Tiếng Xuân Thì Hổn Hển Gọi Nhau

24/01/202000:00:00(Xem: 2739)
pho2_Trinh Y Thu
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 


tôi phải trở lại những ý tưởng lần thứ hai

khi mưa mặc áo choàng xám đi quanh lâu đài

những khung cửa sổ bọc bằng nhung khép kín

tôi cố gắng khép kín mình bằng sợi tóc trên vai

 

tôi kêu gọi mây từ tầng trệt đang ngủ yên

có tiếng kêu từ giấc mộng của đêm tuyền

người trở lại nụ cười che trong ánh nến

đã xanh trở lại dòng sông đen hơn đêm

 

vậy mà hôm qua, và ý tưởng đi đâu

trong sự thinh lặng của chữ nghĩa nhiệm mầu

tôi thức dậy vẫn tưởng mình đang ngủ

người thoáng qua chút buồn phiền ngọt ngào

 

trong tiếng chiều tà hoảng hốt ban trưa

tiếng của xuân thì hổn hển gọi mùa

tôi phải trở lại với ý tưởng lần nữa

cố vặn vẹo mình, vặn vẹo những ngày xưa

 

và thôi rồi vườn hoa đã lụi tàn

như một ngày nào đó vỡ giấc mơ vàng

những gẫy đổ không thể nào hàn gắn lại

là những lâu đài, những vườn tược ly tan

 

tôi vẫn nghĩ nếu như còn một giấc mơ

sẽ mặc lấy chiều xanh và đứng bên bờ

với những mầu hồng đôi môi không biết nói

cúi xuống hôn người khi chiếc bóng đi qua

 

Trần Nguyên Đán

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ký ức nhành nhành và trơn tuột / Sương đọng trên gai lá mắc võng / Khúc đời người rạn vỡ chuông ngân / Chuỗi mây bay cùng tình phơi phóng...
Lặng im / Tản thơ vi sinh / Trơ trọi nằm / Giữa dòng thời gian...
Thơ của hai thi sĩ Quảng Tánh Trần Cầm & Trần Hạ Vi...
tuyến lệ bây giờ | rừng cây đêm quên thở | con suối nằm im trong vách đá | cho đau thương chiến tranh | cho khốn cùng bên cạnh xa hoa | vài giọt hiếm hoi
Thơ của Trần Hoàng Vy, Hoàng Xuân Sơn, San Phi.
một chút lãng mạn / một chút mộng mơ / một chút buồn rầu / vơ vẩn / không đâu...
Ba thi khúc của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn...
Con cúi đầu kính lễ Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023) mang theo kho tàng trí tuệ vô tận, lòng từ bi vô biên và hùng lực vô úy đã hiện thân vào thế giới này. Từ gia tộc Phạm thế mà chủng tánh Bồ-đề đã ăn sâu trong lòng đất khô cằn nơi miền Trung nước Việt, Thầy lớn lên trong chốn Già-lam tịnh địa. Nhờ thiện căn túc thế nhiều đời, Thầy được thế phát xuất gia nhập đạo từ thuở ấu thời theo bước chân siêu tuyệt của Như Lai, “đến mà không đến, đi mà không đi.”(1) “Ba cõi bất an như nhà lửa,”(2) đất nước chìm trong chiến cuộc điêu linh, Thầy không tiêu phí tuổi thanh xuân chỉ một lòng miệt mài kinh sử. Tri thức thường nghiệm thế gian không cản nổi chí cầu trí tuệ siêu việt của người Tăng sĩ trẻ cưu mang cốt cách xuất trần thượng sĩ.
Đó là tựa đề một bài viết của nhà thơ Phan Tấn Hải, và đây là kết của bài: “Chữ nghĩa không vô ích. Chúng ta trong cõi này hãy rủ nhau làm thơ, đọc thơ, ngâm thơ, in thơ, hát thơ… Nếu chúng ta không đủ sức nương vào thơ để ngộ nhập tri kiến Phật, và nếu chúng ta cũng không có đủ sức mạnh của hát thơ để chữa sản nạn như thời Vua Hùng Vương, ít nhất thơ cũng giúp chúng ta giảm được những đau đớn của trần gian này, kể cả khi buộc phải nghe tới bốn dòng thơ ly biệt tương tự của Cha Rồng và Mẹ Tiên thời lập quốc dân tộc Việt Nam (Ta là giống Rồng / Mình là giống Tiên / Thủy thổ khắc nhau / Không ở cùng được.) Nàng thơ ơi, hãy cứu lấy trần gian này. Hãy biến tất cả những trận mưa bom trên trần gian này thành các trận mưa thơ…” (Phan Tấn Hải, Thơ sẽ chữa lành thế giới
Quờ tay chạm tháng mười hai / Nghe ta lành lạnh, nghe ngày run run...