Hôm nay,  

Mời Em Khiêu Vũ - Bài Tango Thất Tình Bị Quên Lãng

10/19/202110:28:00(View: 3727)
Ngoc Trong
Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng

                                                                                                 

Cuối thập niên 80, vào một đêm cuối tuần, tác giả gọi điện thoại mời người con gái mình thích đi nghe nhạc ở một vũ trường ở San Jose; bị từ chối. Ngồi buồn, tác giả ôm đàn nghêu ngao hát và ca khúc Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango ra đời.  Nói về điệu Tango thì bước chân khiêu vũ trông rất bay bướm và những ca khúc Việt Nam điệu Tango không nhiều. Tác giả tưởng tượng mời người mình yêu cùng nhảy một bản Tango lần cuối cùng- có lẽ bị ảnh hưởng bởi cái tên một cuốn phim The Last Tango In Paris- mặc dù chưa bao giờ xem.

Lời bài hát Mời Em Khiêu Vũ như sau: “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời. Bài Tango này em vẫn thích nghe, kỷ niệm ngày xưa hai đứa, phai mờ năm tháng dấu yêu.

Nhạc đã khơi dòng mời em hãy bước. Luyến lưu phút giây mai xa nhau rồi. Điệu nhạc ân tình vòng tay ấm êm, dịu dàng mùi hương cũ cho anh một thoáng vui lẫn buồn.

Nhìn em đôi môi cười xinh lã lơi. Vòng tay sẽ ôm trọn một hình bóng mới. Mời em mời em, nhẹ đưa bàn tay. Mắt xanh long lanh hồn đắm trong mơ, nghe tình chợt bay cao, cho nhịp chân bơ vơ.

Thời gian xin ngừng nhạc kia cứ mãi. Để trong phút giây anh với em quay cuồng. Chuyện tình đẹp nào mà không vỡ tan. Giữ lòng hòa nhau phút cuối, em ơi điệu vũ Tango buồn.”

Khi nhờ nhạc sĩ Đặng Xuân Thìn làm hòa âm, có mời danh thủ ghi ta Lorn Leber ở San Francisco đệm. Mặc dù đoạn solo hơi dài nhưng những nốt nhạc trên phím đàn ghi ta của anh giòn giã làm người nghe thích thú. Hòa thêm tiếng dương cầm thánh thót của nhạc sĩ Bob và mấy cây vĩ cầm tạo phong phú nhạc đệm, điệu Tango nhưng không dùng trống cho phong cách cổ điển. Tiếng hát ngọt ngào Ngọc Trọng thu âm năm 1993 tại phòng thu của anh Phạm Ngọc Sơn thành phố Oakland để ca khúc Mời Em Khiêu Vũ trong CD Chiều San Francisco được yêu thích.

Thế nhưng bài hát đã bị quên lãng, và không được ca sĩ nào hát lại mặc dầu dòng nhạc dễ nghe, lời ca thấm đượm nỗi buồn thất tình và điệu Tango khiêu vũ cũng phổ biến.

Gần ba mươi năm sau, tháng 10 năm 2021, tác giả dùng Iphone quay hình Ngọc Trọng hát Mời Em Khiêu Vũ đưa lên Youtube để ghi dấu một ca khúc kỷ niệm thất tình. Thử tưởng tượng khi điệu nhạc Tango trỗi lên, khách nam có thể ân cần mời một người nữ cùng khiêu vũ “Bài Tango này mời em khiêu vũ. Với anh với anh lần cuối trong đời...” Trong đời mỗi người, có ai đã không một lần yêu và chia tay người tình; kỷ niệm đó mãi đẹp.

Mời nghe Mời Em Khiêu Vũ, sáng tác Trần Chí Phúc, tiếng hát Ngọc Trọng, tiếng đàn ghi ta Lorn Leber: 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
QUẬN CAM, California (Phan Tấn Hải/VB) -- Buổi Lễ Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt - Khóa 1 đã thực hiện hoàn mãn hôm Chủ Nhật ngày 17/3/2024 tại quán Heaven Restaurant Karaoke Entertainment ở thị trấn Stanton, Quận Cam, Caliofnria.
Trong mười hai con giáp được dùng cho năm âm lịch, mười một con là loài thú có thật. Chỉ có rồng là con vật tưởng tượng. Nhưng có phải rồng chỉ có trong tưởng tượng không? Nếu chưa ai tận mắt nhìn thấy rồng thì tại sao người ta có thể vẽ rồng?
Hát Rong thường quy tụ một nhóm năm bảy người đi hát từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt họ có những buổi trình diễn do các nhà quý tộc, lãnh chúa hay những kẻ giàu có tổ chức trong các lâu đài dinh thự...
Nói chung, nghệ thuật muôn đời là bị kiểm duyệt. Đó là số phận bất khả tách rời của một tác phẩm. Thời xưa, tác giả có thể bị rơi đầu, thời nay thì bị tường lửa. Trước tiên, một bài thơ, một bức tranh, một pho tượng, một tiểu thuyết, một bộ phim… ban đầu là lựa chọn của tác giả, được chọn lọc để trình bày những gì tác giả tin là đẹp nhất có thể, và nêu lên được nhận thức của tác giả đối với cuộc đời. Người độc giả, người xem tranh, người xem phim sẽ có những phản ứng khác nhau. Và rồi, phía chính quyền, phía dư luận nhà trường, phía các giáo hội… sẽ dòm ngó xem có vi phạm cấm kỵ nào hay không để sẽ phải vùi dập, nếu cần. Ngay cả tại Hoa Kỳ, những phản ứng cấm kỵ vẫn xảy ra, bất kể Tu Chính Án số 1 là quyền Tự do phát biểu. Có những cuốn sách này vẫn bán được tại các tiệm sách hay trên mạng, nhưng lại bị cấm đưa vào thư viện công cộng nhiều nơi, nhất là tại các tiểu bang bảo thủ.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Vào những năm (1226-1258) đời vua Trần Thái Tông, sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nước ta vẫn luôn được đặt trong tình trạng chuẩn bị cho chiến tranh. Sống cạnh một đế quốc hùng mạnh, đã từng xâm lấn và san bằng một nửa thế giới đâu có dễ dàng. Có lẽ điều ấy đã thúc đẩy vua Trần Thái Tông giao trọng trách viết sử cho Lê Văn Hưu, gia sư của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải...
Nếu “cà phê muối”, như là phát minh của đất Huế mặn mà, có thể thoải mái kết bạn với giới trẻ của đất ngọt Sài Gòn suốt mười năm qua mà không gây nên gợn sóng nào thì “trà muối”, chỉ mới là công bố khoa học của một người Mỹ thôi, lại chọc giận hầu như cả nước Anh, khiến giới ngoại giao Mỹ phải nhấp nhổm vào cuộc, sợ rằng chuyện bé sẽ xé ra to, làm sứt mẻ quan hệ thâm tình giữa nước. [1] Chuyện diễn ra sau khi nữ Giáo sư Michelle Francl, thuộc Bryn Mawr College ở tiểu bang Pennsylvania, lên tiếng rằng để có ly trà ngon thì phải… nêm muối.
Giáp Thìn đang tới. Theo truyền thống mừng Tết Nguyên Đán, hình ảnh linh vật rồng đã xuất hiện nhiều nơi trên phố chợ và truyền hình, với ước mơ cho năm mới, người người sẽ an vui hơn, sẽ hạnh phúc hơn. Bất kể, thực tế là năm 2024 có thể sẽ bất an nhiều hơn, tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Bài viết này, trong dịp đưa tiễn năm cũ để đón năm mới, sẽ kể chuyện rồng, với lời chúc an vui và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh nơi cõi này.
Rồng là con vật đứng đầu trong bộ Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Và như chúng ta biết, Rồng là con vật không có thật trên thế gian và Rồng do trí tưởng tượng của con người mà có trong chuyện cổ tích. Trong 12 con giáp, Rồng đứng thứ Năm và có thể nói là con vật cao quý nhất vì lúc nào Rồng cũng ở trên… mây.
Con rồng không phải là con vật có thực trong giới sinh vật mà chỉ là thần linh hư cấu, hình ảnh con rồng được tạo dựng bởi sự tổng hợp đặc trưng loài động vật theo óc tưởng tượng của con người, nên hình ảnh con rồng thay đổi ở mỗi bản vẽ và phức tạp: Rồng giống hươu, đầu rồng có lúc giống lạc đà. Mắt rồng giống quỷ. Cổ rồng giống cổ rắn. Bụng rồng giống bụng con tằm. Vẩy rồng giống cá, vuốt rồng giống vuốt chim. Chân rồng giống chân hổ, có người lại cho là chân rồng giống chân rùa. Tai rồng giống tai trâu bò. Con rồng giống tất cả mọi chi tiết của nhiều loại động vật khác nhau, do đó, người ta quý trọng con rồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.