Hôm nay,  

David Goetz – Hình Ảnh Người Tị Nạn

3/20/202000:00:00(View: 7522)
3.a.-David-Goets
Ngăn chặn di dân lậu

 

Nghệ thuật của tôi chú trọng đến những vấn đề xã hội quan trọng đương thời, chẳng hạn như nhập cư, bạo lực súng đạn, và khí hậu biến đổi, nhưng gần đây, trong tình hình tị nạn hiện thời trên thế giới và trong nước Mỹ, tôi quyết định đệ trình những bức tranh biểu hiện sự nhập cư. Cách đây không lâu lắm, có lúc người dân Việt Nam đã phải bỏ trốn khỏi đất nước mình để mưu tìm một cuộc sống khác an bình và tự do hơn.

Lúc ấy, "thuyền nhân Việt Nam" (một cái tên đặt cho những người tị nạn Việt Nam), đã được Hoa Kỳ tiếp đón và giúp đỡ để có những cơ hội tái định cư trên nước Mỹ, chẳng hạn như lương thực, nhà cửa, việc làm, và giáo dục. Gần nửa thế kỷ sau, dân Việt gốc Mỹ phát triển mạnh với nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều người lãnh đạo, và nhiều công dân làm việc góp phần phát triển toàn thể xã hội.

3.b.-David-
Tương tự như thế, hôm nay những người tị nạn từ những quốc gia Trung Mỹ như Honduras, Guatemala, Nicaragua, và El Salvador, đang đi tìm một cuộc sống an bình và tự do. Họ đến gõ cửa nước Mỹ dưới hình thức những đoàn lữ hành gọi là "đường của người di cư" (Viacrucis del Migrante). Nhưng họ đã không được tiếp nhận như những người Việt Nam tị nạn trước đây. Ngày nay tại biên giới họ bị bắt quay lại. Nếu bị bắt gặp trốn qua biên giới, trẻ em thì bị tách rời với cha mẹ, còn người lớn thì bị giam giữ và đối xử một cách thô bạo, tất cả không ai được chăm sóc dù là những điều trị nhân đạo đơn giản nhất.

3.c

Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư. Từ những người định cư xa xưa nhất đáp con tàu Mayflower đến đây tìm đất hứa vào năm 1620 cho tới những người di cư hiện nay, nguồn gốc của mọi người chúng ta đều là từ một nơi khác. Trừ phi bạn là một thổ dân Mỹ, bạn và gia đình bạn đều là di dân từ một phương trời nào khác đến đây kiếm tìm một cuộc sống an bình và tự do.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
Chúng ta không biết phải dịch chữ “immersive art” như thế nào. Khái niệm này chỉ mới xuất hiện vài năm nay, mặc dù đã xuất hiện, phần nào, trong các loại hình nghệ thuật khác, từ cả nhiều thế kỷ trước. Hình như triển lãm “immersive art” lần đầu tiên ở Los Angeles và Las Vegas là đầu năm 2022, với tranh Van Gogh. Phòng triển lảm sử dụng hình ảnh, âm thanh, không gian, sự chuyển động của màu sắc để làm cho bạn, người khán giả, trở thành một người đang tắm gội trong không gian nghệ thuật của họa sĩ Van Gogh (1853-1890). Tại sao chọn Van Gogh để triển lãm đầu tiên cũng chưa rõ, có lẽ vì tranh họa sĩ này sống động, dữ dội hơn nhiều họa sĩ khác, hấp dẫn hơn với dân Nam California. Có thể dịch chữ “immersive art” là hội họa “trải nghiệm hòa nhập” hay “trải nghiệm nhập vai” – bởi vì, khán giả tự thấy mình trở thành một phần của tác phầm đang chuyển động giữa thế giới màu sắc của họa sĩ.
Giới yêu hội họa, hẳn nhiên, đều biết tác phẩm Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Bức danh họa này hoàn tất vào năm 1943, và “đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.” Tuy thế, không mấy ai để ý là có đến hai phụ nữ tên Nguyễn Thị Minh Thúy (và hai đều được dư luận nhắc đến như là nguyên mẫu của tác phẩm nổi tiếng trên) nhưng cuộc đời của họ lại hoàn toàn khác hẳn nhau.
Những bức vẽ của Pigcasso, một chú heo được nhà hoạt động vì quyền động vật người Nam Phi Joanne Lefson nhận nuôi, được bán ra với giá khoảng 26,000 MK cho mỗi bức, theo cuốn sách mới của Lefson, “Pigcasso: Nàng họa sĩ lợn triệu phú đã cứu một khu bảo tồn” (Pigcasso: The Million-dollar artistic pig that saved a sanctuary).
Cuộc cách mạng không tiếng súng của phong trào dân chủ Thái Lan đã thành công trong cuộc bầu cử giữa tháng 5/2023, với phiếu của giới trẻ và những người có tinh thần dân chủ đã vượt xa phiếu của những người thân chính quyên quân sự. Một trong những người dẫn đầu phong trào đòi thay đổi thể chế, đòi giảm vai trò chính trị của quân đội, đòi xét lại một đạo luật gây tranh cãi chống lại việc xúc phạm chế độ quân chủ… là doanh nhân trẻ Pita Limjaroenrat (sinh năm 1980), từng du học tại Hoa Kỳ và bây giờ là lãnh đạo Đảng Move Forward (Đảng Tiến Lên). Với liên minh nhiều đảng, Pita dự kiến sẽ là Thủ Tướng tương lai, nếu chính quyền quân đội Thái Lan không tìm được cớ gì để cản trở nữa. Nhưng bây giờ, Pita đang bị điều tra về thủ tục. Ủy ban bầu cử Thái Lan đang xem xét liệu Pita có cố ý không đủ tư cách để ghi danh ứng cử viên quốc hội hay không, bởi vì Pita có sở hữu cổ phần trong một công ty truyền thông, vốn là bị cấm theo quy tắc bầu cử.
ANN PHONG: Triển Lãm Nghệ Thuật "Trải Nghiệm Môi Trường Và Con Người - Những Câu Chuyện Hồi Sinh", khai mạc vào ngày 6 tháng 5 tại Tòa nhà Santora (Santora Building)- Street Space Gallery, thành phố Santa Ana. Triển lãm sẽ khai mạc vào ngày 6 tháng 5 và kéo dài đến ngày 3 tháng 6 năm 2023. Lễ khai mạc: Thứ Bảy ngày 6 tháng 5 từ 6-8 giờ tối và bế mạc: Thứ Bảy ngày 3 tháng Sáu, 6 giờ chiều-8 giờ chiều.
Trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi chiến tranh Ukraine, châu Âu nhất là nước Pháp, vị thế và vai trò của Tông thống Pháp Emmanuel Macron – một trong những cột trụ lãnh đạo Liên minh châu Âu – không ngừng bị thử thách. Thêm vào đó, bóng dáng của dịch bịnh Covid-19 vẫn còn lảng vảng đâu đó trong các quốc gia châu Âu. Trong tình trạng như vậy, sinh hoạt văn học nghệ thuật của châu Âu, nhất là của Pháp, vẫn không ngừng phát triển...
Cuộc chiến tại Ukraine đã kéo dài hơn một năm. Chính xác, tính từ ngày quân Nga tràn ngập tiến vào Ukraine ngày 24/2/2022, là khoảng một năm và hai tháng. Những con số thương vong, tan tác ngày càng tăng thêm. Cuộc chiến chưa biết tới bao giờ sẽ ngưng. Những cơ quan có trách nhiệm như Liên Hiệp Quốc, các hội chăm sóc thiếu nhi, các tu sĩ tôn giáo, và ngay các bậc cha mẹ trong gia đình cũng tự suy nghĩ, rằng phải nói gì cho trẻ em để hiểu được rằng cần phải có tình thương yêu mới xây dựng được thế giới an toàn bền vững. Và phía ngược lại, các em đang nói gì với người lớn về thế giới đau đớn này, vì lỗi đâu phải ở các em?
Năm 1916, Karl Adler, một người Đức gốc Do Thái, đã mua bức tranh “Cô Thợ Giặt” (Woman Ironing) của Pablo Picasso từ chủ một phòng tranh danh tiếng ở Munich. Bức tranh này hiện được đánh giá là một kiệt tác.
Họa sĩ Ann Phong sẽ giới thiệu khoảng 30 tác phẩm 2 chiều và 3 chiều trong một cuộc triển lãm sô-lô quy mô tại phòng tranh Frank M. Doyle của trường Orange Coast College từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3, năm 2023. Triển lãm mang chủ đề “Ann Phong: Đánh Giá Lại Sự Bình Thường” là cuộc hành trình của họa sĩ tiếp tục tìm tòi về những sự thử thách toàn cầu vốn đã định hình lại bản thân của chính họa sĩ cũng như của chúng ta trong xã hội. Loạt tranh của Ann Phong chú trọng vào sự khủng hoảng được nhân rộng trong thời gian hai năm qua của trận đại dịch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.