Hôm nay,  

Quên Với Nhớ…

07/03/202500:00:00(Xem: 1874)
 
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
  
Trong cuộc sống hạn hẹp thời gian riêng tư, bỗng chợt nhớ đến một kỷ niệm đẹp sẽ vơi bớt muộn phiền khi hồi tưởng lại kỷ niệm đẹp đó. Có những kỷ niệm đẹp đến không thể nào quên nên người ta hoài niệm để trốn chạy bế tắc đang hiện tại. Tôi không nghiên cứu nhưng thỉnh thoảng đọc được những trang sách nói về tâm lý, về vô thường, lẽ vô thường trong trời đất, tôi thường đọc hết trang sách để hiểu biết thêm một khía cạnh không hiện diện nhưng hiện hữu trong đời người, trong đời sống ngày càng nhiều người bạn lớn tuổi hơn năm ngoái, năm trước nên họ thường nói, “già rồi, nhớ chi nhiều cho mệt…” Ý rằng, lớn tuổi rồi thì chuyện vui hay buồn cũng đã qua, để bụng làm gì cho khổ mình như mưa mùa trước nhiều nước hơn mưa mùa này hay mưa mùa này nhiều nước hơn mưa mùa trước cũng chẳng khác gì người yêu lần trước tha thướt hơn người yêu lần này, người yêu lần này bầy hầy hơn người yêu lần trước… thì trước sau gì cũng còn có mấy ông già ngồi cả phê tán gẫu với nhau cho hết qũy thời gian còn lại. Ai cũng nói tôi vui tính, tôi hài hước, nhưng ủ rũ được gì ngoài gương mặt xấu bẩm sinh còn xấu tệ hơn già đi chưa đủ sao lại còn buồn vu vơ…
  
Bàn cà phê sáng nay có ông bạn mới nhất của tôi nhưng lại già nhất. Ông bạn ngồi như củi mục trong rừng chưa thay lá.  Ông như hiện tượng siêu nhiên, vô nhiễm, miễm cảm với hoàn cảnh và tuổi tác làm tôi hay nghĩ đến những trang sách vô thường mà tôi từng đọc, cảnh giới vô thường không như cảnh giới siêu giàu là mua được nhiều thứ trên đời, người thấm thía vô thường không hỷ nộ ái ố như phàm tục, bình tâm trước được mất thì xá gì bon chen… Nhưng hãy nói về ông ấy đã, khá lâu rồi, tôi thấy ông vô làm thì biết là người mới nhưng không làm chung nên có gặp mặt thì chào buồi sáng nhau thôi. Lời chào buổi sáng của ông dành cho tôi chắc không vương sầu như lời chào của tôi dành cho ông vì cảm nghĩ trong tôi, “Tội nghiệp quá. Già khú còn phải đi làm.” Tôi đoán ông tám mươi tuổi là có chứ không nói thách đâu, tóc không còn được sợi nào đen, dáng ông gầy người, da trắng xanh, đi đứng chậm chạp theo tuổi tác, chỉ được ông ăn mặc tươm tất, sạch sẽ  nên dễ nhìn. Tôi buồn hiểu được chứ tôi không buồn không hiểu vì sao tôi buồn như thơ Xuân Diệu, tôi biết mình buồn vì nghĩ đến tương lai.
  
Rồi thiên biến vạn hoá còn trở ngại thì nói gì phong thủy không tai biến, sếp đưa ông đến chỗ tôi làm việc, sau hai nơi đã chê ông già yếu, chậm chạp. Tôi biết nói gì hơn là khen ông làm giỏi vì ai được khen chả cố gắng hơn để xứng đáng với lời khen, để chứng tỏ mình. Nhưng mấy ai trong trời đất biết tự lượng sức mình thì tôi là một! Lão ông này đã thành tinh, tôi mới tiểu qủy mà đòi múa rìu qua mắt thợ. Lão nói với tôi, “Anh đừng có giả vờ khen tôi giỏi cho tôi cố gắng làm việc, được mấy hôm tôi hết sức sẽ tự nghỉ việc chứ gì?!”
  
Kinh thật, tôi nói với ông, “Tôi biết rồi, biết người biết ta, bán nhà bỏ việc. Tôi xin đi chỗ khác, nhưng anh liệu kham nổi việc ở đây không?”
 
“Bố tôi sống lại cũng không nhớ hết việc ở đây, toàn máy móc với computer điều khiển. Hồi máy đứng tôi chả biết bấm nút nào cho nó chạy lại. Nó báo trục trặc gì đó trên màn hình thì có biết tiếng Anh đâu mà đọc…”
 
“Vậy anh làm ở đây là đúng việc rồi, vì tôi làm ở đây, màn hình nói gì tôi đọc được hết nhưng có hiểu gì đâu? Máy đứng thì gọi sếp, sếp đứng mỏi giò thì gọi kỹ sư. Mình đâu có ăn lương kỹ sư mà lo, sếp cũng không ăn lương kỹ sư, nên hãng này thay kỹ sư như thay áo còn đuổi việc công nhân thì hiếm như ly dị. Nên anh thấy ai cũng mấy chục năm thâm niên, chung tình với hãng đến động lòng…”
  
“Tôi không tin. Anh buông máy này bắt máy kia. Tôi đâu có mù.”
  
“Là tự anh nói anh có thị lực tốt đó nha, bây giờ tôi cần thị lực tốt của anh. Lỗi tại tôi không đọc mã số trước khi trút túi nylon ốc tán vào hộp. Hai loại ốc tán giống nhau y chang nhưng răng khác nhau, cái răng nhuyễn, cái răng thưa. Tôi trút nhầm hộp đựng rồi, bây giờ anh tỏ mắt thì ngồi lựa ra cho tôi. Mọi việc tôi lo.”
   
“…”
  
Lão vui vẻ làm việc, không một lời cự cãi. Tôi quên dặn lão thấy sếp đến thì lờ việc nhặt thóc ấy đi, giả vờ làm việc khác. Nên bà sếp đến tôi cũng không hay, bà bắt được lão đang nhặt thóc… Bà xử ngay vì tính bà cũng kỹ lưỡng lắm, “Ông phải đọc mã số trước khi cho vào hộp để xài. Ông còn phải lấy một con cũ trong hộp ra so với con mới xem có giống nhau không rồi hãy cho chung vào…”
  
“Xin lỗi bà. Tôi là người mới chưa có kinh nghiệm này. Xin cho tôi khoảng nửa giờ để lựa ra… Tôi sẽ nhớ việc này.”
  
“OK, nhưng lần sau ông phải cẩn thận.”
   …
  
Sếp đến để hỏi tôi việc hôm qua nên tôi theo bà đến nơi tôi đã làm xong cho bà lấy số liệu. Trên đường đi, bà hỏi tôi, “Ông ấy làm việc được không?”
  
“Ông này được. Để ông ấy làm với tôi, bà đừng đưa ông ấy đi đâu nữa...”
  
“Bạn chắc?”
  
“Chắc chắn. Thưa bà…”
  
“Đã hai chỗ…”
  
“Tôi biết rồi, nhưng bà nghĩ thử xem, ông ấy vừa nhận lỗi với bà, xin lỗi bà, nhưng là lỗi của tôi. Những người như thế đã rất hiếm…”
  
  
Sếp tôi cười thấu hiểu, bà hiền lắm, tốt bụng nữa. Tôi không nói chơi đâu, bà là người phụ nữ da đen thuộc loại đẹp, nhưng bà làm hãng này đã ba mươi năm rồi, không chịu đổi hình thẻ vì ba mươi năm trước bà đẹp thật. Còn lão già thấy trời gió phải xuống hầm trú ẩn để thôi gió thổi bay là đồng hương của tôi đã làm với tôi được một tuần, tới một tháng mới ghê, bây giờ là khỏi chê vì sắp giáp năm lão rồi! Ai cũng đòi lão đãi tiệc một tuổi chưa bị đuổi nhưng không ai hiểu vì sao tôi với lão lại thân nhau. Nhớ hồi quen mặt rồi nên lão cũng thích đùa, đang làm bỗng ngưng tay hỏi tôi, “Tôi hỏi anh câu này: trên người mình, cái gì khi mình nằm thì nó đứng và khi mình đứng thì nó nằm?”
   
Tôi trả lời, “Anh muốn tôi trả lời theo lớp mẫu giáo hay ngoài quán nhậu?”
  
“Nói nghe thử…”
  
“Theo lớp mẫu giáo là bàn chân của anh, còn ngoài quán nhậu là con cu của anh…”
  
“…”
  
Lão già cười như được thuốc cải tử hoàn đồng, “…tôi ít hỏi vì thấy anh bận quá, nhưng tôi nghĩ anh cũng không vừa đâu, nghe anh nói chuyện với người khác cũng vui nhộn lắm. Tôi thật là biết và thích câu đố đó từ khi còn bé, ông tôi đố tôi và tôi nhớ đến bây giờ. Không ngờ có câu trả lời khác, nghĩ cũng không sai.”
  
“Vậy là anh cũng đâu có vừa.”
  
“…”
  
Tôi thương lão giang hồ khả kính sau câu lão xin lỗi sếp chứ không nói là lỗi của tôi, dù tôi đã nói trước với lão là lỗi của tôi. Khi hỏi lão, tôi nghe câu trả lời thật huynh đệ, “Tôi là người mới, bà ấy dẫn tôi đi thử việc hai nơi đều bị từ chối. Tôi tự nói với bà ấy là tôi về, tìm việc khác. Tôi làm phiền bà ấy đủ rồi! Nhưng bà ấy là một người tốt, nghe tôi nói vậy bà bảo tôi chờ chút, có thể ra phòng ăn ngồi chờ. Chừng mười phút sau bà ấy đến phòng ăn, đưa tôi đến chỗ anh. Trên đường đi bà ấy chỉ nói với tôi về anh là người cẩn thận, làm việc với anh phải chính xác, đừng làm ẩu là được. Tôi làm với anh thấy đúng như bà sếp nói. Anh không phiền trách tôi chậm, yếu… Anh giúp tôi, chỉ tôi tận tình, thì tôi nhận một lỗi cho anh cũng đáng mà...”
  
  
Nhưng lão cũng không ngờ là lão đã làm việc với tôi được cả năm qua rồi. Bạn già tính sáng, sáng vô hãng không thấy mặt thì phải coi chừng đóng tiền mua vòng hoa, đi vườn trẻ chơi thăm nhau lần cuối. Sáng cuối tuần nào còn đi uống cà phê với lão được thì mừng cuối tuần ấy vui. Tôi bắt đầu có cảm giác thiếu lão sau giờ làm, đã về nhà, đi ra nghe tiếng dép mình rồi lại đi vào theo tiếng dép mình; những lúc đi câu một mình phải như có lão đi cùng sẽ đỡ buồn lắm nhưng lão thật là không đủ sức theo tôi đi câu cá. Đã nhiều lúc một mình nhưng tôi có cảm giác đang trò chuyện với lão - lão ngoan đồng. Nhớ những lúc đang làm lão bồng hỏi tôi, đố tôi môt câu đố vui trẻ nhỏ mà lão vui thật. Lão đố tôi: “một cây mà có năm cành/ tưới nước lại héo để dành lại tươi là gì?” Tôi trả lời rằng tôi chỉ biết “năm thằng bóp cổ một thằng” thì lão không hiểu. Nhưng hôm khác lại đố, tôi trả lời là cánh tay cho lão vui. Lão vui thật như trẻ nhỏ. Lão hưng phấn bỏ việc đang làm để đố, “trái gì trong đỏ ngoài xanh/ ăn vào mát lạnh ngọt ngay như đường?” Khi thì tỉnh giấc ngủ gục là hỏi ngay, “Con gì tám cẳng hai càng/ không đi mà lại bò ngang cả ngày…?”
  
Hầu như cả ngày lão sống với tuổi thơ, không có ông lão tám mươi trong lão. Nên tôi mừng cho lão không có buồn khổ tuổi già còn phải đi làm. Già đương nhiên chậm, yếu, nhưng lão không có bệnh nhờ tâm thoát khổ nên không sinh tâm bệnh, nhờ thân thoát tục nên không thế bệnh hay sao, cứ liu riu sống như đèn cạn dầu chờ gió đông. Lão ngày càng đậm quên quên nhớ nhớ, đôi khi không nhớ việc mới làm, điều mới nói mà nhớ chuyện đời nào. Như có lúc hỏi hồi nhỏ anh sống ở đâu lại không nhớ, những mốc thời gian quan trọng trong đời người dường như lão không nhớ chứ không phải không muốn cho ai biết như đi lính năm nào, lấy vợ năm bao nhiêu tuổi, có mấy người con… lão nhớ lung tung, không trả lời lần nào giống lần nào. Chỉ nhớ mấy câu đố tuổi thơ ở trường làng, sống và vui với những câu đố ấy.
  
Ơn lão giúp tôi hiểu thêm câu thơ vô thường mà tôi từng đọc được, “đi qua chán vạn nẻo đường/ dừng chân đứng lại vô thường sau lưng…” Vô thường huyễn hoặc, kỳ bí trong kinh sách, thơ văn nhưng sống và làm việc với người bạn nhỏ tám mươi tuổi khiến tôi bớt âu lo vô bổ như mình từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Những suy tư màu chì chứ không màu hồng như lão vì tôi thường nghĩ về chuyện xưa, quá khứ, tương lai. Tôi hình dung ra một người không nhớ gì về quá khứ thì người ấy có thực sự còn sống hay không? Hay một người biết trước tương lai thì người ấy có nên sống tiếp hay không? Tại sao chúng ta buồn về quá khứ đã qua, chúng ta sợ tương lai chưa đến và hiện tại là nhân chứng sống càng đáng sợ khi chứng kiến từng người bạn đã không còn quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ bởi một tin nhắn vừa nhận được.
  
Đúng là nhớ nhiều chi cho mệt, nhưng quên hết chắc gì có bạn đố vui để học, mới thấm thía giá trị của hiện tại…
 
Phan 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la. Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.