Hôm nay,  

Chuyện tình thời xa vắng

25/02/202406:54:00(Xem: 1555)
Truyện

Trường_Đại_học_Sư_phạm_Huế

Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi.
    Hôm rồi, cả nhà qua quận Tư ăn đám giỗ bà tôi. Không thấy chú Hải (miền Trung gọi là dượng, chồng cô Tư) sang. Ai cũng hỏi chú Hải đâu, mà chỉ có cô Tư qua? Thường đi đâu chú Hải cũng làm tài xế riêng đưa đón không công, kể từ hồi sinh viên của cô Tư đến giờ.
    Cô Tư tủm tỉm cười. “Ổng lẫy rồi”. Chú Hải lẫy, là dỗi, giận luôn cả cô Năm Huệ, chú Sáu Hạnh (em cô Tư). Nên giỗ năm trước không sang, giỗ năm nay cũng vắng bặt luôn!
    Số là cô Tư thời học trường Đồng Khánh có người yêu bên Quốc Học tên chú là Biên Thùy thường ghé nhà đưa đón cô Tư đi học. Mặc dù nhà chú Thùy ở trái đường tuốc luốc bên Phú Cam (phía nam sông Hương). Mà cô Tư thì ở trong Thành Nội (phía bắc sông Hương), vậy mà bất kể sáng chiều chú Thùy cũng có mặt đưa rước chăm chỉ như ông bố trẻ chăm con. Khi bà tôi mất, năm 1978, hậu chiến kỳ này xe cộ mua vé đã khó huống gì điều xe đi đưa đám. Nhà chú Thùy điều kiện, có ô tô nên chú điều xe tới để đưa bà tôi về nơi an nghỉ, chú ghé vai lo việc tang chế cho bà tôi chu đáo. Vì điều này, cô Tư tôi khắc ghi trong lòng với sự trân quý và biết ơn!
    Sau khi thi xong tú tài thì cô Tư khăn gói vào Sài Gòn học tiếp Đại học văn khoa. Rồi cô đi làm. Lúc này chúng tôi còn quá nhỏ nên những chuyện của người lớn trong gia đình nghe câu được câu chăng. Sau này thấy cô Tư lập gia đình với chú Hải (người Sài Gòn) gia đình cô sống ở ở quận 7. Còn chú Thùy cũng đã yên bề gia thất và sống ở Singapore. (nguyên nhân xa nhau cô chưa kể, phần này chưa khai thác được, hẹn đám giỗ bà năm sau sẽ khai thác tiếp).
    Cô Tư có lối kể chuyện gì cũng có phong thái hài hước lắm. Mặt cô tỉnh rụi nhưng người nghe thì ôm bụng cười lăn. Cô kể năm ngoái, chú Hải bảo cô bán nhà bên quận 7 để về Nhà Bè mua đất cất nhà cho rộng để nuôi chó cảnh. Nuôi chơi thôi! Cô bảo trong nhà giờ lên đến 18 con: chó to có, nhỏ có, đực có, cái có, nhà rộn ràng vì chó. Mà ông Hải để nuôi chứ cho ông cũng không cho, mà bán, ông cũng không bán. Ba năm trước có hai con nhỏ mới sinh cô lén đem cho người ta. Cô bảo ổng về kiếm hai con nhỏ hỏng ra vậy là ổng chửi hai năm. Cô Tư kể, vẻ mặt tỉnh rụi mà bà con ai cũng cười.
    Nguyên nhân chú Hải lẫy là cách nay 20 năm chú Thùy (bồ cũ của cô) ở bên Sing ốm nặng thập tử nhất sinh, ổng bảo với bà vợ là nguyện vọng cuối cùng cho ổng gặp lại cô Tư tôi một lần. Thế là bà vợ chú Thùy gọi điện khẩn thiết mời cô Tư qua Sing thăm chú Thùy lần chót. Qua gặp, cô cầm tay dặn dò, động viên ráng cho mau khỏe, không biết chú Thùy có nghe thấy gì không? Gặp cô Tư xong thì chú Thùy ngước nhìn cô Tư lần cuối xong gật đầu và nhắm mắt ngủ luôn giấc ngủ ngàn thu.
    Cô Tư bảo nghĩa tử là nghĩa tận, cô nghĩ ơn nghĩa ngày xưa còn đó, lúc chú điều xe lo tang lễ cho bà, cô vẫn nhớ. Nên bằng mọi giá phải qua thăm ổng lần chót, gặp cô xong có lẽ ổng đi thanh thản. Không biết cô nói dối cách nào để đi (chưa kể chi tiết, sẽ khai thác dịp sau) chứ chẳng lẽ lại bảo chồng là : Ông để cho tui đi thăm bồ cũ à! (dù ổng đang hấp hối.)
    Sau này không biết vì sao chú Hải chồng cô Tư biết được, vậy là từ đó đến giờ ông vẫn âm ỉ ghen. Cô Năm bảo: “Khiếp ghen gì ghen tới 20 năm sau vậy!” Lần đó nghe đâu chú Hải lên tra khảo, cô Năm và mấy cô chú trong nhà. Ý chú Hải là: “Sao mấy người lại toa rập bao che để cô Tư đi thăm người yêu cũ.” Thế là chú Hải la toáng lên gây lộn mấy cô em vợ xong là giận một mạch từ đó đến giờ.
    Nhưng có ai nói gì chú Hải là Cô Tư cũng bênh chú chằm chặp à! Cô Bảo vậy chứ thương cô Tư lắm. Cô Tư đòi gì cũng mua, đi đâu cũng chở đi. Áo dài cái 2 triệu rưỡi cô nói mua là chú chở cô đi mua liền không chần chừ gì ráo. Cô Tư bảo: “Ổng ghen vậy chứ ổng tốt lắm”.
    À thì hóa ra đôi khi người ta có những hờn dỗi, ghen tương, những khúc mắc nho nhỏ vậy cho tình yêu thêm gia vị. Chứ họ dính nhau như sam, có cãi nhau cũng không rời nhau được bởi vậy mới nói nói dù khắc nhau vẫn cần nhau và vẫn bên nhau đến già. Cô Tư tôi năm nay đã ngoài 70, chú Hải thì 78 tuổi. Con cái đã trưởng thành và đã định cư ở hải ngoại, nhà chỉ còn hai ông bà già. Con gái bảo lãnh rồi nhưng chú Hải không chịu đi, chú thích ở nhà nuôi chó chơi và nhậu với mấy người bạn tâm giao đâu đó hoặc với xóm giềng.
    Mấy người tiếp tục chọc cô là: nay 70 mà tướng tá còn ngon, huống gì cách nay 20 năm mới 50 tuổi đi thăm người yêu cũ bị chồng ghen là đúng rồi. Cô Tư nheo mắt cười khùng khục. Cô còn kể là tao có viết một bài với tựa: Người Tình Không Chân Dung, viết xong để đâu đó, chú Hải đọc được, chú lại ghen nữa. Cô Năm bảo: “Viết gì có chữ người Tình thì lo mà xé đi chứ ai lại sơ suất cho chồng thấy”.
    Cô Tư bảo: “Tao viết ra mắc chi tao xé!” À có vẻ cũng chọc chơi ông Hải đây, “trơ gan cùng tuế nguyệt" ra phết!
    Tư lại cười, nụ cười hạnh phúc luôn đọng trên môi.

– Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.