Hôm nay,  

Người Đàn Bà Ngâm Nước - Họa Sĩ Alyssa Monks

26/11/202100:12:00(Xem: 2292)
nguoi-dan-ba
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

Tạp chí Fine Art  Connoissreur đưa tin cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Alyssa Monks đang diễn ra và kéo dài cho đến tháng Giêng năm 2022 tại Forum Gallery dưới đề tài: “It’s All Under Control” (Tất cả đều trong vòng kềm chế.)

Monk nổi tiếng về một loạt tranh xoay quanh các nhân vật nữ trong phòng tắm, bồn tắm, dưới vòi sen. Như phóng viên nghệ thuật, Deanna Phoenix Selene, đã đóng góp ý kiến khi xem tranh của Monks: “… thường khi chúng ta nghĩ về khỏa thân, đặc biệt là những nới có bồn tắm, vòi sen, hoặc nước, chúng ta nghĩ đến tình trạng có thể bị xâm phạm, bị tổn thương. Phụ nữ trong hoàn cảnh bị dồn vào góc tường, trong những giây phút mà mọi biện pháp bảo vệ trở thành vô dụng, sự phòng bị đành thúc thủ…” Sự khác biệt mà chúng ta có thể cảm nhận được khi xem tranh khỏa thân, dù tả chân hoặc mập mờ, người sáng tác lẫn người thưởng ngoạn đều tiếp cận cảm xúc nhục dục, dù biện minh thưởng thức vẻ đẹp. Tuy nhiên, đó là sáng tác ở mức độ trung bình hoặc trong tinh thần của thế kỷ 18, 19. Nếu mục tiêu nghệ thuật chỉ nhắm vào thỏa mãn thẩm mỹ và cảm xúc,  như vậy, chưa đủ. Nghệ thuật hôm nay đòi hỏi điều gì khác hơn: Đó là khả năng diễn đạt những vấn nạn con người đang đối đầu bằng phương tiện nào đó của thẩm mỹ và cảm xúc của tác giả. Nói một cách khác, giá trị của bức tranh không chỉ đẹp và có hiệu quả sáng tạo cao, nó còn đòi hỏi phẩm chất thẩm mỹ của “cái được diễn đạt” và kinh nghiệm về ý tưởng muốn diễn đạt.

Loạt tranh của Monks vẽ những đàn bà ngâm mình dưới nước, trong nước, nhắc nhở người xem những gì khác hơn là da thịt. Nếu chỉ đơn thuần là cảm giác nhột nhạt của những giọt nước chảy xuống, thì loạt tranh này chỉ có giá trị bày bán trên vỉa hè, nơi du khách dừng chân.

Monks cho biết, “Tôi đánh giá cao sự thân mật được cảm nhận, nhưng không có sự lợi dụng. Đối với tôi, cả hai đều quan trọng. Tôi không chắc tất cả tác phẩm đều mang tính chất niềm vui bản thân. Mặc dù, ngoài một số ít, hầu hết loạt tranh dưới vòi sen, trong bồn tắm, đều gợi lên tính dễ bị xâm phạm, tính cảm thông, và mối liên hệ. Tôi tin, những gì các bạn phản ứng là trải nghiệm với nước. Tôi đã cố gắng tìm ra những khoảnh khắc mà người xem có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được chính họ, cảm thông với nhân vật trong tranh, liên hệ với những người khác chống lại nhiều thuật vẽ về phụ nữ, chỉ tạo nên sự khinh thường và cho chúng ta cảm giác không xứng đáng.”

nguoi-dan-ba-2nguoi-dan-ba-3
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

Người xưa cho rằng, hội họa đạt đến thần kỳ là vẽ rồng đừng vẽ mắt. Vì nếu vẽ mắt, rồng sẽ bay mất khỏi bức tranh. Dĩ nhiên, đây là ẩn dụ, nhưng ngụ ý cho sáng tác lẫn thưởng ngoạn: Liệu chúng ta có thể nghe được tiếng kêu kinh hãi, thảm thiết của người đàn bà đang bị xâm phạm trong phòng tắm? 

nguoi-dan-ba-4
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 

 

Rảo qua một ít tranh mẫu điển hình bên trên, phải trung thực nhận định rằng, đây chưa phải là những sáng tạo vượt bực hoặc tạo được sức kinh ngạc ngoài dự đoán. Cũng chưa phải là những đường nét hình độc đáo lạ thường. Kỹ thuật sử dụng trong tranh là tạo nhiều lớp vẽ. Lớp chính là hình ảnh được mô tả tiếp cận hình chụp, từ đó, những lớp vẽ khác chồng lên để xóa mờ, tạo sự mất mát, khoảng trống và góc nhìn trừu tượng. Có thể nhận ra kỹ thuật impasto trong cách pha màu và bệt màu trên khung bố.

Nhưng nếu chỉ vậy thôi, làm sao Monks có thể nổi tiếng trong giới hội họa Mỹ và Âu Châu? Điểm nhấn mà các nhà phê bình hội họa đề cập: Loạt tranh những người đàn bà ngâm nước không trình diễn tính khỏa thân, dù đường nét và ý niệm phụ nữ tắm, luôn luôn gợi ra ấn tượng và tưởng tượng, nhưng chủ yếu tranh của Monks tập trung vào gương mặt, khả năng diễn tả cảm xúc, cảm giác và những gì thầm kín. Những gì khiến cho người xem phải dừng lại, không chỉ để thưởng thức nét đẹp, mà dường như vừa bắt gặp những điều đang khuấy động tâm tư. Bất kỳ là thể loại nghệ thuật nào, nếu tác phẩm không có khả năng làm tâm tư dao động, tác phẩm đó chỉ là một cụm mây trôi qua, sẽ mưa xuống một nơi nào không ai biết. Edfard Degas viết: “Một bức tranh đòi hỏi một ít bí ẩn, một ít mơ hồ, một ít tưởng tượng. Khi bạn bày tỏ ý nghĩa hoàn hảo một cách rõ ràng, bạn sẽ gây cho người xem nhàm chán.”

Monks nói:

“Tuy nhiên, tôi vẽ những bức tranh này không phải từ một phản ứng hay mong muốn thay đổi thế giới, mà là một nơi mà tôi có thể cảm thấy như ở nhà. Tôi đoán đó là nơi mà tôi không phải lo lắng gì về việc tôi có quyền lực hay không. Đối với tôi, hội họa luôn là nơi nương tựa, kết nối và giao tiếp. Nó luôn là tự truyện, vì nó luôn đúng với trải nghiệm và cảm xúc của tôi. Tôi không nghĩ mình có thể trốn tránh điều này.”



Điều này là điều gì?

nguoi-dan-ba-5nguoi-dan-ba-6
Tranh của họa sĩ Alyssa Monks 


Tại sao người đời từ xưa đến nay đều đồng ý  với nhau, đàn bà là một bí mật?

Từ triết gia, nhà văn, nhà thơ, bác học, khoa học gia cho đến thường dân, chưa một ai dám tự hào đã hiểu rõ đàn bà, cho dù bà đó là vợ mình. Thông thái như Socrate mà vẫn bị vợ đuổi đi?

Khoa tâm lý xã hội giải thích rằng: Người là một sinh vật ham muốn. Sinh vật nam ham muốn quyền lực, tiền tài và nữ sắc. Trong khi sinh vật nữ ham muốn được bình yên, hạnh phúc với chồng con và gia đình. Đàn ông có sức mạnh, có quyền lực, thường mạo hiểm, xâm chiếm, cưỡng đoạt, thường phản bội và tạo ra hỗn loạn. Sự ham muốn của người nữ trở thành bất an. Không có người vợ nào không sợ mất chồng hoặc không sợ bị chồng bỏ rơi. Không có người mẹ nào không sợ con mình thất bại, mất hạnh phúc hoặc bị thảm họa. Cho dù giàu sang, trí thức hoặc nhan sắc, người đàn bà luôn luôn sống với tâm trạng bất an, dù bằng ý thức hay trong vô thức. Nỗi bất an ám ảnh tất cả suy nghĩ và hành động. Gốc lung lay, làm sao ngọn yên lặng? Lòng bất an, làm sao có thể có điều gì rõ ràng, chuyện gì minh bạch. Sống trên bất an như đứng thuyền nhỏ bềnh bồng sóng nước. Mọi thứ đều tương đối và có giá trị ngắn hạn. Hầu hết đàn bà sống bằng linh cảm, những suy nghĩ, luận lý, ý tưởng thường dể hậu thuẫn cho một ý tưởng hoặc ý nghĩ đã có. Và ý tưởng, ý nghĩ đó sẽ thay đổi vì không bảo đảm sự an toàn.  Người đời thường nói đàn bà hay thay lòng đổi dạ. Không phải vì họ muốn, mà vì bản chất như vậy. Nói, đàn bà dễ dụ, không phải, họ chỉ tự thay đổi đúng lúc. Đàn bà trở thành bí mật vì không ai có thể hiểu họ, vì chính họ cũng không hiểu rõ bản thân.

Phân tích theo tâm lý học khiến văn chương trở nến sống sượt. Thực tế hơn, nỗi bất an là niềm bất hạnh mà hầu hết đàn bà phải gánh chịu. Cũng như chuyện không vừa ý là số mệnh của đàn ông.

Trở về nhìn lại những gương mặt kia, đang diễn tả điều gì?  Phải chăng là niềm bất hạnh? Là những lý do thầm kín? Liệu người xem có cảm thông những ám ảnh khiến thần kinh lệch lạc thể hiện trong nét mí, bờ môi, và ánh nhìn?

Monks nói:    

“Một số người xem tranh thấy đàn bà chết đuối, đàn bà đau khổ, và bạn nhìn thấy đàn bà trong trạng thái tự sướng. […] Tôi quan tâm nhiều đến tâm trí một người hơn là cơ thể họ, vì vậy các bộ phận cơ thể được sử dụng tốt nhất để thể hiện những gì trong tâm trí hơn là trở thành đối tượng để khiêu dâm. Những khuôn mặt và biểu cảm là thú vị nhất đối với tôi. Tìm thấy khoảnh khắc đó nơi một người hoàn toàn không có ý thức, cởi mở, yếu đuối và trung thực.”

nguoi-dan-ba-7
Họa sĩ Alyssa Monks 


“[…] Vẽ sơn dầu cực kỳ phức tạp và cần linh hoạt. Bạn có thể may mắn hơn khi ném sơn vào khung bố và để nó chảy xuống, rồi xem đã thành hình những thứ gì, xuất hiện ở đâu. Sau đó tách những thứ đó ra khỏi những dạng trừu tượng và sáng tác trên chúng, hơn là cố gắng vẽ một thứ gì rồi tô màu như hình minh họa. Đây chỉ là quan điểm của tôi và quá trình của tôi. Vẽ tranh bằng nước cũng giống như vẽ bất cứ thứ gì khác: chú ý các mối quan hệ màu sắc, đơn giản hóa hình dạng, nhưng giữ một số cấu trúc, tính toàn vẹn trong các khối lượng, và chọn lọc số lượng chi tiết muốn vẽ. […] Trên hết, hãy cầm cây cọ một cách lỏng lẻo, và chừa chỗ cho những điều bất ngờ. Để cơ hội cho những gì bất ngờ xảy ra là phần khó nhất trong bức tranh.”

nguoi-dan-ba-8
Họa sĩ Alyssa Monks 


Alyssa Monks (1977 - )

Họa sĩ Mỹ sinh sống tại Brooklyn. Chuyên vẽ tranh sơn dầu khổ lớn.

Nổi tiếng trong giới hội họa Mỹ và Âu Châu.

Sinh quán ở Ridgewood, New Jersey. Bắt đầu vẽ từ năm tám tuổi.

Tốt nghiệp tại Immaculate Heart Academy năm 1995. Tốt nghiệp cử nhân tại đại học Boston năm 1999. Du hạc về hội họa ở Lorenzo de Mudici in Florence, Italy. Tốt nghiệp MFA tại New York Academy of Art, năm 2001. Hoàn tất thực tập tại Fullerton Colledge ở California.

- Giải Elizabeth Greenshields Foundation Grant năm 2003, và 2006.

- Forbes Foundation to the Chateaux Balleroy in Normandy, France năm 2001.

 

Ngu Yên , tháng 11 năm 2021.

 

Ghi:

-             Fine Art Connoiseur Magazine. November, 10, 2021.

-             Combustus. Igniting the global commumity through exploration of the arts.  


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phim "Mai"của đạo diễn Trấn Thành, vừa là nhà sản xuất phim vừa là diễn viên, cùng với dàn diên viên: Phương Anh Đào, Tuấn Trần, Hồng Đào, Ngọc Giàu, Việt Anh... Bộ phim tình cảm, tâm lý xã hội được đầu tư lên tới 50 tỉ đồng...
Có lẽ đã đến lúc cần đặt câu hỏi về sự dễ dãi của khán giả Việt? Như vấn đề đã nhiều lần được đặt ra trong lãnh vực âm nhạc, với các cô ca sĩ trong nước gầm rú phô diễn kỹ thuật mà không chuyển tải được nội dung, cảm xúc của bài hát, phim Việt còn nặng tính phô trương kỹ thuật, nhét tất cả mọi chiêu, mọi nước bước, đường đi, ý tưởng vào cùng một vở kịch, rồi nhấn hết cỡ âm lượng, dung lượng trấn áp khán giả - hệt như việc đãi ăn một bữa buffet quá no nê, để khách hài lòng với số lượng mà quên để ý đến phẩm lượng.
QUẬN CAM, California (Phan Tấn Hải/VB) -- Buổi Lễ Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt - Khóa 1 đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật ngày 17/3/2024 tại quán Heaven Restaurant Karaoke Entertainment ở thị trấn Stanton, Quận Cam, Caliofnria.
Trong mười hai con giáp được dùng cho năm âm lịch, mười một con là loài thú có thật. Chỉ có rồng là con vật tưởng tượng. Nhưng có phải rồng chỉ có trong tưởng tượng không? Nếu chưa ai tận mắt nhìn thấy rồng thì tại sao người ta có thể vẽ rồng?
Hát Rong thường quy tụ một nhóm năm bảy người đi hát từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt họ có những buổi trình diễn do các nhà quý tộc, lãnh chúa hay những kẻ giàu có tổ chức trong các lâu đài dinh thự...
Nói chung, nghệ thuật muôn đời là bị kiểm duyệt. Đó là số phận bất khả tách rời của một tác phẩm. Thời xưa, tác giả có thể bị rơi đầu, thời nay thì bị tường lửa. Trước tiên, một bài thơ, một bức tranh, một pho tượng, một tiểu thuyết, một bộ phim… ban đầu là lựa chọn của tác giả, được chọn lọc để trình bày những gì tác giả tin là đẹp nhất có thể, và nêu lên được nhận thức của tác giả đối với cuộc đời. Người độc giả, người xem tranh, người xem phim sẽ có những phản ứng khác nhau. Và rồi, phía chính quyền, phía dư luận nhà trường, phía các giáo hội… sẽ dòm ngó xem có vi phạm cấm kỵ nào hay không để sẽ phải vùi dập, nếu cần. Ngay cả tại Hoa Kỳ, những phản ứng cấm kỵ vẫn xảy ra, bất kể Tu Chính Án số 1 là quyền Tự do phát biểu. Có những cuốn sách này vẫn bán được tại các tiệm sách hay trên mạng, nhưng lại bị cấm đưa vào thư viện công cộng nhiều nơi, nhất là tại các tiểu bang bảo thủ.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Vào những năm (1226-1258) đời vua Trần Thái Tông, sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nước ta vẫn luôn được đặt trong tình trạng chuẩn bị cho chiến tranh. Sống cạnh một đế quốc hùng mạnh, đã từng xâm lấn và san bằng một nửa thế giới đâu có dễ dàng. Có lẽ điều ấy đã thúc đẩy vua Trần Thái Tông giao trọng trách viết sử cho Lê Văn Hưu, gia sư của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải...
Nếu “cà phê muối”, như là phát minh của đất Huế mặn mà, có thể thoải mái kết bạn với giới trẻ của đất ngọt Sài Gòn suốt mười năm qua mà không gây nên gợn sóng nào thì “trà muối”, chỉ mới là công bố khoa học của một người Mỹ thôi, lại chọc giận hầu như cả nước Anh, khiến giới ngoại giao Mỹ phải nhấp nhổm vào cuộc, sợ rằng chuyện bé sẽ xé ra to, làm sứt mẻ quan hệ thâm tình giữa nước. [1] Chuyện diễn ra sau khi nữ Giáo sư Michelle Francl, thuộc Bryn Mawr College ở tiểu bang Pennsylvania, lên tiếng rằng để có ly trà ngon thì phải… nêm muối.
Giáp Thìn đang tới. Theo truyền thống mừng Tết Nguyên Đán, hình ảnh linh vật rồng đã xuất hiện nhiều nơi trên phố chợ và truyền hình, với ước mơ cho năm mới, người người sẽ an vui hơn, sẽ hạnh phúc hơn. Bất kể, thực tế là năm 2024 có thể sẽ bất an nhiều hơn, tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Bài viết này, trong dịp đưa tiễn năm cũ để đón năm mới, sẽ kể chuyện rồng, với lời chúc an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh nơi cõi này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.