ở một nơi, một ngày

03/08/202111:03:00(Xem: 2122)

Untitled

 

 

hắn đứng dạng chân

bên bờ đông & bên bờ tây

nghe gió lùa qua

những ngón tay khẳng khiu

chực chờ bấu víu

hôm qua & ngày mai

thả nổi hôm nay

rơi & trôi tự do theo dòng chảy

 

thì thầm thì thầm

thì thầm tiếng gió ban mai

nàng thầm thì thủ thỉ

đói cái bụng

hoa con mắt

điên cái đầu

 

xếp chân ngồi chồm hổm

hòa âm phối khí

cùng cóc nhái ểnh ương

rất bảnh

quá chảnh

 

niềm kiêu hảnh đứng dạng chân

hả hê tưới ào ạt liên tu bất tận

bất kể dự báo thời tiết hôm nay & mười ngày tới

ở một nơi rất riêng tư  ̶ ̶ ̶ 

trước không hề có tên

nay gọi vùng vịnh bóng đè

đối mặt một đại dương chưa bao giờ phẳng lặng

 

một ngày nữa rơi, rơi nhanh & trôi, trôi mất hút

không nhớ đã qua bao nhiêu ly cà-phê đen &

không nhớ đã đứng dạng chân huýt sáo mấy lần. 

 

 

Quảng Tánh Trần Cầm    

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Độc giả nào đọc thơ Ngu Yên trong 36 năm qua (từ 1985), có lẽ cũng nhận ra, thơ của ông luôn luôn thay đổi vì luôn luôn tìm tòi, đào sâu bí ẩn của thi ca. Ông đã từng xác nhận, hành trình làm thơ là thứ yếu, mục đích lớn hơn, là truy lùng và dự đoán thơ thế giới và thơ Việt trong tương la. Ông là người thám hiểm phiêu lưu.
Thị Ngạn am một “ Góc Tùng” tự tại / Hai nẻo đường gánh vác nặng trên vai / Thân gầy gò ý chí chẳng đơn sai / Phách kim cang trong hình hài lau sậy
Vào thời điểm này, phải chăng thơ đã là món ăn tinh thần lỗi thời, mất hương vị quyến rũ, thua mùi phở hấp dẫn khi đói bụng? Đúng như vậy, có đói mới thèm ăn. Làm sao biết tâm tư của bạn đang đói? Hỏi thử nó có mệt mỏi, có căng thẳng, có phiền muộn chuyện đời, có ghét bỏ người khác? Nếu có, đúng rồi, nó đang đói. Thơ là món ăn tinh thần cổ truyền từ tiền sử. Nếu tiểu thuyết là bữa tiệc, truyện là bữa ăn tối, thì thơ Việt chính là phở. Một món ăn độc đáo cho bất kỳ người Việt nào tại gia hoặc tha hương.
cố gắng không rơi tõm xuống hố chữ nghĩa đen ngòm / đặc trưng của những ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị / bầm dập nhừ tử sau cú trượt trên thang cuốn thời gian / hẹn một ngày có dịp chén thù chén tạc đưa cay ngả mặn /
khi đồng bằng cất tiếng ru của dòng sông / đất trời sẽ trở mình / thức dậy theo tiếng kêu tình nhân sông núi / tuổi xế chiều và bóng tối / đồng lõa một chút yêu nhau vội vã / như chén tương phùng uống cạn bình minh
giả sử niềm tin vẫn sáng soi / xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà / khói hương xì xụp vái / cầu người đã bỏ ta đi / đừng bỏ ta đi
Ngô đồng một lá rơi / Nhìn mắt em thoáng thấy / Mùa Thu, vàng đến rồi
Có khi tôi nối hai điểm bằng đường thẳng / Có khi bằng đường cong / Có khi bằng con đường dích-dắc / Có khi lại là những dấu chấm / Tưởng rất gần / Mà nối hoài / Hụt hơi / Không đến
Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”
Người đàn bà thức dậy / bỏ đi lúc mờ sương / vết trũng trên mặt giường / Còn ngập đầy bóng trăng.