như tranh như thơ

26/10/202410:11:00(Xem: 2541)

Lúc sinh thời, họa sĩ Đinh Cường ngoài trao đổi văn nghệ với tôi, thỉnh thoảng có những sinh thú khác cũng nói cho nhau nghe, chuyện nhà, chuyện sở thích ăn mặc v.v . Một hôm anh khoe hình, tranh, và tên của hai cháu nội Như Tranh Như Thơ ( hai ái nữ của họa sĩ Đinh Trường Chinh ). Tôi chịu hai tên gọi này quá, Như Tranh, Như Thơ … cũng như Những Doạn Ghi của Đinh Cường khiến tôi nhập tâm viết đ ôi bài theo gợi ý của anh. Vừa rồi là sinh nhật của Như Tanh, lục lại thơ xưa ghi tặng hai cháu, Đinh Trường Chinh, một người cha vừa là bạn thiết của hai cô con gái cưng, cùng nhớ Đinh Cường, một người bạn người anh thân thiết

 

N h Ư  trAnH

 

[gởi Đinh Cường                       

tặng Lữ Quỳnh]

 

 

nhốn nháo tranh.  và lũ chim

ngày đi xa quên mang hạt

bay qua biển bắc

một vệt nước sáng lung linh môi

nàng

hôn gió

cứ thể là hương

vươn(g)                  không gian

khiến mây tụm lại hình quả táo

cây khó mọc trên cát vàng

mà cỏ bồng linh lợi quá

ai lăn cùng rớt xuống người cô đơn ngồi

trong tranh.                       lẩn lút

thò tay ra khỏi dúm màu

chợt sông mù sương

những sợi bố bắt đầu nhen nhúm

,

 

bài thơ hơn bốn chục bật quẹt hàn xanh

tuổi đời mắt xếch

như in.  bữa chia tay người đi

tầm phào xứ

khi định vị sáo hồ

tất cả chúng ta cùng cảm lạnh

mà vết trần thổi mong manh

không còn nghi hoặc gì

tranh bây giờ tự im                     màu khỏa

rúc tìm nhau bầy chim ngoài đông phố

nghẹn lời tổ khúc ở phía nam

của một dải tầm tầm

 

)(

hoàng xuân sơn

hai tháng chín mười bốn

 

 

 

n  h  Ư    t  H  ơ

 

 

như vũ.  như bão

tôi tìm không ra thơ

múa tôi tới chóng mặt

mà rồi địa cầu vẫn quay tôi hát thơ lầm thầm

tôi hát lẩm nhẩm

như bông sen tưới tỏa

ngợp ngời tôi làm thơ loạn kinh thiên

trên dưới ngang dọc bần thần

lúc hừng hực lúc câm

[muôi sẻ. cầu ao. hục hặc miếu đình]

có lúc buồn tình

con hẻm.  tối

một mình

 

,

 

khi nghiệm ra cô đơn thu hồi cường độ

tôi xát muối vào quyển

vào mật ngọt môi đường

nơi ghế bàn tụ hội

những kẻ cười nói chỉ trỏ

ba hồi thơ

có lúc buồn tình

đi mất đất

 

 

Hoàng Xuân Sơn

26. Nov 2013

Ong noi ve Nhu tho
Ông Nội vẽ Như Thơ




















Nhu tranh ve ong noi
Như Tranh vẽ Ông Nội






Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh đánh vảy một con sông Sông tuồn đi chín khúc Chiếc cọc nhọn đứng khựng Thất tung chim bói cá Thủy triều vá một tấm áo xanh Bờ đá vô tăm chìm nghỉm
Bài thơ này đăng trên Việt Báo vào ngày 10 tháng 8 2024. Người dịch nói rằng “…Bài này hợp với tinh thần Phật Giáo…” Tác giả Henry Wadsworth Longfellow là một nhà thơ nổi tiếng vào bậc nhất ở Mỹ trong thế kỷ 19. Trong tiểu sử không thấy nhắc ông có nghiên cứu về Phật Giáo. Có thể giải thích rằng những gì thuộc về chân lý, sự thật thì sẽ mãi mãi tồn tại, bất kể Đức Phật có thuyết giảng hay không.
tôi trôi về đâu? | cuốn theo dòng chảy về phía trước | hay giữa lưng chừng đâu đó dạt về sau
Vẫn mang tâm hồn hoang dại, ngu ngơ | Người lữ hành xuyên qua hai thế kỷ | Sao vẫn thấy | Xa lạ với chính mình | Trước những con đường | Trước phố chợ
Em nhan sắc đồi câm / Tôi ù lì bến chải / Máu những giọt rất thầm / Tới khấc tình bãi nại / Cứu rỗi một nhành cây / Buồn lên thập tự giá / Hồn ma xưa hiện ngày / Xuống vũng đêm đày đọa
Tôi đến thăm một thành phố miền đông ngẩn ngơ trước rừng thu rực rỡ chiếc kiềng vàng trên áo cô dâu đỏ màu đau thương nơi đó cũng rất tươi...
Làm sao em vá vầng trăng khuyết | Rọi xuống đêm tìm một giấc mơ | Trăng ngã bóng ai ngoài hiên lạnh | Khe khẽ theo em dỗ giấc chờ...
hương môi thơm tuyệt cú mèo/ ngất ngây hồn vía bay theo mây trời/ bồng bềnh nào phải chơi vơi/ quen từ chướng nghiệp gẫm cười ngất ngư / cài khuy áo ngực hình như / với em tùng tiệm thặng dư ngôn tình / ô hay, nữ tính lặng thinh/ kiêu sa đi chứ để hình dung ta!
Về đây yêu thương những | Gió lạnh trên đồi mây | Lời người như kiếp bạc Vin hờ một ngón tay
Chuyện này không ăn ảnh | và phải mất nhiều năm. | Mọi ống kính đã đi | đến một cuộc chiến khác.