Hôm nay,  

David Goetz – Hình Ảnh Người Tị Nạn

3/20/202000:00:00(View: 7549)
3.a.-David-Goets
Ngăn chặn di dân lậu

 

Nghệ thuật của tôi chú trọng đến những vấn đề xã hội quan trọng đương thời, chẳng hạn như nhập cư, bạo lực súng đạn, và khí hậu biến đổi, nhưng gần đây, trong tình hình tị nạn hiện thời trên thế giới và trong nước Mỹ, tôi quyết định đệ trình những bức tranh biểu hiện sự nhập cư. Cách đây không lâu lắm, có lúc người dân Việt Nam đã phải bỏ trốn khỏi đất nước mình để mưu tìm một cuộc sống khác an bình và tự do hơn.

Lúc ấy, "thuyền nhân Việt Nam" (một cái tên đặt cho những người tị nạn Việt Nam), đã được Hoa Kỳ tiếp đón và giúp đỡ để có những cơ hội tái định cư trên nước Mỹ, chẳng hạn như lương thực, nhà cửa, việc làm, và giáo dục. Gần nửa thế kỷ sau, dân Việt gốc Mỹ phát triển mạnh với nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều người lãnh đạo, và nhiều công dân làm việc góp phần phát triển toàn thể xã hội.

3.b.-David-
Tương tự như thế, hôm nay những người tị nạn từ những quốc gia Trung Mỹ như Honduras, Guatemala, Nicaragua, và El Salvador, đang đi tìm một cuộc sống an bình và tự do. Họ đến gõ cửa nước Mỹ dưới hình thức những đoàn lữ hành gọi là "đường của người di cư" (Viacrucis del Migrante). Nhưng họ đã không được tiếp nhận như những người Việt Nam tị nạn trước đây. Ngày nay tại biên giới họ bị bắt quay lại. Nếu bị bắt gặp trốn qua biên giới, trẻ em thì bị tách rời với cha mẹ, còn người lớn thì bị giam giữ và đối xử một cách thô bạo, tất cả không ai được chăm sóc dù là những điều trị nhân đạo đơn giản nhất.

3.c

Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư. Từ những người định cư xa xưa nhất đáp con tàu Mayflower đến đây tìm đất hứa vào năm 1620 cho tới những người di cư hiện nay, nguồn gốc của mọi người chúng ta đều là từ một nơi khác. Trừ phi bạn là một thổ dân Mỹ, bạn và gia đình bạn đều là di dân từ một phương trời nào khác đến đây kiếm tìm một cuộc sống an bình và tự do.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có thể nói “Mekong:Life” giống như một bản trường ca, như một lời kêu gọi đầy xúc động, khẩn thiết để bảo vệ dòng sông Mekong.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
“Đất Khổ” lưu lạc ra nước ngoài sau năm 1975 và mãi đến thập niên 1990 mới có cơ hội trình chiếu tại Hoa Kỳ. Đây cũng là một phim chính được chiếu tại tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam kỳ 8 – Viet Film Fest – do Hội Văn học Nghệ thuật Việt-Mỹ (VAALA) tổ chức năm 2015 ở Little Saigon, Nam California...
Nevermore được mở màn với khung cảnh một ngày xa xưa trong đêm tối u uẩn, với hình ảnh vũ công Elliot Hammans, mặc quần trắng xếp li và áo sơ mi tay phồng kiểu nhà thơ, đóng vai nhân vật chính, ngồi trên chiếc ghế bành làm bằng các thân thể người, hiện ra ủ rũ trong bóng tối ở cuối sân khấu. Người ta thấy hình ảnh của Hammans từ từ dâng lên, tạo ra một chiếc bóng ma quái lơ lửng trên bức tường sau sân khấu.
Điều gì đang xảy ra trong não và cơ thể khi chúng ta thưởng thức nghệ thuật? Đây là một câu hỏi đã nằm trong tâm trí của Anjan Chatterjee nhiều năm. Ông Anjan là giáo sư về thần kinh học, tâm lý học và kiến trúc tại Trường Pennsylvania (University of Pennsylvania). Tại đây, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới dành riêng cho khoa học về thần kinh và thẩm mỹ - Penn Center for Neuroaesthetics.
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Một buổi chiều tháng 3 năm 1994, có một thiếu phụ đến gõ cửa căn nhà gỗ của ông Vương Hồng Sển trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh. Ngôi nhà gỗ lúc ấy còn rất đẹp, được chăm sóc kỹ lưỡng. Khi cô đến, ông Sển ra tiếp cô ở trong vườn phía trước nhà...
Đã qua thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nền văn minh cơ khí vẫn liên tục phát triển với nhà cao tầng, đường cao tốc, phương tiện làm việc và sinh hoạt đều sử dụng máy móc, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mọi người, tạo nên một nếp sống, nếp nghĩ phù hợp. Giữa bộn bề khói bụi, có ai lắng hồn nhớ lại một thuở thanh bình ngày xưa, nghĩ về cảnh “ hôm qua tát nước đầu đình…” “trên đồng cạn dưới đồng sâu, chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa…” “Trời mưa trời gió, đem đó ra đơm, chạy về ăn cơm, chạy ra mất đó…?”
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.