Thơ Tháng Một

07/11/202208:06:00(Xem: 2069)

600x343_Photo-Internet

THƠ QUẢNG TÁNH TRẦN CẦM

NGÓN TAY GIỮA

 

chỉ thẳng vào mặt hắn

trong áp phích trên tường  ̶ ̶ ̶  

thằng chết tiệt chết bại liệt

chết không kịp trối

chết bầm dập nát thịt tan xương

 

giữa  thiên địa miên man

ngón tay giữa

không chỉ bâng quơ

không chỉ trăng không chỉ sao

mà chỉ mặt kẻ giết người  ̶ ̶ ̶  

ngày tận số đã đến

lưới trời khó lọt

đừng cười hoang tưởng

 

những đứa trẻ ukraine oằn mình trong cuộc chiến

ký ức sao quá mong manh

không biết em sẽ còn nhớ ngày hôm nay

và những ngày sắp tới

 

tôi không biết phải nói gì

để chuyên chở cảm xúc

và trấn an

trong tháng ngày thắt tim nghẹn họng

xin thượng đế

cho em được bình an.

 

– Quảng Tánh Trần Cầm  


@@@

THƠ NGUYỄN HÀN CHUNG

TƯỚNG VỀ HƯU

(Mở mắt chúng ta chợt nhớ Nguyễn Huy Thiệp)

 

Mắt xanh

tướng còn đương

cho TƯỚNG VỀ HƯU

hiển lộ trong đời

không biết

người viết TƯỚNG VỀ HƯU

có gặp ông tướng về hưu nào

trong lễ tang mình không nhỉ?

Người cầm bút đời sau

nếu không đủ tài phủ nhận ông

hãy viết khác ông
     mới làm ông thỏa ý

 

Tụng ca ông vĩ đại rất cần

cần cho những người cầm bút phân vân

phẩm tiết như ông hay bẻ cong ngòi bút

Tướng còn đương

Tướng về hưu

cả những tướng quân đã chết

đọc TƯỚNG VỀ HƯU của ông

trên trướng dưới mồ

Mắt ông nhắm rồi

mở mắt lũ văn nô

mở cả mắt chúng ta

những người làm văn chân thực

ở bất cứ nơi đâu trên trái đất

 

Tâm càng cao thì nhục càng sâu.

 

*

 

N G H Ệ S Ĩ!

 

Chúng tôi tin các anh có một tâm hồn rất đẹp

làm rung động những gì sâu xa nhất trong lòng khán thính giả

Tôi khóc cười cùng với anh

Chúng tôi tin những giọt nước mắt trong bi hài khúc cầm ca của anh rơi dưới ánh đèn vô cùng thánh thiện

Chúng tôi cười ngặt nghẽo chia sẻ niềm vui với một vai diễn xuất hài tuyệt diệu của anh

Chúng tôi muốn được rờ cái chéo áo của thần tượng đời mình

Chúng tôi không tiếc những đồng tiền được làm ra từ mồ hôi của cuộc đời lao lực

Anh có tin không con chúng tôi nhịn ăn sáng để có tiền cho cả nhà háo hức đến rạp xem anh diễn để được khóc được cười với các diễn viên

Khi có anh không may mất sớm chúng tôi khóc như là người thân miên viễn ra đi đến nỗi có người cười nhạo khóc một diễn viên hài mà như khóc cha mình chết

Chúng tôi yêu các anh như thế đó những người nghệ sĩ yêu quý của tôi ơi!

Chúng tôi không ganh ghét khi các anh ở lâu đài sắm sanh toàn cổ vật kim cương, san hô, mã não quý hiếm trên đời bởi nghĩ các anh tài hoa tột đỉnh rèn luyện công phu xứng đáng được hưởng thành quả tự thân

Càng yêu các anh bao nhiêu , kỳ vọng trái tim thanh khiết của các anh bao nhiêu chúng tôi càng phẫn hận bấy nhiêu khi vỡ lẽ ra anh xem chúng tôi như như tấm thảm chùi chân cho anh bước lên đài danh vọng hưởng tiền rừng bạc bể .

Chúng tôi thất vọng đến đau đớn tìm mọi lý do không tin các anh đã lợi dụng sự ngây ngô mê muội của chúng tôi để sống trên xa hoa và xử sự dối trá với những người nuôi anh thành người nổi danh sang cả

Cái gì làm cho anh tha hóa hay bản chất các anh là vậy?

Tôi không nỡ nhổ vào mặt người tôi quý trọng thương yêu mà mới hôm qua thôi còn chỉ muốn ôm hôn cho phỉ dạ

Anh có hiểu sự héo úa đến cạn cùng niềm tin của chúng tôi đến hai chữ nghệ sĩ không anh.

Nghệ sĩ ơi sao các anh đành làm vậy

làm vậy sao đành!

Nguyễn Hàn Chung

(Houston TX một ngày cuối thu 2022)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thị Ngạn am một “ Góc Tùng” tự tại / Hai nẻo đường gánh vác nặng trên vai / Thân gầy gò ý chí chẳng đơn sai / Phách kim cang trong hình hài lau sậy
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
cố gắng không rơi tõm xuống hố chữ nghĩa đen ngòm / đặc trưng của những ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị / bầm dập nhừ tử sau cú trượt trên thang cuốn thời gian / hẹn một ngày có dịp chén thù chén tạc đưa cay ngả mặn /
khi đồng bằng cất tiếng ru của dòng sông / đất trời sẽ trở mình / thức dậy theo tiếng kêu tình nhân sông núi / tuổi xế chiều và bóng tối / đồng lõa một chút yêu nhau vội vã / như chén tương phùng uống cạn bình minh
giả sử niềm tin vẫn sáng soi / xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà / khói hương xì xụp vái / cầu người đã bỏ ta đi / đừng bỏ ta đi
Ngô đồng một lá rơi / Nhìn mắt em thoáng thấy / Mùa Thu, vàng đến rồi
Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng / Có khi bằng đường cong / Có khi bằng con đường dích-dắc / Có khi lại là những dấu chấm / Tưởng rất gần / Mà nối hoài / Hụt hơi / Không đến
Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”
Người đàn bà thức dậy / bỏ đi lúc mờ sương / vết trũng trên mặt giường / Còn ngập đầy bóng trăng.
như đốm lửa âm thầm / mẹ ngồi trầm ngâm bên cơi trầu / chiều xuống ôm bóng lặng / ngái ngủ tiếng kinh cầu lê thê / cơn mưa dông lướt thướt không dứt