Hôm nay,  

Đứng Mãi Trong Tranh

3/27/202111:19:00(View: 3694)

blank

                Tranh Nghiêu Đề 



Tôi nhỏ xíu, tôi bé xíu.

Cũng chẳng có nghĩa những bóng lớn của Hội Họa Sĩ Trẻ đó, đã che hết dáng tôi. Cô học trò xinh xinh, chen chân, nhón gót xem tranh trong những chiều trốn lễ, bỏ nhà thờ…

Tôi mượt mà, tóc bay và mắt ướt, tôi thơ mộng như những thiếu nữ trong tranh.

Tôi nhìn thấp thoáng chút yêu kiều, thời của những Chagall, Pissarro, Cezanne, Matisse…Và ngay cả rất xa xưa, Rembrandt.


------------


Không khí phòng triển lãm tràn đầy những tinh hoa, thoát bay và ấm áp.

Khói thuốc Haft & Haft thơm tho, Basto nặng nồng, hay Lucky mờ mịt. Mắt tôi bốc cay với khói mà tưởng như có thêm cả chút nồng nàn, sướt mướt.

Những bức tranh với tên gọi bàng bạc như Thơ.

 Anh Trịnh Cung với “Vương Hương”, “Trăng, Chim, Hoa và Nàng”, của anh Đinh Cường, Nghiêu Đề với “Vùng Thanh Thoát”, và Nguyễn Trung là “Đêm Chân Không”…

Tôi mê những bức tranh cổ điển của anh Đỗ Quang Em. Ánh sáng và bóng tối, lạnh toát hay vắng tanh...Anh đã làm ấm lại trong tranh, chỉ với chút ánh đèn dầu le lói.

Và tranh Cù Nguyễn, đẹp như một thinh lặng, gắn bó cùng nỗi chết, đâu đó tận cuối chân trời...


Sàigon, những ngày xao xác cùng chiến tranh, những lửa đạn kinh hoàng Khe Sanh, Quảng Trị.

Đạn lạc tên bay những nơi xa vời để bảo vệ cho Saigon, một Saigon không tiếng súng.

Và tôi, trốn hết học hành trường lớp. Tôi mê muội theo những hương thơm ngát của sơn dầu, bàng hoàng bên những nét cọ đẹp đẽ. Nét cọ mà khi dào dạt cùng tranh, đã phải sắc sảo hơn những nét bút rời rạc, chữ nghĩa lơ mơ của tôi trong trường thi, lớp học.

Tôi bị cuốn theo những chiều rực rỡ La Pagode, những sáng còn mờ sương khi phòng tranh chưa mở cửa. Nơi đó, có năm bảy chàng họa sĩ ngồi cafe bên góc hè của Continental Hotel, bên cạnh phòng triển lãm. Những giấc mơ cùng với khói thuốc mịt mù bay, huyên thuyên bàn bàn, nói nói về những tác phẩm mới, những dự tính mới.

Và, phố xá. Và Sàigon của những đêm mưa ướt, ánh đèn đường lạnh lẽo cùng với lá rụng, lao xao...


-----


Leonardo Da Vinci dặn rằng, tranh là bài thơ để đọc, và thơ là bức tranh để xem. Tôi luôn lẫn lộn giữa thơ và tranh, tiện thể, tôi còn nhầm luôn Hoạ sĩ với Thi sĩ. 

Nghiêu Đề, chàng hoạ sĩ đa tình. Nói chuyện như thơ đã mời tôi ngồi mẫu, và tôi tình nguyện, tôi hân hoan được làm người: Đứng mãi trong tranh.



                       blank

                                       Tranh Đinh Cường 1978


Trong một buổi họp trà dư tửu hậu của HHST, tôi rủ theo cô bạn.

Trên đường về, cô phàn nàn: “Hội Họa Sĩ Trẻ”, tên nghe hay hay, nhưng sao toàn mấy ông ...già chát?

Tôi phải lan man giải thích. Khi các hoạ sĩ muốn lập hội, đã bị nhiều khó khăn, bị từ chối bởi Bộ Văn Hóa.

Bác Sĩ Nguyễn Tấn Hồng lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, đề nghị đặt tên lại là: HHST Việt Nam, tên phải nghe như một “đội đá banh” của những bạn trẻ. Như thế, Bộ Thanh Niên mới có thể quyết định cho lập hội, thay vì phải qua sự can thiệp của Bộ Văn Hoá.

Và như tên gọi của một Hội đá banh đó, bỗng có những khuôn mặt không còn trẻ nữa, lại càng không có sức nào để có thể chạy, đuổi theo những trái banh trên sân đá.

...Những “Hoạ sĩ Trẻ, sao đã già, mà...lại còn già chát?”.


Với tôi, Arts sáng như trăng và long lanh không tuổi. Như khi nhìn những công trình sáng tạo của Angelo, Bernini...Cái đẹp qua tượng nude của David, dáng nằm trầm luân của Teresa...Và còn rất nhiều những công trình kiến trúc. 

Arts, đã xóa hết những nếp nhăn của thời gian, và đã làm biến mất khoảng cách của không gian. Để cho dù tới ngàn năm sau, Artists vẫn luôn hiển hiện trước những tác phẩm, những công trình tuyệt vời, muôn đời của họ…

Và những nhân vật trong Hội Họa Sĩ Trẻ, lứa tuổi của 30, 40. Đã sáng chói trong tâm tưởng tôi, cô bé thời đi học. 

Qua những tác phẩm nhiều khai phá, sáng tạo với đầy tài hoa...Họ đã rất trẻ, và họ sẽ còn trẻ mãi. 



blank

               Tranh Hồ Hữu Thủ 1994


Nhưng lần lượt rồi họ sẽ ra đi. 

Nói đùa như anh Mai Chửng và Nguyên Khai dặn dò Nghiêu Đề bên giường bệnh: “Xuống đó nhớ lập lại Hội, xong xuôi rồi thằng nào xuống trước sẽ ghi danh…”


Năm 1974, anh Lê Tài Điển từ Pháp về, ngồi với anh Nghiêu Đề và tôi ở phòng tranh La Dolce Vita, phía sau hotel Continental Palace. Đặc biệt của La Dolce Vita là rất chuyên nghiệp và kỹ lưỡng về ánh sáng cho từng bức tranh.

 Ánh sáng hài hòa đã làm nổi bật, đẹp thêm cho những tác phẩm của Hội Họa Sĩ Trẻ, khiến anh Lê Tài Điển muốn ngồi lại mãi, dù phòng tranh đã tới giờ đóng cửa. Anh dặn dò tôi: “ Cô nhớ nhé, hạnh phúc và may mắn nhất là được ngồi chung quanh những bức tranh, những tác phẩm muôn đời...”.


Tôi Cafe mỗi sáng, rượu đỏ mỗi tối bên những tranh của Đỗ Quang Em, Nguyển Trung, Đinh Cường và Nguyễn Phước...Những xanh mượt mà, những đỏ như mặt trời, trắng xóa như sẽ chẳng còn thấy gì, hay những màu âm u lạnh toát trong tranh Nghiêu Đề...

Bắt chước La Dolce Vita, tôi thắp sáng những ánh đèn, tôi tạo ra một không gian bừng lửa.

Những ánh đèn rực rỡ đôi khi, đã soi xuyên qua những tối tăm, lạnh lẽo, đã như những  hét hò trong đời sống tôi, lặng câm.

Những nhân vật nhiều đêm cũng bước ra từ tranh. Rất điềm đạm ngồi uống với tôi, nhắc lại cùng tôi những điều xa xôi từ trăm năm cũ.


LêChiềuGiang


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một lần nữa những tiếng hát Quan Họ đối đáp lại vang lên. Cặp mắt của những cô gái Bắc Ninh lại có dịp "lúng liếng" trong Hội Xuân Bắc Ninh 2022 tại hải ngoại trong ngày lễ hội rực rỡ màu cờ sắc áo. Đồng hương thành phố Little Sài Gòn năm nay lại có dịp tham dự Hội Xuân Bắc Ninh lần thứ 15 do Hội Đồng Hương Bắc Ninh Nam California tổ chức.
Bộ phim cũng là một thông điệp hòa bình của Làng Mai gởi đến chính quyền Nga, kêu gọi họ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.
Một người đứng trước cửa nhà, nhìn ra đường cái, thấy không rõ; đưa tay che ngang mày, chận ánh nắng để có thể ngóng thấy chuyện gì đang xảy ra ở ngả tư. Đó là tầm nhìn.Một người đi giữa cánh đồng, dùng ống dòm nhìn chung quanh, tay điều chỉnh liên tục để ống kính hội tụ điểm nhìn. Ở hướng tây, thấy những bãi hoa dại màu sắc rực rỡ; ở hướng nam, thấy những con chim lạ bay nhảy tung tăng; ở hướng đông, thấy một phụ nữ đang làm gì không thể đoán được. Đó là tầm nhìn. Một người leo lên núi cao, nhìn xuống thành phố, xóm làng, ruộng nương, đường xá, sông lạch, nhỏ như đồ chơi, cảnh nhựa. Bốn bề mênh mông, dường như cảm khái trải dài đụng đến chân trời. Hơi thở tươi mát, lòng mở rộng, cảm thông đất trời. Đó là tầm nhìn. Một người ngồi trong phòng ngày này qua ngày kia, cắm cúi nhìn vào kính hiển vi, theo dõi những con vi khuẩn, quên hết đời sống bên ngoài. Đó là tầm nhìn.
Từ một tấm thiệp Xuân -- Nhẹ nhàng. Linh động. Thú vị. Sống động. Chiết lọc. Sáng tạo. Mềm mại. Thiền. Đó là những cảm nhận đầu tiên tôi có được khi xem trang web https://giangdinh.com/diagrams/ của kiến trúc sư Đinh Trường Giang (ĐTG), trưởng nam của Hoạ sĩ Đinh Cường.
Cũng như họa sĩ, chúng ta ít nhiều đều nghĩ đến cuộc chiến tranh Ukraine hiện tại, hồi tưởng hình ảnh Việt Nam những ngày trước/sau 75. Câu hỏi được đặt ra từ TS Trần Tuệ Quân, giáo sư Dân Tộc Học, Chủng Tộc Học và Sử Học tại trường đại học Yale (tiểu bang Connecticut) khi xem tranh của họa sĩ Ann Phong: “Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào. Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mắt mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó?” Cuộc triển lãm “Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” của họa sĩ Ann Phong sắp tới tại Đại Học Cal State Fullerton (ngày 12 tháng 3 đến ngày 21 tháng 5, 2022) suy ngẫm về những câu hỏi trên và mở ra một khung trời nơi chúng ta có thể chiêm nghiệm, suy nghĩ về những thách thức hiện tại.
Khi thế giới của chúng ta đổ vỡ, chúng ta đối phó với những hoàn cảnh xé toạc đi sự tồn tại của mình như thế nào? Chúng ta phải làm gì với những chấn thương tâm lý và mất mát mà sự đổ vỡ đó gây ra? Làm thế nào mà chúng ta có thể tìm thấy niềm hy vọng giữa sự đau đớn và tuyệt vọng? Chúng ta đi đâu từ đó? Mang chủ đề Đánh giá lại sự bình thường, cuộc triển lãm tranh cá nhân của họa sĩ Ann Phong tại Phòng trưng bày Nicholas + Lee Begovich tại Đại học Cal StateFullerton (ngày 12 tháng 3 – ngày 21 tháng 5 năm 2022) suy ngẫm những câu hỏi nêu trên. Trong dịp thăm lại trường cũ lần này, họa sĩ Ann Phong mời chúng ta chiêm nghiệm những khủng hoảng đang định hình lại cá nhân của cô và của chúng ta cũng như xã hội. Qua các tác phẩm mới nhất của cô, cuộc triển lãm suy nghiệm lại những ký ức về cuộc di cư trong quá khứ; về đại dịch Covid 19 đang diễn ra; về các căng thẳng trong xã hội, chính trị, vấn đề chủng tộc; và về các tác động tiêu cực của con người đối với môi trường.
Cuối tháng giêng, trong khi các tiểu bang miền đông Hoa Kỳ đang giá buốt với bão tuyết vây bủa khắp nơi thì Nam Cali đã bắt đầu có vài tuần lễ nắng ấm len lén tìm về. Chúng tôi lại sửa soạn máy ảnh và sẵn sàng lên đường săn hình ở một công viên quốc gia có cây cối và đất đá khô cằn như sa mạc.
Ngày Lễ Tình Yêu Valentine là thời điểm để tôn vinh sự lãng mạn, tình yêu, nụ hôn. Nhưng nguồn gốc của lễ hội kẹo và thần tình yêu này thực sự đen tối, đẫm máu - và hơi mờ mịt. Mặc dù không ai xác định chính xác nguồn gốc của ngày lễ, nhưng một điểm để bắt đầu là thời kỳ La Mã cổ đại.
Sau hai năm căng thẳng đại dịch, các buổi triển lãm nghệ thuật và trình diễn âm nhạc bị gián đoạn khiến người ta khao khát được trở lại với không gian thưởng ngoạn “live”. Trường đại học California State Long Beach sẽ mở lại các chương trình văn hóa nghệ thuật, và trân trọng mời khách thưởng ngoạn đến với cuộc triển lãm Sacred Path tạm dịch là “Tâm Hướng” của họa sĩ Nguyễn Việt Hùng, một tên tuổi không xa lạ với cộng đồng người Việt quận Cam.
SEATTLE -- Họa sĩ Nguyễn Đại Giang vừa cho biết rằng, theo chương trình, ông sẽ có cuộc triển lãm cá nhân với 30 tranh vẽ theo trường phái Upsidedownism (Đảo ngược), một phong cách hội họa do ông sáng tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.