Nguyện Cầu

18/02/202009:39:00(Xem: 3732)
phat tu bi
Hình của Trịnh Thanh Thủy 

Loang loáng

chuông ngân

vong hồn những hạt bụi

thoi thóp

trong từng vốc gió hoàng hôn

ngợp đáy chiều


Vũ trụ thơm lừng

lụa hương

trong cườm tay Phật

thổi ánh dương

về thành phố ma Vũ Hán

nơi những buồng phổi mắc cạn

giữa những cơn ho xám xịt

chập chờn những tàn  phai

nơi những nấm mộ làm bằng bao ni lông

êm ả ngủ

không một tiếng kinh cầu


Trịnh Thanh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tô phở Việt Nam | Có rau Quế lấy giống từ Bắc Việt \ Có rau thơm rễ tận miền Trung | Có giá ngon gốc từ Lục Tỉnh | Có ông bà cha mẹ anh em ăn húp sáng chiều.
Tương lai ai bắn tôi bằng đại bác /tôi chịu tan xác / không một chút than oán / nhưng bây giờ tôi phải bắn / bắn vào một loại quá khứ bằng tất cả cái gì tôi có /không có súng tôi dùng ngòi bút /vừa ngợi ca một quá khứ vừa đâm một quá khứ / khác tóe máu /dòng máu độc hại lưu cữu ấy / đã phá nát hiện tại di hại tương lai /nhiều năm sau nữa /để họ thấu được quá khứ tồi tệ thế nào
nước mắt nước mũi dàn dụa/ chứng dị ứng trở lại nhiều ngày trong tháng / tôi ngồi nghe thế giới rung lắc / trong tiếng la hét reo hò của lũ lên đồng / hiệu ứng cơn sốt trải rộng / dưới lực của áp đặt ức hiếp đe dọa giẫm đạp / đám đông như đàn thú bị săn đuổi / hoảng loạn / lo sợ / co rút thu mình né tránh / không đời nào không thể nào
Tôi gọi tên Tháng Tư | Tôi gọi tên thành phố | Tôi gọi tên người yêu | Niềm đau và nỗi nhớ
ngóng đợi phiên bản thứ mười hai tháng này | trong thành phố với cuộc sống đa đoan | và phận người gãy vỡ.
Tôi buộc nỗi cô đơn của mình | vào cánh diều | thả bay lên thật cao | nỗi cô đơn của tôi
Sớm đó, cha xé tờ lịch nào biết nghe nó khóc, mất một ngày nhỏ mọn rồi mất luôn những to tát mai sau, để tiếp tục héo đau mất ngủ. Sớm đó, cha xé tờ lịch cũ, xé luôn thịt xương, đứt máu mủ yêu thương, mẹ từ đó ủ rủ, cha từ đó trong tù treo cổ những niềm vui.
Hết chiến tranh | Chúng ta già hơn hòa bình | À. thì diễn biến nào | Cũng tới hồi lạnh tanh