Hôm nay,  

Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa Phi Nhân

1/13/202116:13:00(View: 2712)
tcp
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc

                                                                               

Tháng 10 năm 2020, nhà báo Phạm Đoan Trang trước khi bị bắt đã viết bức thư trong đó có câu “ Xin đừng cứu tôi mà hãy cứu quê hương tôi”, tờ báo Washington Post có đăng trong bài xã luận “ Don’t Free Me- Free My Country”.
Cảm hứng từ câu nói đó, Trần Chí Phúc sáng tác ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa và đàn hát để tặng cho các nhà đấu tranh tự do nhân quyền đang bị cầm tù tại quê nhà.

Suy gẫm cho cùng thì chính chủ nghĩa Cộng sản đang tròng lên cổ đồng bào là thủ phạm chính, là nguyên nhân gây nên bao đau khổ cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa lai căng, chủ nghĩa ngoại lai du nhập từ nước Nga Cộng, từ nước Tàu Cộng không thích hợp với văn hóa và tâm tình của người dân Việt Nam suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ chủ nghĩa phi nhân này đã hình thành một nhà nước độc tài tham nhũng ghê gớm và lớp đảng viên cán bộ Cộng sản đặc quyền, đưa đất nước và xã hội suy thoái mọi mặt. 
Bọn cầm quyền Việt Cộng đã lợi dụng cái gọi là sở hữu đất đai toàn dân để tịch thu nhà đất đồng bào, dùng tài nguyên quốc gia mà bán cho bọn tư bản và các thế lực ngoại bang để làm giàu cho bản thân chúng. 
Bọn Việt Cộng đã đặt ra điều khoản rằng Đảng Cộng Sản lãnh đạo đất nước, đứng lên trên mọi luật lệ căn bản để từ đó tạo nên một nhà nước độc tài nhất trong lịch sử dân tộc.

Cho nên phải phá gỡ cái gông xiềng chủ nghĩa cộng sản đang tròng lên cổ dân tộc thì quê hương Việt Nam mới mong có ngày thanh bình no ấm.

Lời ca:

CỨU QUÊ TÔI THOÁT GÔNG XIỀNG CHỦ NGHĨA PHI NHÂN

Xin đừng giúp tôi, xin đừng cứu tôi, mà hãy cứu quê hương tôi, thoát gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Chúng sẽ bắt tôi , chúng sẽ bắt tôi, rồi kết án đưa vào tù giam, chỉ vì một tội, tôi yêu quê hương, tranh đấu cho tự do.

Chúng đã bắt tôi, chúng đã bắt tôi, vào đêm tối đưa về một nơi, dù ngày mai tôi không còn sức, mong sao anh em lửa đấu tranh vẫn hồng.

Xin đừng lo lắng cho tôi, xin đừng tìm cách cứu tôi, xin hãy chung tay, cứu giúp quê hương, thoát ra gông xiềng.

Quê hương mình chịu nhiều đau đớn, đồng bào mình chịu nhiều áp bức, vì chủ nghĩa lai căng, vì chủ nghĩa phi nhân, tròng lên cổ dân ta.

Đấu tranh này đường dài gian khó. Đấu tranh này mọi người góp sức, để thấy quê hương an vui, ngày đó đồng bào đứng lên, phá gông xiềng chủ nghĩa phi nhân.

Để nghe ca khúc Cứu Quê Tôi Thoát Gông Xiềng Chủ Nghĩa xin vào :

https://www.youtube.com/watch?v=qIhBMIS3Ei0

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiều Chủ Nhật 21/5 vừa qua chương trình nhạc “Tôi vẽ đời em: dòng nhạc Trần Hải Sâm” đã diễn ra trên sân khấu Elizabeth A. Hangs tại Santa Clara Convention Center với sự tham dự của gần 700 khán giả yêu thích văn nghệ vùng San Jose, trung tâm sinh hoạt văn hoá của người Việt ở miền bắc California...
Santa Ana, California – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) sẽ tổ chức Hội Chợ Sách “Viet Book Fest,” vào thứ Bảy, ngày 3 tháng 6, năm 2023 tại khu vực Downtown Santa Ana, nhằm giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt. Tất cả các sự kiện trong Viet Book Fest đều miễn phí và mở cửa cho công chúng.
Trong hai thập niên (1954-1975) về lãnh vực âm nhạc ở miền Nam Việt Nam rất nhiều ca khúc ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng và sự ngưỡng mộ, biết ơn người lính VNCH...
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt nổi tiếng với phim "Mùa Đu Đủ Xanh" hay "Xích-lô" vừa đoạt giải Đạo Diễn Xuất Sắc Cannes thuộc về với cuốn phim “The Pot au Feu” tại Cannes Film Festival. Lấy bối cảnh thế giới ẩm thực Pháp năm 1885, bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1924 của Marcel Rouffe “The Passionate Epicure” kể về một nhân vật hư cấu sôi nổi, Dodin Bouffant, người được truyền cảm hứng từ nhà ẩm thực nổi tiếng người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin.
Sự trân quý đối với nghệ thuật đã giúp Lê Văn Khoa có cái nhìn tích cực, cầu toàn trong quá trình sáng tạo của ông, và xuất phát từ đấy những hoài bão ông ôm ấp từ thuở thiếu thời. Ông có nhiều hoài bão. Riêng bên lĩnh vực âm nhạc, nó là một giấc mơ, giấc mơ làm thế nào nhạc Việt có thể đi sâu vào dòng chính của âm nhạc thế giới, làm thế nào nhạc Việt vang vọng – và lấp lánh qua đó là bản sắc văn hóa Việt – từ các đại thính đường trang trọng khắp nơi...
Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi! Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Ba tôi có đưa ra lời giải thích khá hợp lý về nguồn gốc của chữ “sến,” mà cho tới giờ tôi chưa thấy lời giải thích nào tương tự như vậy trên Internet.
Tháng Năm được chọn là tháng Hoa Kỳ vinh danh người Mỹ gốc Á. Các cộng đồng gốc Á tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tháng này. Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) cũng có nhiều sự kiện giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Chị Y Sa, Giám Đốc Điều Hành VAALA, có trò chuyện với Việt Báo về một số sự kiện nổi bật. VAALA là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 1991 bởi một nhóm các nhà báo, văn nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt. Trong nhiều năm qua, VAALA hợp tác với nhiều cộng đồng khác nhau tổ chức nhiều sự kiện, nhằm giới thiệu nền văn hóa Việt, cũng như làm phong phú những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng gốc Việt. Những sự kiện này bao gồm các hoạt động như Viet Film Festival, Cuộc Thi Vẽ Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi, triển lãm nghệ thuật, giới thiệu sách, trình diễn nhạc kịch…
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
Tối Thứ Bảy 29-4-2023 tại Phượng Mai Studio ở Quận Cam, một số bằng hữu đã đến dự đêm nhạc Trần Chí Phúc, chủ đề Tháng Tư – Sài Gòn – Vượt Biển – Đấu Tranh với những ca khúc anh đã sáng tác trong 44 năm qua kể từ năm 1979, mang niềm khắc khoải về quê nhà đã xa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.