Tuần qua, các cuộc biểu tình của thợ thuyền tại Pháp, Ý và Portugal khiến dư luận chú ý đến nguy cơ sự phân hóa trong nội bộ Liên hiệp Âu châu, nhất là khi tổ chức này sẽ nhận thêm 10 hội viên vào tháng Năm.
Đài RFA trao đổi về vấn đề này với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa như sau.
Hỏi: Trong khi ta chuẩn bị đón Tết Giáp Thân thì hàng loạt các vụ đình công đã xảy ra tại nhiều quốc gia Âu châu. Xin ông giải thích cho nguyên do và hậu quả của sự việc này.
-- Đây là mặt nổi của nhiều vấn đề tiềm ẩn bên dưới cơ chế chính trị và kinh tế thống nhất của Liên hiệp Âu châu, mà ta có thể gọi tắt là Liên Âu. Tại Ý Đại Lợi, hãng hàng không quốc doanh Alitalia đã hủy 364 chuyến bay hôm 19 vì nhân viên đình công để chống lại việc giảm lương trước khi cổ phần hóa và tư nhân hóa công ty. Tại Pháp, nhân viên phi cảng, y tế, hỏa xa và năng lượng đã luân phiên đình công từ ngày 20 đến 22. Tại Portugal mà ta gọi là Bồ Đào Nha, hôm 23 cũng có một vụ lãng công toàn quốc của công nhân viên chức trong khu vực nhà nước. Vì hiện tượng đình công xảy ra quá thường xuyên tại nhiều nước Âu châu nên dư luận hết coi là quan trọng nhưng hiện tượng này có thể báo hiệu rất nhiều khó khăn, thậm chí sự rạn nứt cơ chế Liên Âu trong năm nay.
Hỏi: Vì sao vấn đề lao động lại nghiêm trọng như vậy cho cơ chế Liên Âu"
-- Suốt năm qua, nhiều vụ đình công và biểu tình đã xảy ra tại Đức, Pháp, Ý và các xứ khác vì công nhân thợ thuyền phản đối việc cải cách lao động trong khuôn khổ cải tổ kinh tế để đưa Liên Âu ra khỏi nạn suy trầm và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Chế độ bao cấp ăn sâu vào xã hội và chính trị Âu châu khiến việc cải cách gặp trở ngại và các chính trị gia không dám đưa ra biện pháp mạnh vì sợ thất cử. Có thể gọi đây là hiện tượng xơ cứng hay ngạnh hóa xã hội của nhiều nước Âu châu. Vấn đề trở thành rắc rối cho Liên Âu vì Hội đồng Âu châu đã than phiền về nhịp độ cải cách quá chậm của các nước, khiến kinh tế Âu châu không thể cạnh tranh nổi với các khối kinh tế khác. Vắn tắt thì quốc gia có vấn đề nội bộ nên khó chấp hành quyết định của một cơ chế siêu quốc gia là Hội đồng Âu châu. Hôm 21 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng, ông Romano Prodi, phàn nàn là các quốc gia hội viên chưa thi hành tới 40% những cam kết cải tổ để thống nhất nền kinh tế Âu châu. Ông cụ thể nêu ra hai hồ sơ gắn bó với nhau là ngân sách và quỹ hưu bổng. Thực ra, chẳng chính quyền nào muốn cắt tiền hưu liễm của công nhân viên trong khi xã hội bị lão hóa, với thành phần cao niên tức là hưởng tiền hưu liễm, thì ngày càng đông, trong khi dân số lao động, tức là đóng tiền vào quỹ hưu bổng lại ngày một ít đi. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Hội đồng Âu châu dọa sẽ đưa Hội đồng các Bộ trưởng ra tòa vì không có biện pháp chế tài đối với nạn bội chi ngân sách của Đức và Pháp, vốn là hai nước tiên phong đòi hỏi phải có kỷ luật ngân sách sau đó lại vi phạm vì bội chi quá 3% Tổng sản lượng GDP. Ngược lại, các nước hội viên thì hăm là sẽ hạn chế mức gia tăng ngân sách Âu châu sau khi thấy hội nghị về Hiến pháp Âu châu bị tan vỡ năm ngoái vì tranh luận giữa Tây Ban Nha và Ba Lan với Pháp và Đức liên hệ đến quyền đầu phiếu
Hỏi: Như vậy, hậu quả là kinh tế toàn khu vực Âu châu sẽ tiếp tục trì trệ trong năm nay"
-- Có thể còn tệ hơn một sự trì trệ hay suy trầm. Tuần qua, tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu ở Davos, Kinh tế trưởng của tổ chức OECD quy tụ các nước công nghiệp hàng đầu thế giới vừa báo động là kinh tế Âu châu đã sụt rất mạnh và hồi phục rất chậm mà có thể suy sụp nặng và lâu hơn nếu không chặn được đà tăng giá của đồng Euro làm hàng hóa Âu châu lên giá và mất thế cạnh tranh. Qua tháng tới, trong hội nghị của nhóm G-7 quy tụ bảy nước công nghiệp tiên tiến, trong đó có bốn nước Âu châu, giới lãnh đạo kinh tế sẽ thảo luận về vấn đề này, nhưng ít ai tin là Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ giúp Âu châu chặn đà tăng giá tiền Euro. Muốn tiền Âu bớt tăng giá thì Ngân hàng Trung ương Âu châu phải hạ lãi suất, là điều họ rất ngại. Thống đốc cơ chế này là Jean Claude Trichet vừa cảnh báo tuần qua về nguy cơ lạm phát tại Âu châu, với tỷ lệ lạm phát hiện cao gấp hai Hoa Kỳ. Vì vậy, ta thấy ra mâu thuẫn giữa cơ chế tiền tệ chung và nhu cầu xuất khẩu của từng nước, chưa kể tới mâu thuẫn về hồ sơ cải tổ lao động để nâng khả năng cạnh tranh của Liên Âu.
Hỏi: Trong khi đó, Liên Âu còn chuẩn bị nhận thêm 10 hội viên mới vào tháng Năm này, và có phải là điều đó sẽ lại gây ra mâu thuẫn khác hay không"
-- Vâng, và đây là một hồ sơ khác mà người ta cần theo dõi trong năm nay. Liên Âu sẽ có thêm 10 hội viên mới, đa số là các nước Đông Âu trong khối Xô viết cũ, đó là Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, Hungary, Slovenia và ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia. Có năm nước Liên Âu đã sẵn sàng áp dụng quy chế lao động tự do và mở cửa đón nhận thợ thuyền Đông Âu qua tìm việc làm tương tự như người bản xứ, đó là Anh, Hòa Lan, Ái Nhĩ Lan Ireland, Đan Mạch Denmark và Thụy Điển Sweden. Quyền tự do lao động ấy là một trong các lợi ích của việc liên hiệp và thống nhất sinh hoạt kinh tế, khiến các nước kia mới muốn gia nhập. Thế nhưng, một số quốc gia khác lại đòi hạn chế quyền tự do ất có thể đến bảy năm cho các hội viên mới, lý do là sợ nhân công bản xứ mất việc vì công nhân các nước Đông Âu chịu nhận lương thấp hơn. Năm nước đòi hạn chế tự do là Đức, Pháp, Bỉ, Phần Lan Findland và Austria. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các xứ này cũng chống lại quan điểm của các hội viên mới về bản dự thảo hiến pháp năm ngoái: họ có cùng biên giới với các nước Đông Âu. Mâu thuẫn về lao động và chính trị vì vậy sẽ tiếp tục đào sâu giữa các nước, chưa kể đến nhiều bất đồng khác.
Hỏi: Xin ông liệt kê sơ lược những bất đồng này.
-- Các nước Đông Á, nhất là trong hiệp hội ASEAN, cứ hão huyền nuôi mộng thống nhất nền kinh tế khu vực theo mô thức của Liên Âu. Họ quên là Âu châu đã trải qua ba trận đại chiến và mất nửa thế kỷ cãi cọ mới đi tới một chế độ liên hiệp về kinh tế và thống nhất có hạn chế về tiền tệ và ngay trên đà thống nhất này thì Liên Âu bắt đầu gặp vấn đề, có thể dẫn tới rạn nứt lớn kể từ năm nay trở đi. Lý do là trong cái tập thể gọi là Âu châu này, có những quốc gia là hội viên trọn vẹn của Liên hiệp Âu châu mà không muốn thống nhất tiền tệ, là trường hợp của Anh và Đan Mạch. Trong cơ chế Âu châu, được xây dựng và củng cố thời Chiến tranh lạnh, có ba quốc gia vẫn giữ thế trung lập, không gia nhập Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Tại Âu châu, có một nước đang muốn là hội viên trọn vẹn và bị đặt ra điều kiện rất khó là xứ Thổ Nhĩ Kỳ, Turkey, một nước Hồi giáo duy nhất nằm trong NATO và lại ở vào vị trí chiến lược là nằm ngang hai lục địa Âu Á, trong vùng giao tiếp giữa Âu châu với thế giới Hồi giáo tại Trung Đông và Trung Á. Sau cùng, trong vụ Iraq, nhiều nước Liên Âu thì kịch liệt chống Mỹ, như Pháp, Đức, Bỉ, ngược hẳn với lập trường ủng hộ Mỹ của Anh, Ý và Tây Ban Nha, Spain và nhất là của các tân hội viên, điển hình là Ba Lan và Hungary. Thành thử tập thể Âu châu có quá nhiều dị biệt mà lại là những dị biệt đang mở rộng. Điều duy nhất khả dĩ kết hợp các nước với nhau là quyền lợi kinh tế thì lại gây nhiều mâu thuẫn khác, thí dụ như lao động, việc giảm lãi suất ngân hàng hay không, việc gia tăng ngân sách chung để giúp các hội viên mới hay không.
Hỏi: Tuy nhiên, nếu có e ngại thợ thuyền xứ khác đến lấy mất công việc làm của xứ mình thì cũng là một sự quan tâm chính đáng chứ, nhất là đối với giới chính trị do dân bầu ra"
-- Mối lo đó không có cơ sở, Hội đồng Liên Âu đã có công trình nghiên cứu về việc này để thấy hậu quả rất nhẹ đối với thị trường lao động sau khi Liên Âu đón nhận hội viên mới. Nhưng, giới chính trị và các lãnh tụ công đoàn lẫn đa số dư luận ít chú ý đến loại nghiên cứu khô khan đó mà chỉ tìm cơ hội chứng tỏ là họ quan tâm tới công ăn việc làm của công nhân, điều đó ăn khách hơn, dù có gây rạn nứt trong nội bộ Liên Âu. Và chúng ta cũng nên thông cảm với họ: các quốc gia hạn chế tự do lao động này đều có chánh sách bao cấp rất nặng nên bị thất nghiệp rất lớn, từ 8% trở lên, đến độ chính quyền trở thành con tin của các công đoàn và không thể tiến hành được việc cải cách như đã giao kết.
Hỏi: Hậu quả là....
-- Là Liên Âu sẽ lụn bại dần về kinh tế lẫn thế lực ngoại giao, nhất là khi một số quốc gia lại dùng diễn đàn Âu châu làm bệ phóng cho ước mơ đại cường đã tiêu tan của mình mà không lý tới quan điểm của các hội viên khác. Từng nước sẽ tìm ra những mối lợi riêng và tiến tới hiệp định thương mại song phương với các khối kinh tế khác, hoặc sẽ dọa trả đũa, như Hungary đã làm. Xứ này có tỷ lệ thất nghiệp thấp, chỉ 5,8%, bên cạnh Pháp và Đức mới mức thấp nghiệp là 8-9% nên công nhân Pháp Đức có khi tìm việc làm tại Hung còn dễ hơn ở trong nước! Năm 2004 này có khi đánh dấu sự suy sụp rồi phân hóa của Liên Âu sau khi ăn mừng việc mở rộng biên cương để đón nhận các tân hội viên.
Đài RFA trao đổi về vấn đề này với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa như sau.
Hỏi: Trong khi ta chuẩn bị đón Tết Giáp Thân thì hàng loạt các vụ đình công đã xảy ra tại nhiều quốc gia Âu châu. Xin ông giải thích cho nguyên do và hậu quả của sự việc này.
-- Đây là mặt nổi của nhiều vấn đề tiềm ẩn bên dưới cơ chế chính trị và kinh tế thống nhất của Liên hiệp Âu châu, mà ta có thể gọi tắt là Liên Âu. Tại Ý Đại Lợi, hãng hàng không quốc doanh Alitalia đã hủy 364 chuyến bay hôm 19 vì nhân viên đình công để chống lại việc giảm lương trước khi cổ phần hóa và tư nhân hóa công ty. Tại Pháp, nhân viên phi cảng, y tế, hỏa xa và năng lượng đã luân phiên đình công từ ngày 20 đến 22. Tại Portugal mà ta gọi là Bồ Đào Nha, hôm 23 cũng có một vụ lãng công toàn quốc của công nhân viên chức trong khu vực nhà nước. Vì hiện tượng đình công xảy ra quá thường xuyên tại nhiều nước Âu châu nên dư luận hết coi là quan trọng nhưng hiện tượng này có thể báo hiệu rất nhiều khó khăn, thậm chí sự rạn nứt cơ chế Liên Âu trong năm nay.
Hỏi: Vì sao vấn đề lao động lại nghiêm trọng như vậy cho cơ chế Liên Âu"
-- Suốt năm qua, nhiều vụ đình công và biểu tình đã xảy ra tại Đức, Pháp, Ý và các xứ khác vì công nhân thợ thuyền phản đối việc cải cách lao động trong khuôn khổ cải tổ kinh tế để đưa Liên Âu ra khỏi nạn suy trầm và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Chế độ bao cấp ăn sâu vào xã hội và chính trị Âu châu khiến việc cải cách gặp trở ngại và các chính trị gia không dám đưa ra biện pháp mạnh vì sợ thất cử. Có thể gọi đây là hiện tượng xơ cứng hay ngạnh hóa xã hội của nhiều nước Âu châu. Vấn đề trở thành rắc rối cho Liên Âu vì Hội đồng Âu châu đã than phiền về nhịp độ cải cách quá chậm của các nước, khiến kinh tế Âu châu không thể cạnh tranh nổi với các khối kinh tế khác. Vắn tắt thì quốc gia có vấn đề nội bộ nên khó chấp hành quyết định của một cơ chế siêu quốc gia là Hội đồng Âu châu. Hôm 21 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng, ông Romano Prodi, phàn nàn là các quốc gia hội viên chưa thi hành tới 40% những cam kết cải tổ để thống nhất nền kinh tế Âu châu. Ông cụ thể nêu ra hai hồ sơ gắn bó với nhau là ngân sách và quỹ hưu bổng. Thực ra, chẳng chính quyền nào muốn cắt tiền hưu liễm của công nhân viên trong khi xã hội bị lão hóa, với thành phần cao niên tức là hưởng tiền hưu liễm, thì ngày càng đông, trong khi dân số lao động, tức là đóng tiền vào quỹ hưu bổng lại ngày một ít đi. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Hội đồng Âu châu dọa sẽ đưa Hội đồng các Bộ trưởng ra tòa vì không có biện pháp chế tài đối với nạn bội chi ngân sách của Đức và Pháp, vốn là hai nước tiên phong đòi hỏi phải có kỷ luật ngân sách sau đó lại vi phạm vì bội chi quá 3% Tổng sản lượng GDP. Ngược lại, các nước hội viên thì hăm là sẽ hạn chế mức gia tăng ngân sách Âu châu sau khi thấy hội nghị về Hiến pháp Âu châu bị tan vỡ năm ngoái vì tranh luận giữa Tây Ban Nha và Ba Lan với Pháp và Đức liên hệ đến quyền đầu phiếu
Hỏi: Như vậy, hậu quả là kinh tế toàn khu vực Âu châu sẽ tiếp tục trì trệ trong năm nay"
-- Có thể còn tệ hơn một sự trì trệ hay suy trầm. Tuần qua, tại Diễn đàn Kinh tế Toàn cầu ở Davos, Kinh tế trưởng của tổ chức OECD quy tụ các nước công nghiệp hàng đầu thế giới vừa báo động là kinh tế Âu châu đã sụt rất mạnh và hồi phục rất chậm mà có thể suy sụp nặng và lâu hơn nếu không chặn được đà tăng giá của đồng Euro làm hàng hóa Âu châu lên giá và mất thế cạnh tranh. Qua tháng tới, trong hội nghị của nhóm G-7 quy tụ bảy nước công nghiệp tiên tiến, trong đó có bốn nước Âu châu, giới lãnh đạo kinh tế sẽ thảo luận về vấn đề này, nhưng ít ai tin là Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ giúp Âu châu chặn đà tăng giá tiền Euro. Muốn tiền Âu bớt tăng giá thì Ngân hàng Trung ương Âu châu phải hạ lãi suất, là điều họ rất ngại. Thống đốc cơ chế này là Jean Claude Trichet vừa cảnh báo tuần qua về nguy cơ lạm phát tại Âu châu, với tỷ lệ lạm phát hiện cao gấp hai Hoa Kỳ. Vì vậy, ta thấy ra mâu thuẫn giữa cơ chế tiền tệ chung và nhu cầu xuất khẩu của từng nước, chưa kể tới mâu thuẫn về hồ sơ cải tổ lao động để nâng khả năng cạnh tranh của Liên Âu.
Hỏi: Trong khi đó, Liên Âu còn chuẩn bị nhận thêm 10 hội viên mới vào tháng Năm này, và có phải là điều đó sẽ lại gây ra mâu thuẫn khác hay không"
-- Vâng, và đây là một hồ sơ khác mà người ta cần theo dõi trong năm nay. Liên Âu sẽ có thêm 10 hội viên mới, đa số là các nước Đông Âu trong khối Xô viết cũ, đó là Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Slovakia, Hungary, Slovenia và ba nước Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia. Có năm nước Liên Âu đã sẵn sàng áp dụng quy chế lao động tự do và mở cửa đón nhận thợ thuyền Đông Âu qua tìm việc làm tương tự như người bản xứ, đó là Anh, Hòa Lan, Ái Nhĩ Lan Ireland, Đan Mạch Denmark và Thụy Điển Sweden. Quyền tự do lao động ấy là một trong các lợi ích của việc liên hiệp và thống nhất sinh hoạt kinh tế, khiến các nước kia mới muốn gia nhập. Thế nhưng, một số quốc gia khác lại đòi hạn chế quyền tự do ất có thể đến bảy năm cho các hội viên mới, lý do là sợ nhân công bản xứ mất việc vì công nhân các nước Đông Âu chịu nhận lương thấp hơn. Năm nước đòi hạn chế tự do là Đức, Pháp, Bỉ, Phần Lan Findland và Austria. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các xứ này cũng chống lại quan điểm của các hội viên mới về bản dự thảo hiến pháp năm ngoái: họ có cùng biên giới với các nước Đông Âu. Mâu thuẫn về lao động và chính trị vì vậy sẽ tiếp tục đào sâu giữa các nước, chưa kể đến nhiều bất đồng khác.
Hỏi: Xin ông liệt kê sơ lược những bất đồng này.
-- Các nước Đông Á, nhất là trong hiệp hội ASEAN, cứ hão huyền nuôi mộng thống nhất nền kinh tế khu vực theo mô thức của Liên Âu. Họ quên là Âu châu đã trải qua ba trận đại chiến và mất nửa thế kỷ cãi cọ mới đi tới một chế độ liên hiệp về kinh tế và thống nhất có hạn chế về tiền tệ và ngay trên đà thống nhất này thì Liên Âu bắt đầu gặp vấn đề, có thể dẫn tới rạn nứt lớn kể từ năm nay trở đi. Lý do là trong cái tập thể gọi là Âu châu này, có những quốc gia là hội viên trọn vẹn của Liên hiệp Âu châu mà không muốn thống nhất tiền tệ, là trường hợp của Anh và Đan Mạch. Trong cơ chế Âu châu, được xây dựng và củng cố thời Chiến tranh lạnh, có ba quốc gia vẫn giữ thế trung lập, không gia nhập Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Tại Âu châu, có một nước đang muốn là hội viên trọn vẹn và bị đặt ra điều kiện rất khó là xứ Thổ Nhĩ Kỳ, Turkey, một nước Hồi giáo duy nhất nằm trong NATO và lại ở vào vị trí chiến lược là nằm ngang hai lục địa Âu Á, trong vùng giao tiếp giữa Âu châu với thế giới Hồi giáo tại Trung Đông và Trung Á. Sau cùng, trong vụ Iraq, nhiều nước Liên Âu thì kịch liệt chống Mỹ, như Pháp, Đức, Bỉ, ngược hẳn với lập trường ủng hộ Mỹ của Anh, Ý và Tây Ban Nha, Spain và nhất là của các tân hội viên, điển hình là Ba Lan và Hungary. Thành thử tập thể Âu châu có quá nhiều dị biệt mà lại là những dị biệt đang mở rộng. Điều duy nhất khả dĩ kết hợp các nước với nhau là quyền lợi kinh tế thì lại gây nhiều mâu thuẫn khác, thí dụ như lao động, việc giảm lãi suất ngân hàng hay không, việc gia tăng ngân sách chung để giúp các hội viên mới hay không.
Hỏi: Tuy nhiên, nếu có e ngại thợ thuyền xứ khác đến lấy mất công việc làm của xứ mình thì cũng là một sự quan tâm chính đáng chứ, nhất là đối với giới chính trị do dân bầu ra"
-- Mối lo đó không có cơ sở, Hội đồng Liên Âu đã có công trình nghiên cứu về việc này để thấy hậu quả rất nhẹ đối với thị trường lao động sau khi Liên Âu đón nhận hội viên mới. Nhưng, giới chính trị và các lãnh tụ công đoàn lẫn đa số dư luận ít chú ý đến loại nghiên cứu khô khan đó mà chỉ tìm cơ hội chứng tỏ là họ quan tâm tới công ăn việc làm của công nhân, điều đó ăn khách hơn, dù có gây rạn nứt trong nội bộ Liên Âu. Và chúng ta cũng nên thông cảm với họ: các quốc gia hạn chế tự do lao động này đều có chánh sách bao cấp rất nặng nên bị thất nghiệp rất lớn, từ 8% trở lên, đến độ chính quyền trở thành con tin của các công đoàn và không thể tiến hành được việc cải cách như đã giao kết.
Hỏi: Hậu quả là....
-- Là Liên Âu sẽ lụn bại dần về kinh tế lẫn thế lực ngoại giao, nhất là khi một số quốc gia lại dùng diễn đàn Âu châu làm bệ phóng cho ước mơ đại cường đã tiêu tan của mình mà không lý tới quan điểm của các hội viên khác. Từng nước sẽ tìm ra những mối lợi riêng và tiến tới hiệp định thương mại song phương với các khối kinh tế khác, hoặc sẽ dọa trả đũa, như Hungary đã làm. Xứ này có tỷ lệ thất nghiệp thấp, chỉ 5,8%, bên cạnh Pháp và Đức mới mức thấp nghiệp là 8-9% nên công nhân Pháp Đức có khi tìm việc làm tại Hung còn dễ hơn ở trong nước! Năm 2004 này có khi đánh dấu sự suy sụp rồi phân hóa của Liên Âu sau khi ăn mừng việc mở rộng biên cương để đón nhận các tân hội viên.
Gửi ý kiến của bạn