Hôm nay,  

Bôi trơn

07/03/202409:58:00(Xem: 1445)
Truyện

couple-in-love

Như  Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô. Cô còn độc thân, chắc có lẽ thời gian qua như "cơn gió", làm tuổi thiếu nữ, tuổi thanh xuân, của cô trôi qua vùn vụt. Đến khi trên ba mươi, nhìn lại, cô tặc lưỡi. Chết cha, mình ế rồi chắc. Chữ ế nói ra là một quê độ, vì người con gái nào có nhan sắc, có duyên, khoảng từ hai mươi trở lên chút xíu là có người đã "rước nàng về dinh" rồi, đâu có để đến tuổi ba mươi rồi bốn mươi trôi qua lẹ làng như vậy.
    Nhưng khi nàng bốn lăm thì duyên lại đến, nàng gặp được chàng trên phây và hai người làm quen. Một thời gian sau thì có mòi lưu luyến. Chàng giới thiệu, anh là Phách, cũng già rồi, trên năm mươi. Đã dang dở một lần. Bây giờ thì độc thân thứ thiệt, và anh muốn cùng em chia ngọt xẻ bùi, cùng nhau an hưởng hạnh phúc những tháng ngày còn lại.
     Thế là hai người hẹn hò nhau "cái rụp" rồi đi đến hôn nhân.
    Hôn nhân trên giấy tờ chớ không nổi đình nổi đám như những cặp vợ chồng khác. Như Ý từ một tiểu bang xa, mua vé máy bay hãng Nothwest về nơi chàng ở. Chàng "đón nàng về dinh" trên chiếc Toyota  Camry 2005, cũng còn chạy tốt. Cả hai ôm nhau ở phi trường, rồi chàng cầm tay nàng dắt đi, như một "người tình trăm năm", nhưng thật ra là họ chỉ mới quen nhau trong ba tháng.
    Thật nàng cũng bạo, nàng coi như đánh canh bạc cuối của cuộc đời, là giao tấm thân cho chàng "quản". Cái ngọc ngà quí báu nhất đời của người con gái suốt hơn bốn mươi năm, nàng khư khư giữ lấy, để đến ngày hôm nay nàng giao cho chàng, cái của quí, là cái "ngàn vàng". Gọi là trao cho chàng "ngàn vàng" mà thật ra chàng chưa cầm trên tay một li, một chỉ vàng nào của nàng. Nói vậy cũng bất công, vì chàng là một đấng trượng phu, nam nhi chi chí, là đã đặt mua sẳn tặng nàng (và chàng) 2 chiếc nhẫn cưới và một chiếc nhẫn hột xoàn mấy ca ra, giá mấy ngàn đô la chớ bộ. Phách cũng đánh canh bài chót của đời mình. Là "đưa nàng về dinh" thật sự.

*

Đêm, mới thật là lấn cấn. Dĩ nhiên quen nhau 3 tháng nhưng chỉ quen nhau trên phone, chưa đầu ấp tay gối, má kề má, môi kề môi, nên hai người còn giữ kẻ quá mức. Phách thì đã trải từ năm mười tám tuổi, trong một "động" tại Sài Gòn, hẽm Lê Văn Duyệt. Hồi đó chàng đang đi học, với tuổi trẻ ngồn ngộn, chàng không biết tại sao ở tuổi này, chẳng ai dạy mà với sinh lực tràn đầy, chàng thấy thân xác mình đòi hỏi quá mức. Những buổi đi học về trên con đường Lê Văn Duyệt này, Phách nhìn những người đàn bà, những thanh niên, những trẻ con, họ đứng từng tốp hai ba người, bốn năm người, chỉ trỏ, ngoắc tay, mời chào, vô chơi đi anh, có em mới, em mới.
    Phách thật sự ngu ngơ, nhưng anh cũng biết nơi đây là động, là xóm gái, hay nói trắng ra là động đĩ. Anh ngập ngừng, suy nghĩ, rồi suy nghĩ, ngập ngừng. Có một cái gì đó hối thúc anh mạnh mẽ xông lên, đó là sức bật của tuổi trẻ. Những thèm muốn khát khao một người nữ, một người khác phái. Cho đến một hôm cái dồn nén đó vở bùng ra, Phách đạp chiếc xe đạp sinh viên, quẹo vào con hẽm đó, và anh đã được một "chị em ta", bóc vỏ, mà anh không biết. Anh run rẩy về chuyện đó suốt mấy tuần, mấy tháng, cho đến ngày anh "lên xe bông."
    Đến bây giờ thì anh có Như Ý, nhưng Phách là người đàn ông nhút nhát, nên anh chỉ có trong ý nghĩ mình nhiều hơn là hành động. Với trường hợp này anh trở nên lúng túng...Em nói em nguyên si, em còn rin, thì anh biết vậy...Chứ thật sự anh cũng chưa trải qua, với người đàn bà đầu tiên, gọi là đầu ấp tay gối, anh cũng chập choạng trong bóng đêm mờ ảo, anh không biết rõ thực hư thế nào? Cho nên anh phải vượt qua như thế nào và ra sao đây?
    Anh nhờ một người bạn thân góp ý, người bạn nói:
    –  Ông phải về mua thuốc bôi trơn đi.
    –  Bôi trơn là thuốc gì?
    Người bạn chữi thề, rồi giải thích thêm:
    –  Đ. me! Ông ngu bỏ xừ. Ra ngoài tiệm thuốc tây hỏi loại kem bôi trơn, đó là loại làm cho ông và bà đầu xuôi đuôi lọt.
    Anh cũng hiểu lờ mờ, mơ hồ. Bôi trơn, bôi trơn...
 
*
 
Phách lại nhớ những ngày còn ở VN, ngày anh hành nghề sửa xe đạp lề đường.
    Mỗi lần có xe khách đem đến sửa xe thì mừng không thể tả. Có thể kiếm vài đồng để mua lát cá, củ khoai hay lon gạo. Sửa xe đạp lề đường thường vá ruột hay bơm xe là nhiều nhất. Vì đường sá lởm chởm đá, đầy đinh, thép gai, nên với những chiếc vỏ xe, do các nhà sản xuất tự biên tự diễn "dỏm", của các chú ba tàu Chợ Lớn, cũng dỏm như vậy, nên chuyện lủng ruột, bể ruột xe hay xì hơi là chuyện thường xảy ra.

    Phách làm ăn qua ngày đoạn tháng kiếm bạc cắc nuôi thân. Đắt khách nhất là bơm và vá ruột xe. Nhưng những sửa chữa này, kiếm không được bao nhiêu, một vài đồng là cùng. Có nhiều xe đạp bị hư sên, hư líp, hay bể bạt đạn. Sên, líp, bạt đạn khô dầu mỡ khiến xe đạp, đạp nghe ken két, nặng chình chịch như có người kéo ghì lại phía sau. Nếu xe bị bể bạt đạn là xe phải sửa bạo, có khi phải thay bi bạt đạn, điều này phải vô mỡ để  bôi trơn bi. Sên, líp cũng thế, vô dầu mỡ thì xe đạp mới chạy ngon lành được, đạp mới nhẹ được.
    Sau này, khi Phách về thăm Việt Nam, một người em họ có đứa con học trường sư phạm Nha Trang, ra trường hạng giỏi, mà không nơi nào chịu nhận cho đi dạy. Đứa em loay hoay khổ sở vì đã bỏ công sức, tiền bạc cho con ăn học ba, bốn năm, mà bây giờ ở nhà, coi như vô công rổi nghề. Thất nghiệp.
    Đứa em đã nghỉ hưu, sau gần 30 năm phục vụ trong ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa, chàng ta đã làm qua Ban Tổ Chức thuộc phòng giáo dục thị xã, nên chàng ta có một thời hét ra lửa, khẹt ra khói. Mỗi giáo sinh mới ra trường, đều do một tay chàng ta sắp xếp, và, muốn được dạy, nhiệm sở thị xã hay gần nhà, phải lót tay bao nhiêu? bao nhiêu cho chàng và cho các ban bệ...??? Đó gọi là lệ phí bôi trơn. Bôi trơn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trung ương đến địa phương, từ các cấp tỉnh, huyện, thị xã, thôn. Người nào muốn được chức trọng, quyền cao, thì đều phải có lệ phí bôi trơn này. Từ "bôi trơn" tiếp nối cho từ "chạy" ngày trước, đọc lên nghe ngồ ngộ, nhưng nghe dí dỏm và thực tế hơn.
     (Phách lại nhớ đến những ngày sửa xe đạp lề đường, ngày ngày phải dùng dầu mỡ bôi trơn bao nhiêu sên, líp, bạt đạn...mà có được hưởng gì đâu)
    Từ "chạy" đã có từ lâu, hồi chế độ cũ. "Chạy" từ tông tông để được làm tỉnh trưởng, "chạy" từ thủ tướng để được làm quận trưởng. Mọi đường dây để chạy đều được lên liếp, để các lãnh đạo hưởng lợi, không giẫm chân lên nhau.  Các Ty, Sở, Giám đốc Sở, Chánh văn phòng đều "chạy"...Rồi, sĩ quan, lính tráng khi bị đi lính, ra trường, muốn được ở các ngành nghề không tác chiến, mà có ăn, như quân nhu, quân cụ...hay không tác chiến mà được ở văn phòng cho yên ổn tấm thân, khỏi làm mồi cho bom đạn, cũng "chạy". Lính lác thì chạy vào chỗ yên thân, tránh hòn tên, mũi đạn...Lệ phí chạy bao nhiêu, đều có một "ba rêm" sẳn, bất thành văn. Thêm, bớt tùy theo cấp trên ban xuống.
    Đến sau bảy lăm, khi chế độ mới tiếp thu, thì từ bôi trơn được thịnh hành nhiều. Để rỏ nghĩa hơn, nhiều tay "cò" còn thêm là "lệ phí bôi trơn", nghe cũng đúng, sát nghĩa. Nghĩa là, đó là tiền bỏ ra cho các quan chức, cho mọi công việc êm xuôi trót lọt.
    Trở lại, đứa em phải chi cho chuyện bôi trơn, để đứa con được bổ đi dạy, dù là ở vùng cao, vùng xa, một số tiền khá lớn. Dĩ nhiên cũng đúng thôi, nó đã thu tiền bôi trơn của người khác ngày còn tại chức, thì bây giờ phải nhả ra. Luật đời là thế đó.
 
 *
 
Và bây giờ thì Phách phải tìm thuốc bôi trơn cho chuyện phòng the của mình, với cô vợ mới, tuy qua thời xuân sắc, nhưng vẫn còn gin.
    Phách ra Target hỏi cô dược sĩ Việt Nam, tuy cũng ngượng chín người, nhưng nghĩ đến chuyện tối hôm qua, chàng quyết chí vượt qua rào cản mắc cở. Vì tối hôm qua, khi chàng để vào, Như Ý nhăn mặt, la lên:
    –  Ui, ui, từ từ anh, nhè nhẹ anh, đau em quá!
    Phách biết như vậy là thất bại, nên đành "rút quân".
    Anh nói:
    –  Thôi em nghỉ đi, nằm gối đầu lên tay anh mà ngủ. Mới lần đầu nên đau là chuyện thường. Để mai anh đi mua thuốc bôi trơn.
    Như Ý đang lơ mơ gối đầu lên tay anh, nghe anh nói thế, nàng dẫy nẫy lên:
    –  Anh nói gì, thuốc bôi trơn là gì?
    Sợ lộ bí mật, nói ra làm nàng mắc cở và tự ái, nên Phách dấu nhẹm đi:
    –  Đâu có gì, chuyện vớ vẩn thôi mà.
    Thế là hôm nay anh bí mật đến Pharmacy Target.
    Tối đó, anh thành công trong cuộc chinh phục, lấy đi báu vật đầu đời của Như Ý.
    Phách cầm tay nàng để lên môi hôn và hỏi:
    –  Em yêu, em thấy thế nào?
    Nàng trả lời vui:
    –  Tốt thôi.
    Rồi vít cổ anh xuống.
    Phách nghĩ và cười thầm, bôi trơn, ở đâu và lúc nào cũng tiện lợi cả.
 

– Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.