B À I C H Ư A T H U Ộ C

5/23/202315:02:00(View: 2100)
eric chelsea
Tranh minh họa: Ann Phong


(-) (-) (-)


Nằm nghe thân thế bần hàn
nghe trời trút xuống dây thang của người
đấy rồi. cung bậc rong chơi
cùng vô lượng kiếp khóc cười như nhiên
nằm nghe thân xác triền miên
những giấc ngủ đỗ những miền dung cư
chuyến đi phương biệt tâm từ
rồi xanh tim mạch hiến dư cùng đời
ở rất lâu phía rực ngời *
vẫn nghe đồng vọng tiếng cười xa xăm

,

Vẫn là thực thể mù tăm
giọng chim hát sớm vàng âm nốt chiều
bước vào khuyên nhạc liêu xiêu
có khi níu lấy một tiều tụy xin
hát khuya như thể van tình
mềm hương dịu ngọt màu linh thứu còn
thơ là cánh áo rất non
mà sao dương bản đã ròn cung pha
một chữ gần lâm luỵ. xa
quyển sông núi lạnh qua phà hiển vinh

,

Vốn liếng dài hương bạch đinh
ở không là trọn với hình vô căn
mấy ai vạch thấu một lằn
từ tinh tươm sáng về lăn lóc chiều
một ngày vạn ngày. lửa. thiêu
bình nguyên hoa mộng ấm liều tro than
xứ thăng trầm của lê an
còn nghe tao ngộ mấy hàng tri âm
mai này đảo nghịch phù vân
dưới chân cột lữ muôn phần vị lai

,

Một ngày dìu đến xương vai
biển đâu gánh chịu bi hài nếp nhăn
trai tráng xuân đã dự phần
cây nêu ngày cũ hồng ân cuộc mời
đường dài ta như tóc lơi
nghe nhau sợi bạc cũng dời hương hoa
còn xung động với tam tòa
dù trong ngấn thủy đã nhòa thu lương
một thuyền quyên một má hường
còn yêu với cả từ chương muộn màng

)(
h o à n g x u â n s ơ n
3:38 AM
22. Mai 2020
*Ý, Bùi Giáng

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
Thơ của hai thi sĩ Thy An & Lê Minh Hiền
Nhận được bài thơ của người bạn Phạm Xuân Tích, tôi thấy bài thơ của ông bạn khá độc đáo và lý thú, tôi mạo muội viết lại sao y bản chính – cả hai bản tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt cũng của ông ấy, để hầu các vị đọc cho vui...
là khi nước mắt khô đi | mọi thứ đều trở nên dư thừa | hiểu biết càng vô hiệu | những đốm loang không thể tẩy xóa
Tôi trôi tuổi ấu thơ, từ quê hương cùng khổ, rau dưa khoai sắn / Tôi trôi từ chợ quán rường, cái đình làng, ngôi trường tiểu học, áo lấm lem màu mực tím mẹ mới mua, cùng cây viết lá tre, trang giấy tự túc, vàng khè, không trông rõ chữ...
Rõ ràng, có tai không nghe, | có mắt không thấy, | có tay chỉ thòng lòng, | có chân chỉ đi lui đi tới, | duy nhất có miệng, người nói không ngừng.
tình yêu lạnh như biển | những cái giống không cùng đời | có thể là một vì sao nhỏ bé | có thể là một nét mày hung tợn | trả treo trước gi
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Thy An...
Thành phố cháy hết cây cỏ. | Những tàng dừa nhớ gió. | Những đỉnh thông khát nước. | Sao tình yêu chưa sôi sục trong em?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.