Giao Thừa, tôi và em

07/02/202411:33:00(Xem: 699)


altar



mẹ tôi xưa, đất quán rường

chở che con, mộng bình thường ấu thơ

một thời tuổi trẻ, ngu ngơ

trong vòng tay mẹ, ù ơ ví dầu

 

Giao thừa năm ấy, rất lâu

Sang nhà cô bé, nhìn đâu cũng tình

Em nhìn tôi nụ cười xinh

Như xuyên thấu, qua cái hình hài tôi.

 

Rồi giao thừa, rồi bể dâu

Rã tan giấc mộng ban đầu rất thơ

Tôi bao năm sống ơ thờ

Xa em như một bài thơ lỡ làng

 

Giao thừa xưa pháo reo vang

Tôi yên lặng đợi em sang bên mình.

Có cơn mưa rớt thình lình

Em tôi ướt áo... cuộc tình cũng trôi

 

Trời mưa ướt áo em rồi

Làm sao sưởi ấm đôi môi nhạt nhòa

Em cho tôi nụ hương hoa

Tình ban đầu đã xa rời tuổi thơ

 

Bao năm thời gian đợi chờ

Giao thừa nhớ tiếng em cười năm nao

Bây giờ đất khách xôn xao

Đón xuân sang, những ồn ào vây quanh

 

Ôi chao, lòng thấy mong manh

Nụ cười xưa, bỗng trở thành giấc mơ.


*

Tịnh không

 

Lòng chập choạng nỗi vô hồn

Cơn thức tỉnh bỗng như cồn cào tôi

Thôi không hết đứng lại ngồi

Trơ thân phiền muộn rồi thôi em à

Miền quê cũ bỗng hiện ra

Trơ thân lữ thứ hồn xa vọng về

Thời gian khuất nẻo sơn khê

Mây và tóc cũng đi về có nhau

Tôi ì ạch giữa vàng thau

Thân như mỏi những nát nhàu tháng năm

Trở về bến vắng tịnh không

Thân trơ quán tưởng mênh mông sáng chiều

Trở về bóng đổ liêu xiêu

Cơn mê cũ cũng nhẹ hèo trôi đi

Tôi nghe tiếng gọi thầm thì

Tịnh không vàng đá ôm ghì lấy thân

Thì thôi bỏ mặc căn phần

Trở về lòng tịnh phân vân nỗi gì,

 

– Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lê An Thế -- Một du tử làm thơ, từ bao năm nay, tưởng xa xôi, nhưng rất gần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Xôn xao chút nắng chiều xưa / Nghe ra câu hát đẩy đưa bạt ngàn / Tiếng dần xa, tiếng vọng còn… / Bóng sầu theo những véo von trùng trùng...
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.