Hôm nay,  

Quên Với Nhớ…

07/03/202500:00:00(Xem: 1980)
 
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
  
Trong cuộc sống hạn hẹp thời gian riêng tư, bỗng chợt nhớ đến một kỷ niệm đẹp sẽ vơi bớt muộn phiền khi hồi tưởng lại kỷ niệm đẹp đó. Có những kỷ niệm đẹp đến không thể nào quên nên người ta hoài niệm để trốn chạy bế tắc đang hiện tại. Tôi không nghiên cứu nhưng thỉnh thoảng đọc được những trang sách nói về tâm lý, về vô thường, lẽ vô thường trong trời đất, tôi thường đọc hết trang sách để hiểu biết thêm một khía cạnh không hiện diện nhưng hiện hữu trong đời người, trong đời sống ngày càng nhiều người bạn lớn tuổi hơn năm ngoái, năm trước nên họ thường nói, “già rồi, nhớ chi nhiều cho mệt…” Ý rằng, lớn tuổi rồi thì chuyện vui hay buồn cũng đã qua, để bụng làm gì cho khổ mình như mưa mùa trước nhiều nước hơn mưa mùa này hay mưa mùa này nhiều nước hơn mưa mùa trước cũng chẳng khác gì người yêu lần trước tha thướt hơn người yêu lần này, người yêu lần này bầy hầy hơn người yêu lần trước… thì trước sau gì cũng còn có mấy ông già ngồi cả phê tán gẫu với nhau cho hết qũy thời gian còn lại. Ai cũng nói tôi vui tính, tôi hài hước, nhưng ủ rũ được gì ngoài gương mặt xấu bẩm sinh còn xấu tệ hơn già đi chưa đủ sao lại còn buồn vu vơ…
  
Bàn cà phê sáng nay có ông bạn mới nhất của tôi nhưng lại già nhất. Ông bạn ngồi như củi mục trong rừng chưa thay lá.  Ông như hiện tượng siêu nhiên, vô nhiễm, miễm cảm với hoàn cảnh và tuổi tác làm tôi hay nghĩ đến những trang sách vô thường mà tôi từng đọc, cảnh giới vô thường không như cảnh giới siêu giàu là mua được nhiều thứ trên đời, người thấm thía vô thường không hỷ nộ ái ố như phàm tục, bình tâm trước được mất thì xá gì bon chen… Nhưng hãy nói về ông ấy đã, khá lâu rồi, tôi thấy ông vô làm thì biết là người mới nhưng không làm chung nên có gặp mặt thì chào buồi sáng nhau thôi. Lời chào buổi sáng của ông dành cho tôi chắc không vương sầu như lời chào của tôi dành cho ông vì cảm nghĩ trong tôi, “Tội nghiệp quá. Già khú còn phải đi làm.” Tôi đoán ông tám mươi tuổi là có chứ không nói thách đâu, tóc không còn được sợi nào đen, dáng ông gầy người, da trắng xanh, đi đứng chậm chạp theo tuổi tác, chỉ được ông ăn mặc tươm tất, sạch sẽ  nên dễ nhìn. Tôi buồn hiểu được chứ tôi không buồn không hiểu vì sao tôi buồn như thơ Xuân Diệu, tôi biết mình buồn vì nghĩ đến tương lai.
  
Rồi thiên biến vạn hoá còn trở ngại thì nói gì phong thủy không tai biến, sếp đưa ông đến chỗ tôi làm việc, sau hai nơi đã chê ông già yếu, chậm chạp. Tôi biết nói gì hơn là khen ông làm giỏi vì ai được khen chả cố gắng hơn để xứng đáng với lời khen, để chứng tỏ mình. Nhưng mấy ai trong trời đất biết tự lượng sức mình thì tôi là một! Lão ông này đã thành tinh, tôi mới tiểu qủy mà đòi múa rìu qua mắt thợ. Lão nói với tôi, “Anh đừng có giả vờ khen tôi giỏi cho tôi cố gắng làm việc, được mấy hôm tôi hết sức sẽ tự nghỉ việc chứ gì?!”
  
Kinh thật, tôi nói với ông, “Tôi biết rồi, biết người biết ta, bán nhà bỏ việc. Tôi xin đi chỗ khác, nhưng anh liệu kham nổi việc ở đây không?”
 
“Bố tôi sống lại cũng không nhớ hết việc ở đây, toàn máy móc với computer điều khiển. Hồi máy đứng tôi chả biết bấm nút nào cho nó chạy lại. Nó báo trục trặc gì đó trên màn hình thì có biết tiếng Anh đâu mà đọc…”
 
“Vậy anh làm ở đây là đúng việc rồi, vì tôi làm ở đây, màn hình nói gì tôi đọc được hết nhưng có hiểu gì đâu? Máy đứng thì gọi sếp, sếp đứng mỏi giò thì gọi kỹ sư. Mình đâu có ăn lương kỹ sư mà lo, sếp cũng không ăn lương kỹ sư, nên hãng này thay kỹ sư như thay áo còn đuổi việc công nhân thì hiếm như ly dị. Nên anh thấy ai cũng mấy chục năm thâm niên, chung tình với hãng đến động lòng…”
  
“Tôi không tin. Anh buông máy này bắt máy kia. Tôi đâu có mù.”
  
“Là tự anh nói anh có thị lực tốt đó nha, bây giờ tôi cần thị lực tốt của anh. Lỗi tại tôi không đọc mã số trước khi trút túi nylon ốc tán vào hộp. Hai loại ốc tán giống nhau y chang nhưng răng khác nhau, cái răng nhuyễn, cái răng thưa. Tôi trút nhầm hộp đựng rồi, bây giờ anh tỏ mắt thì ngồi lựa ra cho tôi. Mọi việc tôi lo.”
   
“…”
  
Lão vui vẻ làm việc, không một lời cự cãi. Tôi quên dặn lão thấy sếp đến thì lờ việc nhặt thóc ấy đi, giả vờ làm việc khác. Nên bà sếp đến tôi cũng không hay, bà bắt được lão đang nhặt thóc… Bà xử ngay vì tính bà cũng kỹ lưỡng lắm, “Ông phải đọc mã số trước khi cho vào hộp để xài. Ông còn phải lấy một con cũ trong hộp ra so với con mới xem có giống nhau không rồi hãy cho chung vào…”
  
“Xin lỗi bà. Tôi là người mới chưa có kinh nghiệm này. Xin cho tôi khoảng nửa giờ để lựa ra… Tôi sẽ nhớ việc này.”
  
“OK, nhưng lần sau ông phải cẩn thận.”
   …
  
Sếp đến để hỏi tôi việc hôm qua nên tôi theo bà đến nơi tôi đã làm xong cho bà lấy số liệu. Trên đường đi, bà hỏi tôi, “Ông ấy làm việc được không?”
  
“Ông này được. Để ông ấy làm với tôi, bà đừng đưa ông ấy đi đâu nữa...”
  
“Bạn chắc?”
  
“Chắc chắn. Thưa bà…”
  
“Đã hai chỗ…”
  
“Tôi biết rồi, nhưng bà nghĩ thử xem, ông ấy vừa nhận lỗi với bà, xin lỗi bà, nhưng là lỗi của tôi. Những người như thế đã rất hiếm…”
  
  
Sếp tôi cười thấu hiểu, bà hiền lắm, tốt bụng nữa. Tôi không nói chơi đâu, bà là người phụ nữ da đen thuộc loại đẹp, nhưng bà làm hãng này đã ba mươi năm rồi, không chịu đổi hình thẻ vì ba mươi năm trước bà đẹp thật. Còn lão già thấy trời gió phải xuống hầm trú ẩn để thôi gió thổi bay là đồng hương của tôi đã làm với tôi được một tuần, tới một tháng mới ghê, bây giờ là khỏi chê vì sắp giáp năm lão rồi! Ai cũng đòi lão đãi tiệc một tuổi chưa bị đuổi nhưng không ai hiểu vì sao tôi với lão lại thân nhau. Nhớ hồi quen mặt rồi nên lão cũng thích đùa, đang làm bỗng ngưng tay hỏi tôi, “Tôi hỏi anh câu này: trên người mình, cái gì khi mình nằm thì nó đứng và khi mình đứng thì nó nằm?”
   
Tôi trả lời, “Anh muốn tôi trả lời theo lớp mẫu giáo hay ngoài quán nhậu?”
  
“Nói nghe thử…”
  
“Theo lớp mẫu giáo là bàn chân của anh, còn ngoài quán nhậu là con cu của anh…”
  
“…”
  
Lão già cười như được thuốc cải tử hoàn đồng, “…tôi ít hỏi vì thấy anh bận quá, nhưng tôi nghĩ anh cũng không vừa đâu, nghe anh nói chuyện với người khác cũng vui nhộn lắm. Tôi thật là biết và thích câu đố đó từ khi còn bé, ông tôi đố tôi và tôi nhớ đến bây giờ. Không ngờ có câu trả lời khác, nghĩ cũng không sai.”
  
“Vậy là anh cũng đâu có vừa.”
  
“…”
  
Tôi thương lão giang hồ khả kính sau câu lão xin lỗi sếp chứ không nói là lỗi của tôi, dù tôi đã nói trước với lão là lỗi của tôi. Khi hỏi lão, tôi nghe câu trả lời thật huynh đệ, “Tôi là người mới, bà ấy dẫn tôi đi thử việc hai nơi đều bị từ chối. Tôi tự nói với bà ấy là tôi về, tìm việc khác. Tôi làm phiền bà ấy đủ rồi! Nhưng bà ấy là một người tốt, nghe tôi nói vậy bà bảo tôi chờ chút, có thể ra phòng ăn ngồi chờ. Chừng mười phút sau bà ấy đến phòng ăn, đưa tôi đến chỗ anh. Trên đường đi bà ấy chỉ nói với tôi về anh là người cẩn thận, làm việc với anh phải chính xác, đừng làm ẩu là được. Tôi làm với anh thấy đúng như bà sếp nói. Anh không phiền trách tôi chậm, yếu… Anh giúp tôi, chỉ tôi tận tình, thì tôi nhận một lỗi cho anh cũng đáng mà...”
  
  
Nhưng lão cũng không ngờ là lão đã làm việc với tôi được cả năm qua rồi. Bạn già tính sáng, sáng vô hãng không thấy mặt thì phải coi chừng đóng tiền mua vòng hoa, đi vườn trẻ chơi thăm nhau lần cuối. Sáng cuối tuần nào còn đi uống cà phê với lão được thì mừng cuối tuần ấy vui. Tôi bắt đầu có cảm giác thiếu lão sau giờ làm, đã về nhà, đi ra nghe tiếng dép mình rồi lại đi vào theo tiếng dép mình; những lúc đi câu một mình phải như có lão đi cùng sẽ đỡ buồn lắm nhưng lão thật là không đủ sức theo tôi đi câu cá. Đã nhiều lúc một mình nhưng tôi có cảm giác đang trò chuyện với lão - lão ngoan đồng. Nhớ những lúc đang làm lão bồng hỏi tôi, đố tôi môt câu đố vui trẻ nhỏ mà lão vui thật. Lão đố tôi: “một cây mà có năm cành/ tưới nước lại héo để dành lại tươi là gì?” Tôi trả lời rằng tôi chỉ biết “năm thằng bóp cổ một thằng” thì lão không hiểu. Nhưng hôm khác lại đố, tôi trả lời là cánh tay cho lão vui. Lão vui thật như trẻ nhỏ. Lão hưng phấn bỏ việc đang làm để đố, “trái gì trong đỏ ngoài xanh/ ăn vào mát lạnh ngọt ngay như đường?” Khi thì tỉnh giấc ngủ gục là hỏi ngay, “Con gì tám cẳng hai càng/ không đi mà lại bò ngang cả ngày…?”
  
Hầu như cả ngày lão sống với tuổi thơ, không có ông lão tám mươi trong lão. Nên tôi mừng cho lão không có buồn khổ tuổi già còn phải đi làm. Già đương nhiên chậm, yếu, nhưng lão không có bệnh nhờ tâm thoát khổ nên không sinh tâm bệnh, nhờ thân thoát tục nên không thế bệnh hay sao, cứ liu riu sống như đèn cạn dầu chờ gió đông. Lão ngày càng đậm quên quên nhớ nhớ, đôi khi không nhớ việc mới làm, điều mới nói mà nhớ chuyện đời nào. Như có lúc hỏi hồi nhỏ anh sống ở đâu lại không nhớ, những mốc thời gian quan trọng trong đời người dường như lão không nhớ chứ không phải không muốn cho ai biết như đi lính năm nào, lấy vợ năm bao nhiêu tuổi, có mấy người con… lão nhớ lung tung, không trả lời lần nào giống lần nào. Chỉ nhớ mấy câu đố tuổi thơ ở trường làng, sống và vui với những câu đố ấy.
  
Ơn lão giúp tôi hiểu thêm câu thơ vô thường mà tôi từng đọc được, “đi qua chán vạn nẻo đường/ dừng chân đứng lại vô thường sau lưng…” Vô thường huyễn hoặc, kỳ bí trong kinh sách, thơ văn nhưng sống và làm việc với người bạn nhỏ tám mươi tuổi khiến tôi bớt âu lo vô bổ như mình từ đâu đến, rồi sẽ đi về đâu? Những suy tư màu chì chứ không màu hồng như lão vì tôi thường nghĩ về chuyện xưa, quá khứ, tương lai. Tôi hình dung ra một người không nhớ gì về quá khứ thì người ấy có thực sự còn sống hay không? Hay một người biết trước tương lai thì người ấy có nên sống tiếp hay không? Tại sao chúng ta buồn về quá khứ đã qua, chúng ta sợ tương lai chưa đến và hiện tại là nhân chứng sống càng đáng sợ khi chứng kiến từng người bạn đã không còn quá khứ, hiện tại, tương lai chỉ bởi một tin nhắn vừa nhận được.
  
Đúng là nhớ nhiều chi cho mệt, nhưng quên hết chắc gì có bạn đố vui để học, mới thấm thía giá trị của hiện tại…
 
Phan 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phải chi khách đến thăm vườn hồng hơn trăm giống quý đủ màu sắc của ông Chu hằng ngày là khách mua hoa thì chắc thu nhập của gia đình ông đỡ hơn. Ông nghèo, nhưng cái máu nghệ sĩ của ông lại mạnh mẽ hơn chuyện tiền bạc, lại gặp bà vợ hết mực chiều chồng, nên cứ nghe đâu có giống hồng lạ là bằng mọi cách phải có cho bằng được. Năm ba ký gạo đắp đổi hằng ngày đã khó, mà có những giống người ta đổi cả tấn lúa ông cũng lắc đầu.
Không nhớ từ bao giờ đã không còn ngồi xuống bàn trà, tay bốc miếng mứt hạt sen bỏ vô miệng, vị ngọt tươm ra không quá gắt như ăn miếng mứt bí, vị ngọt nhẹ, thanh, kích thích vị giác bởi hương sen quyện ngọt điệu đà, tới khi nhai cái hạt sen đã ấm ấm trong miệng nên không còn cứng cũng không quá mềm như khoai lang luộc. Độ dẻo của hạt sen khi đã sên mứt rất mê hoặc và cũng đâu có gì vội để nuốt đi cho mau, cứ ngậm mà nghe hương vị đất trời tinh khiết của hương sen xông lên khoang mũi làm cho người thưởng thức lâng lâng cảm giác xuân đã về. Có thể nói món gì có hạt sen góp mặt cũng ngon như món vịt tiềm có nhân bên trong là thịt bằm, nấm mèo, táo tàu, gia vị nhiều thứ, nhưng những hạt sen luôn khêu gợi những đôi đũa gắp vì hấp dẫn và ngon lạ miệng. Nhưng đã nhiều năm không ăn mứt hạt sen sao vẫn nhớ khá rõ hương vị độc đáo của hạt sen trong món ngọt ăn chơi ngày tết, hay món mặn ăn tiệc đều ngon.
Cậu Hà người Bắc di cư năm 1954, cậu di cư có một thân một mình khi còn trẻ, nên cậu cũng không có nhiều phương tiện được học hành nhiều. Khi lớn lên ở miền Nam, lối chừng 19, 20 tuổi khoảng năm 1965-1966, cậu từ giã học đường đăng lính, cậu đi lính Việt Nam Cộng Hòa ngành Biệt Động Quân. Sau chuyển qua Thám Báo. Cậu đóng quân như ở miền đồng ruộng, lúc bấy giờ còn loáng thoáng xa xa, ít dân cư, tiếp giáp một bên Đồng Ông Cộ, miệt Gò Vấp, Gia Định.
Chị nhớ lại, vào một buổi sáng ngày cuối tháng 1 năm 1973, khi Chị đi lấy bản tin ở bên Macv về cho AP, chị thấy sao hôm nay văn phòng đông thế. Ký giả của AP và cả của NBC News bên cạnh cũng chạy qua chạy lại, Chị nghe ông chánh văn phòng nói: Viêt Nam sắp ngưng bắn rồi, sắp hòa bình rồi…” Văn phòng Associated Press xôn xao, từ ông chánh văn phòng đến các ký giả, nhân viên của AP đều hứng khởi với cái tin “Nóng bỏng” này. Chị thấy các phóng viên của các hãng thông tấn, hãng truyền hình ngoại quốc chạy hối hả sang nhau và chạy qua cả đài phát thanh Quân Đội Việt Nam để cập nhật tin tức viết bài…
Chị đi bằng xe hàng. Là dân Đà Lạt gốc Huế nên chị gọi xe đò là “xe hàng”. Đi xe hàng, tức là xe đò, là xe chở người và cả hàng chứ không chở riêng hàng. Tiếng Việt hay như vậy đó! Đến Gò Công rồi đi xe lam vào Đồng Nguơn. Ấp Đồng Nguơn. Không phải đây là lần đầu tiên chị được thấy cảnh đồng quê. Đồng quê miền nam hầu như đâu đâu cũng giống nhau. Nhưng có đi nhiều mới thấy mỗi nơi có một chút khác. Phải thế không? Hay chính là cảm giác của chị mỗi lần một khác?
Tôi ước mơ có một ngày nào đó, khi thanh bình thật sự trở về trên nước VN, khi chính thể CS hoàn toàn tan rã, khi con người công chính trở lại làm nền tảng trong xã hội mới, chúng ta sẽ trở về, những ngưới bạn từ thời xa xưa, cùng nhau làm lại một bữa tiệc Tất Niên, mời vong linh các thầy, các bạn, các anh em đồng đội đã chết trong khói lửa chinh chiến, trong các biến cố tang thương của đất nước, trong các trại tù, trên biển…cùng nhập tiệc. Kẻ đang sống cùng người thiên cổ bên cạnh nhau hoài niệm đến một miền thùy dương ngọt ngào nhân tính, một ngôi trường thân yêu giàu truyền thống giáo dục và y đức, một thành phố mến yêu thơ mộng. Để nghe những người quá cố tâm sự về cái chết oan khiên của mình. Được như vậy, hương hồn các vị đó sẽ sớm được siêu thoát và vĩnh viễn an nghỉ chốn nghìn thu. Và chúng ta đây giảm khắc khoải đau thương…
Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand. Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả
Hỏi thăm ông Hai bán hoa lay-ơn gốc Bình Kiến, nhiều người ngơ ngác hỏi nhau. Tôi lại rảo qua thêm mấy vòng chợ hoa, cũng vừa đi tìm ông Hai, cũng vừa ngắm hoa và ngắm những chậu bonsai bày bán cuối năm, cũng tìm lại mình của gần 20 năm trước, năm nào cũng cứ vào những ngày này, tôi theo ba tôi hóng gió đón sương không hề chợp mắt cùng gian hàng cây kiểng rất bề thế của ba ở đây.
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày tết", mà là những ngày cận tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày xuân trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với má, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Người ta được nuôi lớn không chỉ bằng thức ăn, mà còn ở lời ru, tiếng hát, và những câu chuyện kể. Chú bé cháu của bà thích được bà ôm vác, gối đầu lên vai bà. Có khi bà mở nhạc từ chiếc nôi cho chú nghe thay cho lời hát, chiếc nôi chú bé đã nằm khi mới lọt lòng mẹ. Có khi bà hát. Bà không ru à ơi, nhưng âm điệu dân gian len vào trong từng lời hát. Chú bé mãi rồi ghiền nghe giọng hát của bà.
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.