Hôm nay,  

Mùa hè, hoa phượng và gỏi gà

14/06/202308:18:00(Xem: 2162)
Tùy bút

hoa phuong


1.

Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức n buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
    Không biết từ bao giờ, các trường học ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, trong sân trường, hoặc trước sau, các lớp học đều có trồng những cây hoa phượng, vừa để lấy bóng mát, vừa như một... chứng nhân của các cô cậu học trò, với biết bao kỷ niệm của một thời “cắp sách đến trường”, “mài đũng quần trên ghế nhà trường”, đặc biệt là với lứa tuổi chớm lớn, vừa mới dậy thì, với biết bao mơ mộng.
    Thuở ấy, miền Nam đang trong cuộc chiến tranh, sự ly biệt, chia lìa có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Nhất là mỗi khi tiếng ve bắt đầu dậy lên khúc ca “hè về, hè về” nức nở, rồi phượng hồng rực đỏ, “thắp lửa” sân trường. Ba tháng nghỉ hè, đăng đẵng chia xa, người đi về quê, tứ tán, có khi năm học tới không trở lại trường bởi bom đạn và khói lửa chiến tranh.
    Mùa hè, hoa phượng bỗng trở thành đề tài thật buồn và cũng thật lãng mạn trong văn chương và nhạc, họa. Ghi dấu một thời kỷ niệm không thể nào quên...
 
2.
Hoa phượng màu đỏ thắm, dĩ nhiên rồi. Cho dầu những năm gần đây, Đà Lạt, xứ sở ngàn hoa đã có thêm phượng tím, thậm chí phượng trắng và cả phượng vàng! Song trong ký ức mỗi người, hoa phượng vẫn luôn là màu hoa đỏ, duy nhất trên mỗi đóa hoa đỏ thắm, có một cánh hoa lấm tấm màu trắng hoặc vàng. Cánh hoa duy nhất mà lứa tuổi thơ học trò, mỗi khi hái xuống, thường ngắt ra và đưa lên miệng... nhấm nháp cánh hoa, nghe mùi vị, nhân nhẫn lẫn chát chát, chua chua thích thú và thú vị, nhưng chỉ nhấm nháp vài cánh cho vui. Không ai... dám ăn hết hoa phượng, hay một lúc nhấm nhiều cánh hoa, cho dù có lúc đói, khát, hay thiếu thốn thức ăn?
    Hoa phượng tàn, những trái phượng non, dài và dẹp bắt đầu nhú ra theo thời gian, xanh mướt mát, treo lủng lẳng trên cành, khi đã gần cuối hạ! Bọn nhóc học trò gọi đó là “kiếm phượng” và cũng thường hay hái trái làm kiếm, chơi trò chơi trận giả “đấu kiếm”, kiếm gãy, hay bị chẻ hai, sẽ tước ra, và lấy những hạt non xanh phía trong, chia nhau ăn... cho vui? Hạt có mùi hăng hắc, nhưng ngọt và bùi. Nghe “người lớn” nói, ăn nhiều có thể trị... giun, sán nhưng bị “say”? Nên cũng chẳng có đứa nào dám ăn nhiều để thử cảm giác bị say như thế nào. Trái khi già khô lại, lớp vỏ màu đen, vẫn có thể chẻ ra, lấy hạt, nấu như nấu các loại đậu, chín ăn dai dai, bùi bùi, nhưng trẻ con lúc ấy, nhất là các cô cậu “tuổi mới lớn” cũng rất ít khi ăn và không hiểu vì sao? Có lẽ sợ “say” hoa phượng, hạt phượng thì ít mà sợ... trúng độc “hoa tình” như trong truyện chưởng của Kim Dung, một loại truyện “kiếm hiệp kỳ tình” đang bán “đắt như tôm tươi” vào thời buổi bấy giờ chăng?
 
3.
Tuổi đời ngày càng thêm chồng chất, vì tự do và cuộc sống mà chân bôn tẩu khắp nơi, song kỷ niệm xưa vẫn luôn sống dậy trong tâm trí mỗi khi nghe có tiếng ve ran, hay nhìn hoa phượng nở đỏ ở đâu đó. Bất chợt một hôm trở về cố quận, buổi chiều bạn rủ ra quán ven sông đãi món “Nhộng ve lăn bột” mà... buồn quá đỗi! Bỗng thương tiếng ve, đang trỗi lên rền rã trên tàn cây si cạnh quán. Từ những ấu trùng ve, đang còn là những con nhộng, chưa mọc đủ chân, cánh, đã bị đào lên từ lòng đất, đem tẩm một lớp bột và chiên giòn, làm món nhậu “độc” cho thực khách. Sợ một ngày nào đó, tiếng ve cũng sẽ không còn, thì còn gì ý nghĩa ý vị của mùa hè như câu thơ của thi sĩ Trần Dạ Từ, mà lớp học trò chúng tôi ngày xưa còn nhớ mãi: “Lần đầu ta ghé môi hôn/ Trăm con ve nhỏ hết hồn kêu ran...”
    Rồi nhiều năm trôi qua, chỉ vừa mới đầu hè năm nay, trên các mạng xã hội và TikTok lại nóng lên với chuyện... “Gỏi gà hoa phượng” trong các cửa hàng từ bình dân đến sang trọng ở quê nhà. Nhắn tin hỏi cô bạn thân hồi nẵm, cô bạn hồn nhiên gửi cho mình một lúc vài ba tấm hình chụp những dĩa gỏi gà hoa phượng đỏ au, bắt mắt mà nhà hàng cô cũng mới vừa chế biến, cô còn... “hồ hởi” gửi luôn công thức làm một dĩa gỏi gà hoa phượng với lời nhắn: “Chuyển chị để làm cho ông anh ăn... cho đỡ nhớ quê hương nha”.
    Ngồi nhìn ảnh dĩa gỏi, lòng chợt ngổn ngang trăm mối? Nghe mắt cay, rưng rưng. Cổ họng nhân nhẫn, chát đắng mùi vị hoa phượng năm xưa... Thương và xót cho những cánh hoa phượng cũng đang bị... bóp trộn, xé tơi tả như những miếng thịt gà kia. Cái “độc lạ” của món ăn, từ suy nghĩ của con người nhiều khi cũng rất “quái lạ”? Chợt nhớ đã đọc đâu đó tác phẩm “Hoa phượng đừng đỏ nữa” của nhà văn Nhã Ca viết đâu ở nước ngoài từ những năm 1989, lại thêm bao nỗi nhớ...
    Có một thời đói đến rã ruột, vàng mắt, phải ăn độn khoai, sắn, bo bo, nhưng không ai nghĩ đến bắt nhộng ve để ăn, và cũng không ai nỡ đi vặt từng cánh hoa được mệnh danh là “Hoa học trò” để ăn. Vậy mà...

– Trn Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
Hai người đang đi chầm chậm trên lối đi hẹp bằng đất thỉnh thoảng có những con đường mòn xanh mơn mởn cắt ngang, mà cứ hai năm một lần những xe đẩy chở cỏ khô hoặc lúa mì lại ùa vào những đám hoa cúc và cỏ. Những cơn mưa gần đây đã tạo thành từng vũng ao nhỏ ở những đoạn lồi lõm; nhưng ở phần giữa đường, đầy bụi bặm và rải rác có dấu vết móng ngựa, thì khúc đường cũng khá rộng để hai người có thể sánh đôi...
Tôi là dân Bắc Kỳ 54 di cư vào miền Trung, đến một thành phố rất đẹp ven biển. Ba tôi dạy học mãi ngoài Huế, nên tôi ở lại thành phố biển với Ông Nội và hai bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông. Tôi coi Ông giống như Cha, nhưng đôi khi cũng rất buồn, cô đơn và tủi thân. Bởi vì Ông già hơn Cha nhiều và khó gần gũi. Những lúc như vậy, hầu như tôi chỉ có bé Uyên là người thân thích nhất...
Sarah, cô bạn da trắng, từng học chung với tôi chương trình về Day Care tại McEwan College nhưng lại rủ rê tôi làm việc hổng có dính dáng gì đến Day Care: chuỗi cửa hàng cà phê. Hồi đó, sau khi lấy bằng Day Care, chúng tôi mỗi người một nẻo, tôi làm trong một Day Care Center một thời gian, bỗng một hôm gặp lại Sarah, nó bảo nó đang làm manager cho một chuỗi cửa hàng cà phê, nó khoe ông chủ rất dễ thương, tốt bụng, đang cần một người làm part time rất đúng “nghề” của tôi!
Tôi không có mẹ nên tôi nghĩ nhiều về bố tôi. Nói đúng ra, nói không có mẹ là tôi nói sai, vì không có mẹ thì ai sinh ra mình. Phải nói lại cho đúng là tôi mồ côi mẹ từ lúc sơ sinh. Ý niệm về mẹ đối với tôi rất mơ hồ và cũng rất nguyên vẹn. Mẹ là gì? Chỉ là một bức hình bán thân đen trắng cỡ bằng trang vở học trò, một khuôn mặt người xưa còn rất trẻ, đôi mươi, rất gần mà cũng rất xa, mông lung là như có, rồi như không. Tấm hình ấy ở luôn bên tôi từ lúc tôi có trí nhớ. Đến bây giờ vẫn hiện diện đó...
Anh Bông thức giấc thấy vợ đã đứng bên giường. Ánh sáng từ bên ngoài lùa qua khe cửa sổ rực rỡ làm anh giật bắn người, theo phản ứng tự nhiên anh vụt ngồi nhỏm dậy, tung mền nhảy xuống đất...
Dòng đời lặng lẽ trôi không một phút ngừng nghỉ, người sanh diệt đến đi cứ như áng mây trời, thoạt có thoạt không. Cái hình hài nhân dáng này coi vậy chứ vô thường lắm, có đấy mất đấy không hẹn kỳ hạn định. Cuộc trăm năm ngỡ dài nhưng thật sự chẳng mấy chốc, ấy là chưa nói đến những bất ngờ không biết trước được. Người đến thế gian này vì ân oán, vì duyên nợ mà gặp nhau để làm cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè... những mối ân tình sâu đậm ràng buộc chúng ta với nhau...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.