Vết Thương Không Chảy Máu Của Chàng

12/09/202011:16:00(Xem: 3698)

(Gửi Tác Giả Mặt Trận Ở Saigon - Ngô Thế Vinh)


  Chàng đã ra khỏi chiến tranh

  Nhưng chiến tranh không ra khỏi chàng.

  Như con dấu nung

  Đóng vào trái tim chàng

  Chàng cúi xuống ngực mình

  Từ tốn bóc…

  …vết rách thành những tờ rơi 

  Những tờ đầy thương tích


Những ngôi làng trơ trụi bỏ hoang 

Những hố bom B52 cầy nát mặt đất

Không một bóng trẻ

Không một người già 


 Còn gì đau thương

 Còn gì xúc động bằng

Trong hoang vu đổ nát

 Có con người cõng một xác chết trên lưng

Trong gió bão mịt mùng

Trong ngôi chùa Miên hoang phế

 Một người con của Chúa

 Gửi hồn xác của đồng đội mình cho Phật 


 Ôi chiến tranh

 Ôi vết thương thế kỷ

 Chúa Phật có cùng ở đó không?

 Một cuộc chiến không tên

 Một cái chết không nhãn hiệu

 Một người lính, nếu đứng bên này thì ta gọi là giặc bên kia


Con người không còn sợ thú dữ

Nhưng sợ chính đồng loại của mình

Có những điều sống suốt một đời người

Ta không sao hiểu được

Tại sao phải sanh Bắc tử Nam

Để lao vào giết nhau

Ai đặt ra câu phương châm kinh hoàng đó


  Những cái chết khác thường và phi lý

 “Chết vì tiếng cánh vỗ của trực thăng sà trên bãi.”

   Nỗi ám ảnh những năm dài sợ hãi 

  Đó là cái chết lạ giữa chiến trường

 Một cái chết không chảy máu 


 Vết thương dưới con dấu nung trên ngực chàng

  Nếu bóc ra chàng còn nghe thấy được

  Những tiếng hét đến lạc giọng của những người

  bạn Đồng Minh

  những người đã đến Việt Nam và mang về quê hương họ những hình hài

  thương tật và những ác mộng bất tận

  Họ không bao giờ trở lại cuộc sống bình thường

  Chiến tranh vẫn đầy ứ trong những bình thân thể ấy

  như bình nước sóng sánh hoài nhưng không chịu đổ 


  Dưới vết thương đó chàng còn bóc ra được

  những vẩy khô… 

  …như những người bạn đã chọn ở lại

  Họ thản nhiên làm bổn phận của họ bằng cả trái tim

  cho đến lúc bị ruồng bỏ

  Họ săn sóc bất hạnh của người khác và không nhớ là mình cũng bất hạnh. 


    Còn điều gì nữa dưới vết thương này của chàng

    Mỗi ngày chàng mất đi một miếng vẩy khô…

    …Chàng không tìm lại được

    Và chàng đã quên

    Như những người lính đã chết và đã bị bỏ quên


    “Khi những người sống quên người chết, thì người chết ấy, chết đi lần thứ hai. ”


     Thế mà đã có một thời

     Khi từ cõi chết trở về

     Những người lính đáng thương này 

     Phải đối diện với mặt trận thành phố

     Từ rừng rú họ được đưa về thủ đô

      Để bảo vệ trấn an những con người kêu gào chiến tranh

      nhưng chính họ lại đứng bên ngoài cuộc chiến

      Và người lính bỗng dưng biến thành con thú cô đơn

      ngơ ngác giữa Mặt Trận Ở Sài Gòn


    Chao ôi đã bao năm 

    Chàng ở lại

    Chàng tù đầy

    Chàng bỏ đi

    Chàng đứng nhìn dâu bể

    Chàng bóc vẩy trên những vết thương mình

    Còn gì sót lại…

    …Còn gì để cho đi.


   Có trễ không cho một trở về.


  tmt      

 Tháng 9-11-2020


Ý kiến bạn đọc
26/09/202019:16:20
Khách
Hồi đã xa xưa, rất xa xưa, khi chiến tranh Quốc Cộng đang vào thời kỳ ác liệt nhất, người viết cố nâng đỡ tinh thần một người học trò thì cậu ta trả lời:"Thưa thầy, học bao nhiêu thì cũng sẽ lên ngồi bàn thờ..."
Buồn vô cùng tận, muốn chảy nước mắt.
Nhưng nuốt nước mắt vào trong lòng, vì trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, người viết cũng khoác áo CHIẾN BINH ngoài mặt trận.
Cũng đã khóc trên đồii cát Quảng Bình, khi kèn thổi lồng lộng bài CHIÊU HỒN TỬ SĨ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ thử đi, ngươi không thể hủy diệt di tích vĩnh hằng của trái tim con người-tình yêu. (Victor Hugo)...
nước Việt dù vui hay buồn | cũng là thứ | mẹ không còn sở hữu | tài sản của bà không nhiều như vậy | tài sản hôm nay ở trên thân thể con người | khi cần, có thể mang thế chấp hay bán đi | là những thứ mà bà không còn giữ được
Chiều 30 tháng Chạp Giáp Thìn, đọc và nhớ thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng Năm, Bính Thìn, 1916, mất ngày 6 tháng Chín, Bính Thìn, 1976 - nguyên vẹn con rồng.
Việt Nam từ xưa theo nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nên thời vụ của cây trái hoa lúa lập trình nhịp sống con người, từ nếp sống cho đến những tin tưởng tâm linh. Khi đồng lúa nghỉ ngơi, hoa đào hoa mai chớm nụ đầu mùa, người dâ n quay về tụ tập vui chơi ăn uống, từ đấy mà có một mỹ tục gọi là Tết (được phiên âm theo chữ Hán là Tiết, có nghĩa là đốt tre đốt trúc, nghĩa rộng là một đoạn thời gian trong năm), rơi vào lúc cuối một năm, thời điểm kết sổ và dấy lên niềm hy vọng cho năm mới. Gần đây có người đặt vấn đề có nên bỏ tục ăn Tết không. Tại sao vậy? Cây cỏ còn sửa mình để thay lá đơm hoa đón khí tiết đẹp của trời đất, can cớ chi con người phải bỏ niềm vui mừng đón năm mới với một mỹ tục đẹp đẽ là Ăn Tết? miễn là đừng Tháng Giêng là tháng ăn chơi (ca dao) thôi.
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ là một vị học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
Thông cao cuộn vỏ ngự hàn / quả khô chặt ruột vén quang nửa đồi / cõng lưng ngày thở trả hơi / em sang giúp nhóm mớ phơi củi già...
anh xin lại đôi bàn tay cầm bút / làm những bài thơ xuôi / rồi xuân hạ thu đông có mùa nào cho / mây bay về đầu xóm...
Gói bánh chưng | gói năm cùng tháng tận | gói khúc đời còn một đoạn nấu sôi | gói kỷ niệm già theo màu lá chuối | nóng bốc hơi mờ những khung hình | xôi chè ngũ quả.
mẹ tôi xưa, đất quán rường / chở che con, mộng bình thường ấu thơ / một thời tuổi trẻ, ngu ngơ / trong vòng tay mẹ, ù ơ ví dầu...