cách rõ ràng, bạn sẽ gây cho người xem nhàm chán.”

Monks nói:

“Tuy nhiên, tôi vẽ những bức tranh này không phải từ một phản ứng hay mong muốn thay đổi thế giới, mà là một nơi mà tôi có thể cảm thấy như ở nhà. Tôi đoán đó là nơi mà tôi không phải lo lắng gì về việc tôi có quyền lực hay không. Đối với tôi, hội họa luôn là nơi nương tựa, kết nối và giao tiếp. Nó luôn là tự truyện, vì nó luôn đúng với trải nghiệm và cảm xúc của tôi. Tôi không nghĩ mình có thể trốn tránh điều này.”



Điều này là điều gì?

nguoi-dan-ba-5nguoi-dan-ba-6
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 


Tại sao người đời từ xưa đến nay đều đồng ý  với nhau, đàn bà là một bí mật?

Từ triết gia, nhà văn, nhà thơ, bác học, khoa học gia cho đến thường dân, chưa một ai dám tự hào đã hiểu rõ đàn bà, cho dù bà đó là vợ mình. Thông thái như Socrate mà vẫn bị vợ đuổi đi?

Khoa tâm lý xã hội giải thích rằng: Người là một sinh vật ham muốn. Sinh vật nam ham muốn quyền lực, tiền tài và nữ sắc. Trong khi sinh vật nữ ham muốn được bình yên, hạnh phúc với chồng con và gia đình. Đàn ông có sức mạnh, có quyền lực, thường mạo hiểm, xâm chiếm, cưỡng đoạt, thường phản bội và tạo ra hỗn loạn. Sự ham muốn của người nữ trở thành bất an. Không có người vợ nào không sợ mất chồng hoặc không sợ bị chồng bỏ rơi. Không có người mẹ nào không sợ con mình thất bại, mất hạnh phúc hoặc bị thảm họa. Cho dù giàu sang, trí thức hoặc nhan sắc, người đàn bà luôn luôn sống với tâm trạng bất an, dù bằng ý thức hay trong vô thức. Nỗi bất an ám ảnh tất cả suy nghĩ và hành động. Gốc lung lay, làm sao ngọn yên lặng? Lòng bất an, làm sao có thể có điều gì rõ ràng, chuyện gì minh bạch. Sống trên bất an như đứng thuyền nhỏ bềnh bồng sóng nước. Mọi thứ đều tương đối và có giá trị ngắn hạn. Hầu hết đàn bà sống bằng linh cảm, những suy nghĩ, luận lý, ý tưởng thường dể hậu thuẫn cho một ý tưởng hoặc ý nghĩ đã có. Và ý tưởng, ý nghĩ đó sẽ thay đổi vì không bảo đảm sự an toàn.  Người đời thường nói đàn bà hay thay lòng đổi dạ. Không phải vì họ muốn, mà vì bản chất như vậy. Nói, đàn bà dễ dụ, không phải, họ chỉ tự thay đổi đúng lúc. Đàn bà trở thành bí mật vì không ai có thể hiểu họ, vì chính họ cũng không hiểu rõ bản thân.

Phân tích theo tâm lý học khiến văn chương trở nến sống sượt. Thực tế hơn, nỗi bất an là niềm bất hạnh mà hầu hết đàn bà phải gánh chịu. Cũng như chuyện không vừa ý là số mệnh của đàn ông.

Trở về nhìn lại những gương mặt kia, đang diễn tả điều gì?  Phải chăng là niềm bất hạnh? Là những lý do thầm kín? Liệu người xem có cảm thông những ám ảnh khiến thần kinh lệch lạc thể hiện trong nét mí, bờ môi, và ánh nhìn?

Monks nói:    

“Một số người xem tranh thấy đàn bà chết đuối, đàn bà đau khổ, và bạn nhìn thấy đàn bà trong trạng thái tự sướng. […] Tôi quan tâm nhiều đến tâm trí một người hơn là cơ thể họ, vì vậy các bộ phận cơ thể được sử dụng tốt nhất để thể hiện những gì trong tâm trí hơn là trở thành đối tượng để khiêu dâm. Những khuôn mặt và biểu cảm là thú vị nhất đối với tôi. Tìm thấy khoảnh khắc đó nơi một người hoàn toàn không có ý thức, cởi mở, yếu đuối và trung thực.”

nguoi-dan-ba-7
Họa sĩ Alyssa Monks 


“[…] Vẽ sơn dầu cực kỳ phức tạp và cần linh hoạt. Bạn có thể may mắn hơn khi ném sơn vào khung bố và để nó chảy xuống, rồi xem đã thành hình những thứ gì, xuất hiện ở đâu. Sau đó tách những thứ đó ra khỏi những dạng trừu tượng và sáng tác trên chúng, hơn là cố gắng vẽ một thứ gì rồi tô màu như hình minh họa. Đây chỉ là quan điểm của tôi và quá trình của tôi. Vẽ tranh bằng nước cũng giống như vẽ bất cứ thứ gì khác: chú ý các mối quan hệ màu sắc, đơn giản hóa hình dạng, nhưng giữ một số cấu trúc, tính toàn vẹn trong các khối lượng, và chọn lọc số lượng chi tiết muốn vẽ. […] Trên hết, hãy cầm cây cọ một cách lỏng lẻo, và chừa chỗ cho những điều bất ngờ. Để cơ hội cho những gì bất ngờ xảy ra là phần khó nhất trong bức tranh.”

nguoi-dan-ba-8
Họa sĩ Alyssa Monks 


Alyssa Monks (1977 - )

Họa sĩ Mỹ sinh sống tại Brooklyn. Chuyên vẽ tranh sơn dầu khổ lớn.

Nổi tiếng trong giới hội họa Mỹ và Âu Châu.

Sinh quán ở Ridgewood, New Jersey. Bắt đầu vẽ từ năm tám tuổi.

Tốt nghiệp tại Immaculate Heart Academy năm 1995. Tốt nghiệp cử nhân tại đại học Boston năm 1999. Du hạc về hội họa ở Lorenzo de Mudici in Florence, Italy. Tốt nghiệp MFA tại New York Academy of Art, năm 2001. Hoàn tất thực tập tại Fullerton Colledge ở California.

- Giải Elizabeth Greenshields Foundation Grant năm 2003, và 2006.

- Forbes Foundation to the Chateaux Balleroy in Normandy, France năm 2001.

 

Ngu Yên , tháng 11 năm 2021.

 

Ghi:

-             Fine Art Connoiseur Magazine. November, 10, 2021.

-             Combustus. Igniting the global commumity through exploration of the arts.  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Loạt phim "The Sympathizer" bắt đầu chiếu trên HBO hôm 14/4, mỗi tuần một tập. VIệt Báo sẽ trích đăng một số ý kiến, bình phẩm của một số người viết từ khắp nơi về loạt phim này, từ nay cho đến khi chiếu hết 7 tập. Loạt bài viết này là quan điểm của các tác giả, không nhất thiết phản ảnh quan điểm của ban biên tập Việt Báo.
Đã lâu lắm, cũng trên hai mươi năm tôi hầu như quên mất việc vào rạp hát coi ciné như hồi xưa ở bên nhà. Cho đến tuần rồi, người bạn trẻ Tôn Thất Hùng gọi phone nói chị Kiều Chinh có nhã ý mời tôi đi coi phim chị đóng: The Sympathizer. Tết Nguyên Đán năm Kỷ Hợi, chị Kiều Chinh và tôi gặp nhau tại tòa soạn Việt Báo ở Quận Cam đến nay vẫn chưa có dịp găp lại; thiết nghĩ đi xem phim Kiều Chinh đóng cũng là một cách tái ngộ nữ tài tử gạo cội này. Cuốn phim The Sympathizer được trình chiếu tại rạp hát TIFF Bell Lightbox nằm trên một đoạn đường King Street còn gọi là Phố Festival tức Phố Lễ Hội TIFF thường niên vào tháng 9 qui tụ nhiều ngôi sao trên thế giới.
Ai chết? Chị Chung đã qua đời, chị không chết, không hết, vẫn còn lan man đâu đó, ở đâu đó, khi chị đi qua cuộc đời này. Không có ý định trở về tìm chị nhưng bỗng nhiên đang đứng nơi đây, hứng những trái trứng cá ngọt ngào mà chị thả xuống. Làm sao để phân biệt khi mút trái trứng cá chín và những đầu ngón tay của chị, mềm mềm, êm êm, ướt đẫm.
Theo lời Ban Tổ Chức, “Dòng Chuyển Của m Thanh” là sự kết hợp Đông-Tây độc đáo, mang những thang âm mới mẻ, chưa từng được công diễn bất cứ nơi nào qua những tiếng đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh, đàn T'rưng hoà quyện cùng dàn nhạc giao hưởng và ban hợp xướng Tây phương...
Những tràng pháo tay kéo dài sau mỗi màn trình diễn của các nghệ sĩ, cả khán phòng gần một ngàn khán giả im lặng, thả cảm xúc vào từng mỗi bản nhạc. Khó có thể diễn tả hết những cảm xúc lẫn lộn của mỗi khán giả đã theo dõi trọn vẹn một chương trình nhạc thính phòng dài hơn ba tiếng đồng hồ cho đến tận phút chót, mà theo lời Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã phát biểu trên sân khấu là "lần đầu tiên trên thế giới" có một chương trình âm nhạc Việt Nam như vậy.
Khi tác giả Việt Thanh Nguyễn lớn lên ở California như một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam , những miêu tả về cuộc xung đột đó hiện diện khắp nơi trong văn hóa đại chúng Mỹ. Platoon, Apocalypse Now, Full Metal Jacket, và nhiều bộ phim khác miêu tả các chiến sĩ Mỹ chiến đấu trong vùng nước lạc hậu đen tối và sau đó đối phó với những tổn thất tâm lý tại quê nhà. Rất ít bộ phim trong số đó nói đến trải nghiệm của người Việt Nam – những người tự xem cuộc xung đột là cuộc Chiến chống Mỹ.
Tối thứ sáu, 5 tháng Tư, 2024, tại rạp chiếu bóng AMC Orange 30, thành phố Orange, chỉ cách trung tâm Little Saigon năm, sáu dặm, HBO đã tổ chức buổi tiếp tân và chiếu phim đặc biệt nhằm giới thiệu bộ phim truyền hình 7 tập, The Sympathizer / Cảm tình viên, do kênh truyền hình HBO thực hiện, dựa trên cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer năm 2016 nổi tiếng cùng nhan đề của nhà văn Nguyễn Thanh Việt, kể về một điệp viên Cộng Sản nửa Pháp, nửa Việt trong những ngày cuối của chiến tranh Việt Nam...
Tối thứ Hai 1 tháng Tư, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã gặp gỡ khán giả ở miền bắc California để giới thiệu bộ phim “Cảm tình viên / The Sympathizer” dựa trên tiểu thuyết cùng tên đã đưa ông lên đỉnh văn đàn Mỹ với giải Pulitzer 2016.
Mỗi khi tôi nghe ca khúc Summertime, lòng không khỏi băn khoăn về tâm sự màu da, nhất là khúc nhạc blue này được trình bày qua những giọng hát thần kỳ, run rẩy tức tưởi cho thân phận con người. Nhạc sĩ George Gershwin sáng tác ca khúc này năm 1934, gần một trăm năm sau khi tu chính án 13 của hiếp pháp Hoa kỳ được công bố xác nhận quyền tự do, hủy bỏ luật nô lệ cho màu da đen tháng 12 năm 1865. Đời sống dân da đen bắt đầu khá giả hơn. Sau nhà có ao nuôi đầy cá. Trên đồng mồ hôi đã nở những hoa gòn. Những thành tựu đó cho phép người mẹ người chị thoát cảnh lam lủ, được trang điểm nhan sắc, y phục đẹp đẽ hơn. Cho phép cha già được an vui, nghỉ ngơi và các em bé nô đùa vang tiếng cười.
Phim "Mai"của đạo diễn Trấn Thành, vừa là nhà sản xuất phim vừa là diễn viên, cùng với dàn diên viên: Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh... Bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được đầu tư lên tới 50 tỉ đồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.