news_ukraine_0222-960x640
 
lạy Cha chúng con ở trên Trời
của vầng trăng tròn vạnh
và mặt trời thánh hóa
 
che chở cha mẹ con khỏi chết
nơi căn nhà tuyến đầu lửa đạn
quyết không lìa bỏ nó
như một nấm mồ
 
che chở người chồng con
ở phía bên kia chiến trận
như thể ở bờ bên kia dòng sông
chĩa mũi súng lên ngực
nơi anh từng hôn lên
 
con mặc trên người chiếc áo giáp chống đạn
không thể cởi ra
nó dính chặt lên người con như lớp da bọc
 
con mang trong người đứa con của anh
không thể đẩy nó ra được
bởi qua nó thân thể con là của anh
 
con mang trong người mảnh đất Mẹ
không thể mửa nó ra được
bởi nó luân lưu như dòng máu
qua trái tim con
 
bánh mì chúng con ăn hằng ngày
chúng con cho người đói
để họ ngừng ăn thịt lẫn nhau
chúng con đem ánh sáng cho kẻ u mê
để họ tìm ra sự sáng suốt
 
và xin tha tội chúng con
những thành phố bị phá hủy tan tành
dù chúng con không tha tội kẻ thù chúng con
 
và chớ để chúng con sa xuống cám dỗ
nhận chìm bên trong thế giới thối tha này
nhưng cứu chúng con ra khỏi sự dữ
vứt bỏ các hệ lụy của đất Mẹ
nặng nề và chẳng mảy may hữu ích
 
hãy che chở con
đừng cho con lại gần chồng con cha mẹ
và mảnh đất quê hương này.
 
– Lyuba Yakimchuk
 
(Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh của Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky ).

Lyuba_Yakimchu
Nhà thơ Lyuba Yakimchuk.


Lyuba Yakimchuk là nhà thơ người Ukraine, cô còn viết kịch bản phim và làm báo. Cô là tác giả của nhiều tập thơ, điển hình là Like FASHION và Apricots of Donbas, kịch bản cho phim The Building of the Word. Cô cũng được trao tặng nhiều giải thưởng văn chương, trong đó giải International Slavic Poetic là quan trọng nhất. Thơ văn cô được phổ biến tại Ukraine, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Do Thái, và được dịch ra nhiều thứ tiếng.


Bài thơ “nguyện cầu” trên đây, hiển nhiên, cô làm khi chứng kiến cảnh đổ nát tang thương quê hương cô đang gánh chịu dưới bom đạn của quân xâm lăng ngoại bang. Lời thơ không thể nào đau xót hơn, và ta chẳng tìm thấy một tia sáng hy vọng nào. Hãy cùng với cô, chúng ta “nguyện cầu” xin một phép lạ giúp quê hương và dân tộc cô thoát qua cơn tao loạn kinh khiếp này. – TYT



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếp tục giới thiệu trang Thơ Tháng Bẩy với thơ của ba người: Trần Hoàng Vy, Kim Loan, Trần Hạ Vi. Ba người với ba phong cách, ba thi pháp, ba nguồn cảm hứng, ba cảm xúc khác nhau…
Những câu thơ chân tình, cảm động, và xót thương của thi sĩ Trần Mộng Tú cho nhà văn Bùi Bích Hà nhân giỗ đầu của nhà văn...
Thơ của ba người: Trần Hạ Vi, Chúc Thanh, Quảng Tánh Trần Cầm...
Nguyễn-hòa-Trước là nhà thơ hiếm hoi còn làm thơ xuôi ở hải ngoại (và có lẽ ở cả trong nước). Thơ anh là thơ Ngôn ngữ. Ở đây ngôn ngữ chiếm địa vị độc tôn. Tinh tuyền. Kỳ ảo. Luôn luôn mở ra những chiều kích mới mẻ lạ lùng trong tâm trí người đọc, bởi trong lúc đọc một câu thơ, bạn sẽ không tiên liệu được câu kế tiếp sẽ là gì, nói về cái gì. Thực chất, đừng đòi hỏi thơ họ Nguyễn nói về cái gì, hãy xóa tan đi mọi định hướng, định hình cho thơ, sự vật ngoài-thơ, phi-thơ đều không có giá trị, mà hãy nhận chân Cái Đẹp của nghệ thuật do nhà thơ cống hiến. (TYT)
Thơ Trần Hạ Vi thấm đẫm nữ tính nhưng không phải vì thế mà thiếu sự can đảm dám nhìn thẳng vào những thách đố của cuộc sống hiện đại vốn phức tạp đa đoan với trăm nghìn hệ lụy. Một tiếng thơ rất mới và rất chín trong dòng thơ đương đại Việt. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
vệt nắng nằm trên cỏ / mùa hạ nóng cháy da / con sên bò dưới lá / rỉa bụi tía tô già...
chia tay định mệnh / đôi ba ngày ngồi bó gối / ngó mông lung / vàng chanh xanh chuối / ơ hờ bên màu cà tím lịm ngây dại / nơi lũ chuồn chuồn xôn xao / chực chờ thư giãn trên cụm lá sen dàn trải mặt nước...
Ta hỏi lá, sao lá buồn xơ xác / Sao úa mầu, nguồn cội lá thu rơi / Ta hỏi em, sao lặng thinh không nói / Sao trầm tư, đôi mắt ngóng trông vời...
vẽ sự trống trải của rừng | và những ngôi nhà mới cất | vẽ bầu ozone | và những kỳ quan ta không thế nhìn tận mắt nếu đã không có những chuyến xe những chuyến bay | vẽ xã hội này với những bước quá chậm/quá xa
Có lúc thấy hồn mình như gió / Khắp đầu ghềnh cuối bãi lang thang / Song bởi gió vốn không hò hẹn / Ta thấy lòng đầy những hoang mang...