B À I C H Ư A T H U Ộ C

5/23/202315:02:00(View: 2204)
eric chelsea
Tranh minh họa: Ann Phong


(-) (-) (-)


Nằm nghe thân thế bần hàn
nghe trời trút xuống dây thang của người
đấy rồi. cung bậc rong chơi
cùng vô lượng kiếp khóc cười như nhiên
nằm nghe thân xác triền miên
những giấc ngủ đỗ những miền dung cư
chuyến đi phương biệt tâm từ
rồi xanh tim mạch hiến dư cùng đời
ở rất lâu phía rực ngời *
vẫn nghe đồng vọng tiếng cười xa xăm

,

Vẫn là thực thể mù tăm
giọng chim hát sớm vàng âm nốt chiều
bước vào khuyên nhạc liêu xiêu
có khi níu lấy một tiều tụy xin
hát khuya như thể van tình
mềm hương dịu ngọt màu linh thứu còn
thơ là cánh áo rất non
mà sao dương bản đã ròn cung pha
một chữ gần lâm luỵ. xa
quyển sông núi lạnh qua phà hiển vinh

,

Vốn liếng dài hương bạch đinh
ở không là trọn với hình vô căn
mấy ai vạch thấu một lằn
từ tinh tươm sáng về lăn lóc chiều
một ngày vạn ngày. lửa. thiêu
bình nguyên hoa mộng ấm liều tro than
xứ thăng trầm của lê an
còn nghe tao ngộ mấy hàng tri âm
mai này đảo nghịch phù vân
dưới chân cột lữ muôn phần vị lai

,

Một ngày dìu đến xương vai
biển đâu gánh chịu bi hài nếp nhăn
trai tráng xuân đã dự phần
cây nêu ngày cũ hồng ân cuộc mời
đường dài ta như tóc lơi
nghe nhau sợi bạc cũng dời hương hoa
còn xung động với tam tòa
dù trong ngấn thủy đã nhòa thu lương
một thuyền quyên một má hường
còn yêu với cả từ chương muộn màng

)(
h o à n g x u â n s ơ n
3:38 AM
22. Mai 2020
*Ý, Bùi Giáng

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
tuổi thất thập bản tính bất thường/ bàn tay vuốt mặt đang già...
Ta đã làm xong phận sự một nhà văn. Vậy thôi.
thượng đế thì xa mà cái ác thì gần ̶ ̶ ̶ / vô vàn cuộc sống bỗng chốc đổi thay mãi mãi / những vấn nạn của bạn và tôi trở nên vô nghĩa...
Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn là hiện tại với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam, mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã gọi - vết thương không bao giờ lành-, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong sử lịch, mà trái tim và lương tâm con người mãi thúc thủ một câu trả lời.
Cậu bé Hassan 11 tuổi ở miền Đông Ukraine vừa bằng tuổi của Oliver cũng 11 tuổi ở miền Tây Bắc Mỹ
Ôi những bà mẹ mất con/ những người vợ mất chồng/ những người yêu nhau/ đã mất nhau...
buổi chiều/ ở khúc quanh của dòng sông/ có con cò xám khẳng khiu/ cô đơn như con nước lạnh/ nhìn về xa xăm...
Nhìn vào các con số. Vào khởi đầu thập niên 1930s, có 259 nhà văn xuất bản sách trong Liên Bang Xô Viết. Vào cuối thập niên 1930s – chỉ còn 36. Như thế nào 80% các nhà văn đã biến mất? Có 17 người bị bắn, 8 người tự sát, 7 người chết vì lý do tự nhiên, và 175 người bị bắt và giam trong các trại. Và 16 người mất tích. Những con số này cho một ý tưởng về trái độ Liên Bang Xô Viết đối với giới ưu tú văn hóa Ukraine, một thái độ đã áp đặt một kiểu im lặng văn hóa trong nhiều thập niên. Trong thập niên 1960s, một thế hệ mới, trẻ hơn xuất hiện và mang khu vực vào một thời kỳ nghệ thuật chói sáng mới. Nhưng nó cũng sớm lụi tàn: nhà thơ Vasyl Symonenko bị đánh tới chết, họa sĩ Alla Horska và nhà soạn nhạc Volodymyr Ivasiuk chết trong các hoàn cảnh kỳ lạ, và nhiều người khác bị đẩy vào nhà tù, ép vào các bệnh viện tâm thần, và bị cấm xuất bản. Chết độ Xô Viết khởi dậy cuộc chiến chính trị nhắm vào các khuôn mặt văn học Ukraine trong thập niên 1920s và kéo dài tới cuối thập niên 1980s,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.