màu ảnh chiến tranh

4/11/202112:24:00(View: 3131)
83
Minh họa: Cao Bá Minh



Bạn thân tôi là quân nhân xuất sắc.

Anh vào cuộc chiến với quân hàm thiếu úy.

Sau sáu năm, rời chiến tranh bằng cố thiếu tá

Trở về nhà, lạnh lùng, câm lặng,

trong hộp gỗ, anh chỉ còn một cánh tay.

 

Anh là người đàn ông thứ năm trong gia đình,

hy sinh tính mạng bảo vệ tổ quốc,

sau cha và ba anh trai.

Không nước mắt, mẹ anh đưa anh vào giữa nhà.

Ngồi cạnh quan tài, nắm tay anh,

im lặng, đôi mắt vô hồn nhìn lên bàn thờ,

nơi bốn bức ảnh những người lính đã chết.

Nhìn cảnh thương tâm đó, tôi sợ hãi.

Tất cả người mẹ đều đau khổ vì con,

Nhưng người mẹ mất con, đau khổ nhất.

Người đau khổ tiếp theo là vợ anh

và đứa con trong bụng.

 

30 năm qua,

đôi khi tôi mơ về bạn mình.

Có lần, bạn tôi nói:

- “Tao mất cả hai tay.

Cánh tay trong quan tài của người lính khác. "

Lần sau, tâm sự:

- “Thằng bé không phải con tao.

Tao bị chấn thương nặng ở háng trong trận chiến đầu tiên. "

 

Không ai tin vào những giấc mơ,

nhưng lời nói của anh đóng đinh

hình ảnh chiến tranh đầy ám ảnh

trong hồn tôi.

 

*

Color of War Images

 

My best friend is an outstanding soldier.

He entered the war wearing the second lieutenant.

After six years, he left the war as a major.

Returning home, cold and mute,

in the wooden box, he lost an arm.

 

He was the fifth man in his family,

sacrificing life to protect our homeland,

after his father and three brothers.

With no tears, his mother took him into their house.

Sitting next to the coffin, she holds his hand,

silent, eyes blankly stared at the altar,

where four pictures of the dead soldiers stood.

Seeing that pitiful scene, I was frightened.

 

All mothers suffered for their children,

But the mother who lost her child suffered the most.

The following sufferers were his wife

and her womb child.

 

Over the past 30 years,

sometimes I dream about my friend.

Once, he told me:

- "I lost both arms.

The arm in the coffin belongs to another soldier."

Another time, he said:

- "The boy is not my child.

I had a severe injury to my groin in the first battle."

 

No one believes in dreams,

but his words hammered haunted war images,

through my soul. 

 
Ngu Yên

 

(Dich qua hệ thống SLTA

Download SLTA miễn phí:

https://www.academia.edu/45629061/SLTA_Second_Language_Translation_Aids)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
ngôn ngữ tình yêu của em nặng trịch như ánh mắt cha / trừng trừng nhìn quan tài con trai không chớp / thứ mà người ta dùng nó dựng súng ống / ngôn ngữ tình yêu của em – tiếng nấc nghẹn của mẹ / em giữ nó trong lòng khi khóc và khi ngưng khóc / em giữ nó thật chặt. Đan bện nó như tấm lưới ngụy trang / trang điểm nó bằng màu sắc mùa màng, may ra / dấu được ai đó.
quê hương tôi đã hư hoại sau bao tháng tư / mục ruỗng từ trong ra ngoài / chôn trong ngôi mộ dân tộc tập thể / cao và rộng ̶ ̶ ̶ trùm khắp trải dài ngày ngày nín thở trong nhà mồ kín hơi...
thân hướng dương cháy xém / gục đầu nhìn về phía mặt trời / tiếng đạn bom vần vũ trên cao...
Em xa Phố Thị lâu rồi/ Có quên không nhỉ những nơi hẹn hò/ Khu rừng Trắc - Bá bây giờ/ Mùa Thu đã gọi vàng xưa đổ về...
Còn bao nhiêu những lần Xuân/ Ta về ở lại quê hương/ Tìm vết tích xưa chiến trường/ Gom bao mảnh vụn thịt xương...
tuổi thất thập bản tính bất thường/ bàn tay vuốt mặt đang già...
Ta đã làm xong phận sự một nhà văn. Vậy thôi.
thượng đế thì xa mà cái ác thì gần ̶ ̶ ̶ / vô vàn cuộc sống bỗng chốc đổi thay mãi mãi / những vấn nạn của bạn và tôi trở nên vô nghĩa...
Chiến tranh và ngục tù là bi kịch đau thương nhất trong lịch sử loài người, nó là kinh nghiệm không được rút tỉa để học hỏi và ngăn chặn, cứ thế lặp đi lặp lại khắp nơi trên thế giới, đánh động mãi ký ức con người nên có thể nói rằng không có cuộc chiến và nhà tù nào trở thành quá khứ, nó luôn là hiện tại với dấu lệ và máu không ngừng chảy. Kinh nghiệm chiến tranh, nhà tù, cùng hệ lụy tang thương của nó như vết cắt hằn sâu trong tâm tư tình cảm con dân Việt nam, mà nhà văn Ngô Thế Vinh đã gọi - vết thương không bao giờ lành-, nó sừng sững ở đó, trên đất đá, trên thân thể, trong tâm hồn, trong sử lịch, mà trái tim và lương tâm con người mãi thúc thủ một câu trả lời.