(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.
Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT
Những bài thơ về chiến tranh của Halyna Kruk thật xót xa. Cô ấy nhặt từng nắm đất Ukraine ra khai quật những mảnh vụn đổ nát của lịch sử. Đất mẹ màu mỡ của Ukraine, được gọi là "chernozem" hoặc "đất đen", từng được trồng trọt và nuôi dưỡng bằng bàn tay và tình yêu của người nông dân Ukraine. Vựa lúa mì của châu Âu “lẽ ra” phải sản xuất ngũ cốc cho Liên Bang Xô Viết “hùng mạnh”. Đức Quốc Xã đã từng cho vùng đất này là tiềm năng “lãnh thổ”* dành cho giống dân thượng tôn thuần chủng mắt xanh. Mảnh đất đã gieo bao hoa màu này cũng từng chôn vùi biết bao đau thương của lịch sử. Như Timothy Snyder đã đề cập trong cuốn Bloodlands** 2012, "Tro cốt con người cũng bón phân."
Khi chồng chất trên vai đầy tuổi đá/ Mới thấy mình lạc lối giữa đôi chân/ Giữa biển dâu trong mưa nắng xoay vần/ Ta dốt nát, trần truồng như cọng cỏ...
“Mẹ ơi, nhấc điện thoại,” một phụ nữ năn nỉ suốt hai giờ đồng hồ dưới hầm khu chung cư, |
cứng đầu và quả quyết, cô không chịu ngưng tin vào phép lạ |
nhưng người mẹ đang ở vùng ngoại ô không có sóng, |
nơi những căn nhà sụp đổ như những mảnh Legos rẻ tiền |
từ những cuộc tấn công vũ bão, nơi mà chỉ mới hôm qua tháp phát thanh ngừng nối kết mọi người, |
nơi mà thế giới bùng nổ thành những mảnh trước và sau-chiến tranh
mẹ lập lại cho chính mình nghe /
tiếng tràn đê nước vỡ /
ồ ạt dòng người dòng xe dòng lịch sử /
trốn một kết cuộc mà trong thảng thốt không ai nhìn được nửa chiều sâu
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
ngôn ngữ tình yêu của em nặng trịch như ánh mắt cha /
trừng trừng nhìn quan tài con trai không chớp /
thứ mà người ta dùng nó dựng súng ống /
ngôn ngữ tình yêu của em – tiếng nấc nghẹn của mẹ /
em giữ nó trong lòng khi khóc và khi ngưng khóc /
em giữ nó thật chặt. Đan bện nó như tấm lưới ngụy trang /
trang điểm nó bằng màu sắc mùa màng, may ra /
dấu được ai đó.
quê hương tôi đã hư hoại sau bao tháng tư / mục ruỗng từ trong ra ngoài / chôn trong ngôi mộ dân tộc tập thể / cao và rộng ̶ ̶ ̶ trùm khắp trải dài
ngày ngày nín thở trong nhà mồ kín hơi...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.