Hôm nay,  

Tân Lãnh Sự vừa được bổ nhiệm tại SG là nguời Mỹ gốc Việt

19/03/201100:00:00(Xem: 6240)

Tân Lãnh Sự vừa được bổ nhiệm tại SG là nguời Mỹ gốc Việt

Lê Hồng

Ông Lê Thành Ân làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đuợc 20 năm vừa đuợc tổng thống Obama bồ nhiệm vào chức vụ tổng lãnh sự tại Saigon. Đây là một tin vui cho mọi nguời Việt Nam ở trong nuớc cũng như ở hải ngoại. Khi chính phủ Mỹ bổ nhiệm một nguời sinh đẻ ở Việt Nam, nay có quốc tịch Hoa Kỳ để làm lãnh sự đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam là một quyết định vô cùng thâm thúy và khôn ngoan. Điều khôn ngoan thứ nhất chứng tỏ rằng chính phủ Hoa Kỳ không có chính sách kỳ thị với bất cứ công dân nào bất luận nguồn gốc sắc tộc miễn là nguời đó có khả năng và học vấn thích hợp cho chức vụ chuyên môn. Điều thâm thúy thứ hai là vị lãnh sự nguời Mỷ gốc Việt đó chắc chắn hiểu rõ tập tục, truyền thống và tư duy của nguời dân Việt hơn các chức sắc nguời Mỹ khác. Những nguời Việt ở trong nuớc vô cùng hài lòng và hảnh diện vì họ có một nguời đổng hương giữ một chức vụ quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ. Tất nhiên, vị lãnh sự nguời Mỹ gốc Việt này hiểu rõ tâm trạng của những dân trong nuớc đang sống duới gông cùm cộng sản vì họ đang mong đợi chính phủ Hoa Kỳ làm sao giúp họ có một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Những nguời Việt tỵ nạn công sản tại hải ngoại cũng có chung một uớc vọng như những đồng bào ở trong nuớc.

Ông Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân có thể làm gì để đẩy mạnh tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Truớc hết chúng ta phải nhớ rằng Ông Lê Thành Ân là một công dân Hoa Kỳ hiện nắm trọng trách đại diện cho quyền lợi kinh tế của các công ty Hoa Kỳ đang đầu tư ở Việt Nam và bảo vệ quyền sinh sống an toàn của mỗi nguời công dân Mỹ đang trú ngụ trên đất nuớc Việt Nam. Chúng ta không thể kỳ vọng ông Lê thành Ân làm tất cả những gì mà chúng ta và đồng bào trong nuớc mong muốn ông làm. Chẳng hạn ông lãnh sự đứng truớc đám đông nói chuyện với đồng bào rồi hô đả đảo công sản độc tài. Ông Lãnh sự Lê Thành Ân không thể chiều lòng mọi nguời trong nuớc và cộng đồng tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại bằng cách tự đệ nạp thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt nam vào danh sách của các nuớc đáng quan tâm ( countries of special concern) vì chế độ cộng sản Hà Nội đã nhiều lần vi phạm nhân quyền qua các vụ đàn áp tôn giáo và bắt bớ, bỏ tù những nguời lên tiếng đòi hỏi một chính quyền dân chủ và pháp trị.

Những điều kể trên không có nghĩa là ông Lê thành Ân chịu ngồi bó tay, không đóng góp đuợc gì cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Ông Lãnh sự Lê Thành Ân có thể làm những việc rất ý nghia và có ảnh huởng sâu rộng trong quần chúng Việt nam. Ông Lê Thành Ân có thể đến các trường đại ở Sài gòn và các thành phố lớn như Cần Thơ, Huế và Hà Nội để giới thiệu những thành quả nghiên cứu và phát minh của các đại học Hoa Kỳ như MIT, Harvard, Yale vân vân. Và nhân dịp này ông cũng có thể nêu tên các nhân vật Hoa Kỳ đã đóng góp tiền tài và kiến thức y tế và xã hội cho nhân dân Việt Nam. Một

vài thí dụ như nhà tỷ phú Bill Gate đã tặng một số tiền khá lớn để xây truờng học và các trạm y tế ở các vủng sâu vùng xa. Bác si Peter Singer truớc kia đã từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam nay bác si Singer lập Hội bất vụ lợi “East meets West” và kêu gọi các bác si Hoa Kỳ dành một thời hạn ngắn sang Việt Nam để huấn luyện cách chữa trị chữa trị y khoa tân tiến cho các bác si Việt nam.

Các chuyến thăm viếng nạn nhân bão lụt của ông lãnh sự gốc Việt để tặng thuốc men, quần áo và thực phẩm cho các các nạn nhân kém may mắn là chuyện có thể làm mỗi khi có cơ hội. Ông lãnh sự Lê Thành Ân khi đi thăm viếng những đồng bào nghèo khó sống chui rúc trong các xóm nghèo ở ven đô thành phố để biếu tặng chăn mền, thuốc men cho những gia đình đông con là một công tác từ thiện có tiếng vang trong mọi giới đồng bào. Công tác từ thiện này là một cái tát vào mặt chính quyền cộng sản Hà nội vì chính quyền cai trị đã không lo tới sự an sinh của nhân dân.

Để khuyến khích giới trẻ sinh viên và các tri thức học giả Việt Nam mạnh dạn nói lên ước vọng xây dựng một xã hội dân chủ ở Việt Nam, ông lãnh sự Lê Thành Ân cần chú trọng đặc biệt về lãnh vực giáo dục ở Việt Nam như ông cựu đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã từng tuyên bố là chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục, y tế vân vân. Ông cựu đại sứ Michalak tỏ ý hy vong rằng tới năm 2020, các chuyên viên Việt Nam tốt nghiệp tại Hoa Kỳ sẽ chiếm 75% tổng số nhân sự trong các cơ quan công quyền và trong lãnh vực kinh tế và thương mại của tư nhân. Đây là một tiến trình dân chủ qua diễn biến hòa bình ( peaceful evolution ) mà nhóm lãnh đạo công sản sợ nhất. Các cuộc cách mạng bất bạo động bởi sức mạnh của toàn dân ( people’s power) do những trí thức trẻ lãnh đạo đã xảy ra truớc đây ở Đông Âu vào thập niên 1990 và đang xảy ra ở Algeria, Yemen và Ai cập là vũ khí siêu đẳng để đập tan các chế độ độc tài đảng trị .

Ông lãnh sự Lê Thành Ân có thể đi xa hơn nữa trong việc động viên giới trẻ sinh viên, học sinh Việt Nam để họ nhận thức rõ ràng vai trò của mình trong việc xây dựng quê hương khi ông lãnh sự lập một ngân quỹ giáo dục trong ngân sách ngoại viện để cấp học bổng cho các học sinh nghèo tốt nghiệp thủ khoa ở các trường trung học Việt Nam đuợc qua Hoa Kỳ du học trong 4 năm và đồng thời bảo trợ cho các chuyên viên Việt Nam sang làm nghiên cứu và thực tập tại Hoa Kỳ trong một hai năm tùy ngành chuyên môn. Những lớp nguời đuợc đi du học hoặc tu nghiệp ở Hoa kỳ khi trở về nuớc họ sẽ tự thấy cần phải cải cách cơ chế như thế nào và chính họ là những nguời lính tiên phong đòi hỏi thay đổi chế độ.

Những viện trợ giáo dục kể trên đã gián tiếp nhắc nhở vai trò của nguời sĩ phu Việt Nam trong nhiệm vụ đẩy mạnh tiến trình dân chủ ở Việt nam nghĩa là họ tự ý thức thấy việc đoàn kết, chung vai sát cánh để xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và tiến bộ là một nhiệm vụ khẩn thiết phải hành động. Ông lãnh sự Lê thành Ân có thể giúp họ quy tụ lại với nhau bằng cách giúp họ phổ biến những bài viết kêu gọi thực thi dân chủ của họ trong các thư viện Hoa Kỳ thiết lập ở các thành phố lớn như Hà nội, Huế và Saigon mà không sợ nhà cầm quyền Hà nội vu cáo là can thiệp vào nội bộ chủ quyền Việt Nam . Những tác phẩm xuất sắc của những nguời bất đồng chính kiến với chế độ như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy sẽ đuợc bảo trợ bởi các mạnh thuờng quân Hoa kỳ để cho in và xuất bản ở ngoại quốc.

Cộng đồng nguời Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại có thể đóng góp gì cho tiến trình dân chủ ở việt Nam.

Khi những nguời dân ở trong nước biết rằng có một nguời Việt Nam giữ chức vụ lãnh sự đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ ở Việt Nam thì có thể nói rằng mọi nguời ở trong nuớc đều mong có dịp gặp ông lãnh sự hoặc ít nhất thấy mặt ông trong một dịp nào đó. Đứng về phương diện ngoại giao , vị lãnh sự nguời Việt này đã đương nhiên làm cho dân chúng Việt Nam có cảm tình với chính phủ Hoa Kỳ và mến chuộng nhân dân Mỹ vì họ đuợc huởng tự do ,dân chủ và bình đẳng nên mới có chuyện một nguời Việt ra đời ỏ Gò công thuộc tỉnh Tiền Giang nay trở nên một nhân vật cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ. 

Chứng cớ lịch sử này đã vô tình thôi thúc mọi nguời trong nuớc thấy phải làm gì cho cá nhân mình, cho gia đinh mình và cho đất nuớc mình để thực hiện giấc mộng dân giàu nuớc mạnh . Uớc vọng của mọi nguời trong nuớc mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ sẽ nung nấu tinh thần phấn đấu và sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho sự hưng thịnh của đất nuớc, bất chấp tù tội vì bọn bạo quyền cộng sản. Giới trí thức và sinh viên Việt nam sẽ cố tiếp cận với ông lãnh sự Lê thành Ân để ông Lãnh sự giúp họ chuyển tới chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ nguyện vọng của nhân dân Việt nam mong muốn Hoa Kỳ yểm trợ tiến trình dân chủ ỏ Việt Nam ngõ hầu Việt nam sớm có chính phủ của dân, do dân và vì dân. 

Những trí thức ở trong nuớc như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Cù huy Hà Vũ, thạc si Nguyển tiến Trung, và nhà văn Trần Khải thanh Thủy đã tự động đứng lên đòi hỏi nhà cẩm quyền cộng sản hủy bỏ độc quyền đảng trị và thực hiện một chế độ đa nguyên đa đảng. Họ đứng lên bày tỏ nguyện vọng của một nguời công dân yêu nước chứ không đứng lên đòi hỏi chức nọ quyền kia. Sống duới chế độ độc tài đảng trị, những chiến si đấu tranh cho tự do dân chủ chỉ biết làm nhiệm vụ đấu tranh cho quyền làm nguời dù biết rằng sớm muộn sẽ phải ngồi tù nhưng họ hy vọng tiếng nói lương tâm của một con nguời trong đời sống văn minh ngày nay sẽ đuợc sự đáp ứng ủng hộ của các chế độ dân chủ trên toàn thế giới .

Những nguời việt tỵ nạn cộng sản hiện đang sống trong các nuớc dân chủ hiển nhiên có nhiệm vụ yểm trợ cuộc đấu tranh của đại khối dân tộc vì nhân dân trong nuớc là lực luợng nòng cốt để lật đổ chế độ độc tài đảng trị bằng sức mạnh của toàn dân ( people’s power ) . Chúng ta may mắn sống trong các nuớc tự do dân chủ hãy lảm nhiệm vụ quốc tế vận nói lên chính nghĩa đấu tranh của đồng bào trong nuớc, phổ biến cho thế giới biết những vụ đàn áp bắt bớ giam cầm tù đầy những nguời đòi hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo. Chúng ta không trông cậy ông lãnh sự Lê Thành Ân có chiếc đũa thần để giải thoát nguời dân Việt khỏi ách cộng sản độc tài nên chuyện gửi kiến nghị hoặc thỉnh nguyện thư cho ông lãnh sự Lê Thành Ân là không thực tế. Chính ông Lê Thành Ân biết rất rõ nhân dân trong nước muốn gì và cộng đồng tỵ nạn cộng sản uớc vọng ông làm gì nên ông đã tuyên bố với nguời phóng viên phỏng vấn rằng “ Tôi nhận thức rõ sự kỳ vọng của nhiều nguời Mỹ bao gồm cả cộng đồng Việt kiều đối với tôi nên tôi sẽ nỗ lực hết mình.” 

Lê Hồng ( February 15, 2011 )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm nay GHPGVNTN hải ngoại tổ chức lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh tại công viên JFK Hocky Fields, đây là một địa điểm tuyệt vời nằm bên bờ hồ Tidal Basin, chung quanh là cả một quần thể di tích lịch sử như: Đài tưởng niệm Washington (Washington Monument), đài tưởng niệm Abraham Lincoln (Abraham Lincoln Memorials), đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, đài tưởng niệm chiến tranh đệ nhị thế chiến…
Rồi chuyện gì đã xảy ra sau ngày 30-4 năm đó, ở Việt Nam và ở hải ngoại? Đó là chủ đề của hội thảo 1975: The End of the Vietnam War (1975: Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam), tổ chức tại Đại học Texas Tech từ ngày 10 đến 13-4 vừa qua.
Ngày càng có nhiều nhà giáo dục đang xem xét việc tái cấu trúc ngày học, với mục đích làm cho trường học trở nên hấp dẫn hơn, bổ ích hơn. Nhu cầu xem xét lại cấu trúc cơ bản của ngày học đang nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Vào thứ Bảy ngày 19 tháng 4 năm 2025, các dân cử, lãnh đạo cộng đồng và cư dân tại Little Saigon, Quận Cam sẽ cùng nhau tham gia buổi lễ tưởng niệm 50 Năm Tháng Tư Đen. Buổi lễ sẽ do Hội Dân Chủ Việt Mỹ (Vietnamese American Democratic Club – VADC) tổ chức.
Hình ảnh cảm động nhất trong cuộc hội thảo có lẽ là lúc ban tổ chức trao huy hiệu để cảm ơn những người tham gia hội thảo cũng là cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, có cả người Mỹ và người Việt.
50 năm trôi qua, nhiều thế hệ đã qua đời, những thế hệ sau có vấn đề của họ, nhiều thứ người ta muốn quên, nhiều thứ tưởng chừng quên nhưng vẫn nằm trong tâm thức cộng đồng, sẽ dai dẳng vài thế kỷ, ngăn trở sự phát triển lành mạnh của dân tộc. Như tiến sĩ Veith nói với các em, rằng chúng ta phải viết, phải là chứng nhân. Lịch sử phải được ghi lại trung thực nhất cho mai sau, để sự thật không được bóp méo bởi vô số ấn phẩm, phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền “Bên Thắng Cuộc”. Đó là công việc các thiện nguyện viên Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang nỗ lực thực hiện, và nhiều người khác, nơi khác cũng đang làm.
Ba mươi sáu tay golf hàng đầu thế giới của LPGA sẽ hội tụ tại Pechanga Resort Casino vào thứ Ba, ngày 8 tháng 4. Các nữ vận động viên sẽ tham gia sự kiện Pechanga Pro-Am lần thứ 12 với không khí vui vẻ và không áp lực tại sân golf Journey at Pechanga, một phần của Pechanga Resort Casino. Những tay golf như Angel Yin, Gabriela Ruffels, Grace Kim, Savannah Grewal và Dewi Weber sẽ có cơ hội thi đấu trên một trong những sân golf được đánh giá cao nhất tại California cùng với các khách mời và nhà tài trợ, trong khi tận hưởng sự gắn kết thân thiện và tinh thần thi đấu hữu nghị, bởi lịch thi đấu chính thức của giải Tour sẽ chưa bắt đầu lại cho đến ngày 17 tháng 4 tại khu vực Los Angeles.
Tổng thống Trump khi ra tranh cử đã hứa sẽ trục xuất hàng loạt di dân; thề sẽ làm cho nước Mỹ an toàn hơn bằng cách trục xuất những người nhập cư phạm tội. Nhưng khi thực hiện, chính phủ Trump đã không chỉ dừng ở tội phạm; cả những cư dân hợp pháp, người có visa hợp lệ, khách du lịch, và thậm chí cả những đang xin visa cũng bị giam giữ.
Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh vào mỗi Thứ Bảy & Chủ Nhật hàng tuần, ngày 12, 13, 19 & 20 tháng 4, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Nhóm Hỗ Trợ Hàng Tháng Dành Cho Bệnh Nhân Ung Thư vào Thứ Bảy, 12 tháng 4, 10 AM – 12 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Để ghi danh tham dự, quý vị vui lòng liên lạc (714) 751-5805. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào mỗi Thứ Ba, ngày 15 & 22 tháng 4, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Lớp Thủ Công Mỹ Thuật: Tự Làm Đồ Trang Trí Cho Mùa Xuân vào Thứ Bảy, ngày 19 tháng 4, 10:00 PM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Jon Lê Culpepper là người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu, con của một gia đình tị nạn. Anh lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Tuổi thơ của anh là những năm tháng gắn liền với nhà thờ, giáo lý, thánh ca, ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Jon nói gần như nửa cuộc đời của anh quẩn quanh trong hai chữ “nhà thờ.” Từ thưở nhỏ đến lúc học xong trung học, Jon xác định “mình là đứa trẻ có suy nghĩ khác người.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.