Hôm nay,  

Mùa xuân tưởng niệm một vầng hào quang rạng rỡ

31/01/202411:15:00(Xem: 1057)
Tạp bút

qtrung
Hoàng đế Quang Trung.

Thôi thôi, thôi việc đã rồi,

Trăm ngàn hãy cứ trách bồi vào ta.

Nay mai dọn lại nước nhà,

Bia nghè lại dựng trên tòa muôn dân.

(Thơ của vua Quang Trung, theo sử liệu của tác giả Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm)

 

Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn:
 
… Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ,
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang
Máu nhơ bẩn, muôn đời không rửa sạch…
 
Hận thù Nam Bắc và thù nghịch của hai chúa hai miền kéo dài. Cho đến khi Nguyễn Huệ dấy binh, ông là người xóa bỏ được cái giới tuyến đau thương ấy.
    Tháng 5 năm 1786 Nguyễn Huệ vẫn đóng quân ở Phú Xuân cuối tháng 6 năm 1786 ông ra Bắc dẹp họ Trịnh vì họ Trịnh chuyên quyền áp chế vua Lê. Mùa thu cùng năm ông trở về Phú Xuân để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Hà.
    Sau này Nguyễn Hữu Chỉnh cũng chuyên quyền và muốn lập lại căn cứ sông Gianh, để chia vùng với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ liền cử tướng Vũ Văn Nhậm ra phế bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh. Trừ xong giặc thì Vũ Văn Nhậm lại chuyên quyền. Tháng 4 năm 1788 chính Nguyễn Huệ tự thân ra Bắc Hà lần nữa, để trả thù Vũ Văn Nhậm là trả lại quyển uy cho vua Lê Hiển Tông.
    Xin đi lùi lại 2 năm trước, là năm 1786, lần đầu Nguyễn Huệ ra Bắc phò Lê diệt Trịnh, ông đã đẹp duyên cùng công chúa Ngọc Hân, con gái thứ 9 của vua Lê, tuổi vừa đôi tám, tính nết đoan trang đẹp người, lại văn hay chữ tốt. Tiệc cưới của hai người rất long trọng, cả hai đều thông minh và hòa hợp. Ngay sau ngày tân hôn, Ngọc Hân về sống với Nguyễn Huệ ở bên phủ chúa, tạm thời là dinh cơ của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ có hỏi thăm Ngọc Hân về tính nết của các hoàng thân. Ngọc Hân sợ cháu là Lê Duy Kỳ (tức vua Chiêu Thống) dành mất ngôi của anh ruột là Sùng Nhượng Công nên Ngọc Hân nói với Nguyễn Huệ là « nhân phẩm của Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ cũng tầm thường ». Sau đó, chẳng may vua Lê hấp hối, triều đình bèn lập Hoàng Tự Tôn lên ngôi, và sai người sang trình ý kiến với Nguyễn Huệ nhưng ông không tán thành. Rồi không hiểu sao mà đình thần biết ý kiến của Nguyễn Huệ là do công chúa Ngọc Hân mách bảo, cả triều thần liền triệu Ngọc Hân về áp đảo và mắng mỏ, đe dọa khai trừ, Ngọc Hân về năn nỉ khóc lóc, Nguyễn Huệ cực chẳng đã vì vợ mà chấp nhận việc Hoàng Tự Tôn Lê Chiêu Thống lên ngôi.
    Sau này, hai năm sau khi Ngọc Hân và Nguyễn Huệ đã an ổn sum họp ở Phú Xuân, thì cuối năm 1788, theo lời cầu viện cầu cứu của vua Lê Chiêu Thống, quân Tàu Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến đánh Bắc Hà, giặc tràn qua biên giới phía Bắc, tràn xuống chiếm kinh đô Thăng Long. Các tùy tướng của Nguyễn Huệ còn ở lại Bắc Hà chống trả giặc phương Bắc không nổi. Phải lui dần về Tam Điệp, Thanh Hóa.
    Trong một ngày cuối năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân, nhận được tin cấp báo và cầu cứu của Ngô Văn Sở. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, để danh chính ngôn thuận, lấy hiệu là Quang Trung, ngài chính danh cầm quân đi dẹp loạn (theo Lê Quí Kỷ Sự).
    Lên ngôi vua xong, Nguyễn Huệ tập hợp quân lính và truyền lệnh tiến ra Bắc Hà. Vừa đi ngài vừa dừng quân ở dọc đường (Nghệ An) để chiêu mộ thêm binh lính. Lòng dân tiếp ứng ồ ạt, nhưng quân số ngài tuyển dụng vội vàng cũng chỉ có 8 vạn người trong khi quân Thanh ào ạt tràn sang xâm chiếm nước ta có tới 20 vạn dưới sự thống lĩnh của Tôn Sĩ Nghị. Với khí thế anh hùng, có tiến quân vội vàng, nhưng ngày 20-12-1788 nhà vua cho dừng quân lại ăn tết trước, ngài họp bàn chiến sự chiến lược với Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Nguyễn Huệ cho quân ăn tết trước, ăn tết nguyên đán ở chân núi Tam Điệp. Trước giờ ra quân, ngài hẹn với quân sĩ, trễ lắm là ngày mùng 7 tết thầy trò sẽ vào thành Thăng Long ăn tết lớn. Ngài nói với binh lính dưới trướng rằng:
    « … Thề, mặc chiến bào ra trận dẹp loạn phải mang chiến thắng về cho đất nước, cho toàn dân ». (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập).
    Đúng ngày 30 cuối năm Mậu Thân 1788, ngài ra lệnh xuất quân với kế hoạch hành quân chia làm ba đạo: Toán quân 1, do Ngô Văn Sở điều khiển, đi đường biển đổ bộ vào Hải Dương. Toán quân 2, cũng đi đường biển, do Phan Văn lân chỉ huy, tiến về vùng Lạng Giang Yên Thế để chặn đường rút lui của giặc. Đạo quân thứ ba là đạo quân chánh, do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ điều khiển, đi đường bộ tiến thẳng về giải cứu kinh đô Thăng Long. Cuộc hành quân của vua Quang Trung Nguyễn Huệ mau chóng, cực kỳ thần tốc, tất cả các đồn ải quân Thanh đã chiếm dọc đường đều bị đánh tan tành. SÁT. Không có một quân thù nào chạy thoát. Cho nên khi binh đoàn Tây Sơn tiến SÁT, gần sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị và bầu đoàn lính giặc Thanh vẫn không hay biết, vẫn ung dung chè chén yến tiệc. Chúng còn hẹn nhau ăn tết Kỷ Tỵ xong, nay mai, sẽ kéo toàn lực vô Đàng Trong tiêu diệt quân Tây Sơn.
    Đêm mùng ba tết, quân Tây Sơn vây đánh đồn Hà Hồi. Quân Tàu trong đồn kháng cự không nổi phải đầu hàng. Sau khi thắng Hà Hồi, Nguyễn Huệ kéo quân sang tiêu diệt Ngọc Hồi với khí thế bừng bừng dũng mãnh. SÁT. Nơi này cách Thăng Long không xa. Trận đánh này, quân Tây Sơn tấn công chớp nhoáng. Quân địch trở tay không kịp, các tướng Tàu như Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng và hầu hết các tướng Thanh cầm quân ở Ngọc Hồi đều tử trận. SÁT. Cùng lúc đánh Ngọc Hồi, các toán khác của Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh ở Nhân Mục, Đại Áng và Khương Thượng. Mọi kháng cự của giặc vừa mất tinh thần, yếu ớt và bị dẹp tan không lâu. Tại đồn Khương Thượng, tướng Tàu Sầm Nghi Đống đành thắt cổ tự vận.
    Ngày mùng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị mới tập họp quân lính, nhưng chưa tiến quân ra khỏi kinh đô Thăng Long thì đã gặp thế lực Tây Sơn ào ào tràn vào như thác lũ. Ngày còn nhỏ, chúng ta học sử ký tới đây, thì không thể nào quên được câu « Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy về Tàu. » Đúng vậy, Tôn Sĩ Nghị lúc đó bỏ cả quân lính, bỏ cả ấn tín, vượt phao qua sông Hồng, chạy trốn về Tàu, Lê Chiêu Thống chạy theo luôn.
    Chiều mồng sáu tết, Nguyễn Huệ với áo bào sạm màu khói súng, trên lưng chiến tượng, cùng đại binh vào thành Thăng Long giữa tiếng hoan hô vang dậy của quân dân. Ông cho người chặt ngay một cành đào Nhật Tân sắc màu rực rỡ chiến thắng gởi vội về kinh đô Phú Xuân, báo tin đại phá quân Thanh cùng Bắc Cung Hoàng hậu, và cả triều thần phương Nam. Kể từ ngày xuất quân ở núi Tam Điệp 30 tết đến lúc vào thành Thăng Long ca khúc khải hoàn, cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung kéo dài có 6 ngày đêm, nhanh hơn cả dự tính.
    Trong lịch sử chống ngoại xâm của nước Việt Nam ta, chưa có cuộc hành quân kháng chiến, thần tốc, bách chiến bách thắng nào rực rỡ hơn cuộc đánh dẹp giặc Mãn Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 (theo tác giả Nguyên Đán). Sách Lê Sử Toàn Yếu chép rằng: « Khi ngài còn sống, đại quân của ngài kéo tới đâu, quân địch đều trông gió mà chạy trốn, không hề một địch quân nào dám đương đầu chống trả. »
    Chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, mùa xuân đại phá quân Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một kỳ tích vẻ vang trong lịch sử chống ngoại xâm. Ngài là một vầng hào quang rạng rỡ sáng lòa trong lịch sử, cũng là niềm tự hào bất diệt của dân tộc Việt Nam.

 

-- Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tim, mối tình đầu của Lily vừa chia tay, anh ta đã có người yêu khác. Lily đang thất tình đang đau khổ. Tim làm việc ngành tài chính ngân hàng, chàng trai có công việc tốt, đẹp trai, lịch sự đỏm dáng, luôn khéo ăn nói làm vừa lòng mọi người...
Như Ý đã trên bốn mươi, nhan sắc trung bình hay hơn trung bình một tí. Khuôn mặt trái soan, mái tóc dài, cao trên thước sáu đã níu lại được cái dáng đi hấp tấp, nhanh lẹ của cô.
Ở đất Sài Gòn, vào những đêm giao thừa xa xưa hầu như gia đình nào cũng bỏ lệ nhắc bọn trẻ đi ngủ sớm. Ở nhà tôi, trong khi mấy đứa em được tha hồ xem chương trình ti-vi đặc biệt chủ đề mừng năm mới, tôi được phụ mẹ tôi chuẩn bị mâm cúng đón giao thừa đúng 12 giờ khuya. Rồi khi mẹ tôi cùng mấy bà hàng xóm đi Lăng Ông Bà Chiểu, tôi cũng được tháp tùng.
Từ tờ mờ sáng, chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng cho cuộc đi chơi hôm nay. Mỗi người trong chúng tôi đều đeo trên vai một chiếc ba-lô nhỏ, trong đựng vài bộ quần áo đủ để thay đổi đôi ngày. Chúng tôi không quên sắp thêm chút ít thức ăn dọc đường, thêm vài ba chai “nước suối” nhỏ và ít trái cây trước khi ra khỏi nhà...
LTG: Viết chưa xong bài viết hàng tuần đã nhận tin nhà thơ Phan Xuân Sinh vừa qua đời ở Houston do bệnh tim mạch ngày 28 tháng 02 năm 2024. Thêm một người anh xứ Quảng ra đi. Cha sanh mẹ đẻ anh nguyên vẹn, nhưng chiến tranh đã lấy mất của anh một bên chân khi anh làm sĩ quan Thám báo bên bờ sông Thạch Hãn năm 1972. Anh không oán hận gì vì từ trong khói súng mịt mù của mùa hè đỏ lửa anh đã từng viết cho người lính Bắc phương, “Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu/ bày làm chi trò chơi xương máu/ để đôi bên thêm mầm mống hận thù/ ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu/ chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc…” Bây chừ thì anh đã có thể đi uống rượu thoải mái với những người anh em bên kia chiến tuyến cho thoả lòng anh không thích hận thù, tâm anh chỉ thấy anh em một nhà chém giết lẫn nhau làm đau lòng cha ông dựng nước… Chúc anh lên đường khoẻ nhẹ tâm linh sau cuộc đời nhiều uẩn khúc, thiệt thòi với chiến tranh và hoà bình trên quê hương chúng ta.
Khoảng chín giờ tối, tôi lặng lẽ rời trường đi về hướng giếng Cây Trâm như lời hướng dẫn. Đèn đường lưa thưa, nên đoạn đường tối lờ mờ không nhìn rõ mặt người. Đêm như lặng lẽ bắt đầu với vài cơn gió hanh hanh mùi rạ khô dọc ven đường...
Từ sáng sớm tinh mơ, chúng tôi đã thức dậy để chuẩn bị cho chuyến đi chơi chùa Hương hôm nay. Nhìn Thi, ở cái tuổi lăm, mười sáu trăng tròn tôi không thể không nhớ tới bài thơ “Chùa Hương”...
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi...
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.